Góp ý của Cty SHTT Đại Việt
Một số ý kiến về dự thảo luật sở hữu trí tuệ
Trước hết dự thảo luật Sở hữu trí tuệ ra đời là một bước tiến lớn so với các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trước đây. Dự thảo đã thể hiện sự cố gắng và thành công của ban soạn thảo trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Một trong những cố gắng rõ nét của ban soạn thảo là đã đặt dự luật vào trong bối cảnh của sự thống nhất với bộ luật dân sự là luật gốc với sự tồn tại của các luật chuyên ngành khác, đây là điều mà không phải lúc nào trong quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta cũng được quan tâm chú ý một cách đúng mức.
Một thành công khác của dự thảo luật sở hữu trí tuệ là đã khắc phục được tình trạng quy định một cách chung chung, mang tính nguyên tắc dân sự của các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trước đây.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi thấy còn có một số vấn đề cần được cân nhắc thêm để Dự luật hoàn chỉnh hơn. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin được nêu ra một số nội dung nhỏ như sau:
1. Về vấn đề xâm phạm quyền tác giả
Hiện nay nạn xâm phạm quyền tác giả đã và đang lan rộng trên thới giới, ngày càng tinh vi hơn với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại đặc biệt với nghệ kỹ thuật số, internet xâm phạm bản quyền tác giả ngày càng có điều kiện phát triển hơn và gây ra nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Chính vì vậy khi xây dựng các quy định về các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả cần hết sức cẩn trọng. Mặc dù trong dự thảo đã quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên để các quy định này được áp dụng trên thực tiền cần chú ý rhêm các vấn đề sau:
Thứ nhất: tại điều 29 của dự thảo mới chỉ liệt kê các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là xâm phạm quyền tác giả lại chưa có một điều khoản nào quy định. Hoặc để cấu thành một hành vi xâm phạm quyền tác giả cần hội dủ những dấu hiệu nào. Về thực chất, xác định được hành vi xâm phạm quyền tác giả tức là về cơ bản giải quyết được vụ việc về quyền tác giả. Với ý nghĩa quan trọng của khái niệm xâm phạm quyền tác giả như vậy, rheo quan điểm của chúng tôi cần bổ sung quy định về khái niệm xâm phạm quyền tác giả như sau: "Xâm phạm quyền tác giả được hiểu là hành vi vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả mà chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ và không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả" Ngoài việc bổ sung trên cũng cần quy định các nguyên tắc xác định hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả.
Thứ hai: Nhìn chung điều 29 của dự thảo đã quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm đến quyền tác giả rất đa dạng và phong phú, dù là vô tình hay hữu ý đều có thể gây tác hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả. Bởi vậy, theo quan điểm của chúng tôi việc quy định như vậy chưa phản ánh hết đến các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ví dụ như những hành vi vi phạm quyền tác giả của người thứ ba thông qua việc kinh doanh các tác phẩm, mặc dù biết rõ tác phẩm đó là bản sao trái pháp luật. Như vậy, có thể coi đây là một trong những hành vi vi phạm gián tiếp quyền tác giả. Khi nghiên cứu Luật bản quyền các nước ví dụ như Luật bản quyền của Anh hoặc Thái Lan chúng tôi thấy rằng họ thường chia hành vi vi phạm thành hai loại: Vi phạm trực tiếp là việc sao chép lần đầu và vi phạm gián tiếp có nghĩa là kinh doanh hàng hoá vi phạm. Do vậy nên chăng chúng tôi cũng quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả như vậy.
2. Về Điều 299: Nhãn hiệu
Trong điều luật này bao gồm 04 khoản, trong đó khoản 1 nêu lên khái niệm về nhãn hiệu, khoản 2 và khoản 3 nêu khái niệm về “nhãn hiệu tập thể” và “nhãn hiệu chứng nhận” và khoản 4 quy định các dấu hiệu cơ bản có thể được sử dụng làm nhãn hiệu.
Nhìn chung, trong điều khoản này khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá đã được quy định khá tương đồng với quy định của pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại khoản 2 và khoản 3 đã nêu lên khái niệm về nhẫn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, với tư cách là các loại nhãn hiệu. Vậy tại sao trong điều luật này không quy định về “nhãn hiệu liên kết” và “nhãn hiệu nổi tiếng” đó là những khái niệm đã có trong Nghị Định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và Nghị Định 06/CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị Định 63/CP.
Tại khoản 4 đã nêu ra các dấu hiệu có thể được bảo hộ như là nhãn hiệu hàng hoá. Theo đây thì phạm vi dấu hiệu được bảo hộ đã được mở rộng so với trước đây (trước đây chỉ giới hạn ở “từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc”. Tuy nhiên, đứng về phương diện từ ngữ thì cần phải làm rõ sự khác biệt giữa khái niệm “ hình ảnh” và “hình vẽ”, bởi lẽ hình vẽ cũng có thể được coi là hình ảnh.
Hơn nữa, cần xem xét đến vị trí của các khoản trong điều luật này, theo chúng tôi nghĩ thì khoản 4 nên nằm ở khoản 2 bởi vì nó có mối quan hệ trực tiếp với khoản 1 (xét về nghĩa).
Ngoài ra, ở khoản 4 chưa loại trừ được những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu tại Điều 314. Vì vậy, theo chúng tôi khoản 4 cần được bổ sung thêm cụm từ “…trừ các dấu hiệu quy định tại điều 314”.
Về Điều 321: Danh mục, sản phẩm, dịch vụ
Qua Điều 299 có thể nhận thấy phạm vi các chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được mở rộng. Nếu như trước đây trong Điều 785 của Bộ luật dân sự mới chỉ quy định là “…của các cơ sở sản xuất, kinh doanh…” thì trong điều 299 đã quy định mở rộng hơn bao gồm “…của cá nhân, tổ chức kinh doanh”. Và danh mục sản phẩm dịch vụ nêu trong đơn trước đây bắt buộc phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh nêu trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng ở Điều 321 không thấy quy định điều đó. ở đây, chúng ta cần hiểu như thế nào về quy định này. Có thể hiểu theo nghĩa là nếu không có quy định thì không bắt buộc phải phù hợp hay không? Và các chủ thể kể tổ chức kinh doanh đều có quyền xin bảo hộ đối với cả sản phẩm, dịch vụ không có trong đăng ký kinh doanh hay không? Theo chúng tôi, trong Điều 321 nên quy định rõ về vấn đề này.
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của chúng tôi về dự thảo luật sở hữu trí tuệ. Rất mong ban soạn thảo nghiên cứu để dự thảo được hoàn thiện hơn.
LS. Nguyễn Hồng Chung
Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư
& đại diện sở hữu trí tuệ Đại Việt
Trước hết dự thảo luật Sở hữu trí tuệ ra đời là một bước tiến lớn so với các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trước đây. Dự thảo đã thể hiện sự cố gắng và thành công của ban soạn thảo trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Một trong những cố gắng rõ nét của ban soạn thảo là đã đặt dự luật vào trong bối cảnh của sự thống nhất với bộ luật dân sự là luật gốc với sự tồn tại của các luật chuyên ngành khác, đây là điều mà không phải lúc nào trong quá trình xây dựng pháp luật ở nước ta cũng được quan tâm chú ý một cách đúng mức.
Một thành công khác của dự thảo luật sở hữu trí tuệ là đã khắc phục được tình trạng quy định một cách chung chung, mang tính nguyên tắc dân sự của các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ trước đây.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu chúng tôi thấy còn có một số vấn đề cần được cân nhắc thêm để Dự luật hoàn chỉnh hơn. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin được nêu ra một số nội dung nhỏ như sau:
1. Về vấn đề xâm phạm quyền tác giả
Hiện nay nạn xâm phạm quyền tác giả đã và đang lan rộng trên thới giới, ngày càng tinh vi hơn với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật công nghệ hiện đại đặc biệt với nghệ kỹ thuật số, internet xâm phạm bản quyền tác giả ngày càng có điều kiện phát triển hơn và gây ra nhiều khó khăn về mặt pháp lý. Chính vì vậy khi xây dựng các quy định về các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả cần hết sức cẩn trọng. Mặc dù trong dự thảo đã quy định về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên để các quy định này được áp dụng trên thực tiền cần chú ý rhêm các vấn đề sau:
Thứ nhất: tại điều 29 của dự thảo mới chỉ liệt kê các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, việc hiểu như thế nào là xâm phạm quyền tác giả lại chưa có một điều khoản nào quy định. Hoặc để cấu thành một hành vi xâm phạm quyền tác giả cần hội dủ những dấu hiệu nào. Về thực chất, xác định được hành vi xâm phạm quyền tác giả tức là về cơ bản giải quyết được vụ việc về quyền tác giả. Với ý nghĩa quan trọng của khái niệm xâm phạm quyền tác giả như vậy, rheo quan điểm của chúng tôi cần bổ sung quy định về khái niệm xâm phạm quyền tác giả như sau: "Xâm phạm quyền tác giả được hiểu là hành vi vi phạm bất kỳ một quyền nào thuộc quyền tác giả mà chủ sở hữu quyền tác giả được pháp luật bảo hộ và không có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả" Ngoài việc bổ sung trên cũng cần quy định các nguyên tắc xác định hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả.
Thứ hai: Nhìn chung điều 29 của dự thảo đã quy định cụ thể về hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm đến quyền tác giả rất đa dạng và phong phú, dù là vô tình hay hữu ý đều có thể gây tác hại đến quyền và lợi ích của chủ sở hữu quyền tác giả. Bởi vậy, theo quan điểm của chúng tôi việc quy định như vậy chưa phản ánh hết đến các hành vi xâm phạm quyền tác giả. Ví dụ như những hành vi vi phạm quyền tác giả của người thứ ba thông qua việc kinh doanh các tác phẩm, mặc dù biết rõ tác phẩm đó là bản sao trái pháp luật. Như vậy, có thể coi đây là một trong những hành vi vi phạm gián tiếp quyền tác giả. Khi nghiên cứu Luật bản quyền các nước ví dụ như Luật bản quyền của Anh hoặc Thái Lan chúng tôi thấy rằng họ thường chia hành vi vi phạm thành hai loại: Vi phạm trực tiếp là việc sao chép lần đầu và vi phạm gián tiếp có nghĩa là kinh doanh hàng hoá vi phạm. Do vậy nên chăng chúng tôi cũng quy định cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả như vậy.
2. Về Điều 299: Nhãn hiệu
Trong điều luật này bao gồm 04 khoản, trong đó khoản 1 nêu lên khái niệm về nhãn hiệu, khoản 2 và khoản 3 nêu khái niệm về “nhãn hiệu tập thể” và “nhãn hiệu chứng nhận” và khoản 4 quy định các dấu hiệu cơ bản có thể được sử dụng làm nhãn hiệu.
Nhìn chung, trong điều khoản này khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá đã được quy định khá tương đồng với quy định của pháp luật các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tại khoản 2 và khoản 3 đã nêu lên khái niệm về nhẫn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận, với tư cách là các loại nhãn hiệu. Vậy tại sao trong điều luật này không quy định về “nhãn hiệu liên kết” và “nhãn hiệu nổi tiếng” đó là những khái niệm đã có trong Nghị Định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính Phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và Nghị Định 06/CP ngày 01 tháng 02 năm 2001 của Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị Định 63/CP.
Tại khoản 4 đã nêu ra các dấu hiệu có thể được bảo hộ như là nhãn hiệu hàng hoá. Theo đây thì phạm vi dấu hiệu được bảo hộ đã được mở rộng so với trước đây (trước đây chỉ giới hạn ở “từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc”. Tuy nhiên, đứng về phương diện từ ngữ thì cần phải làm rõ sự khác biệt giữa khái niệm “ hình ảnh” và “hình vẽ”, bởi lẽ hình vẽ cũng có thể được coi là hình ảnh.
Hơn nữa, cần xem xét đến vị trí của các khoản trong điều luật này, theo chúng tôi nghĩ thì khoản 4 nên nằm ở khoản 2 bởi vì nó có mối quan hệ trực tiếp với khoản 1 (xét về nghĩa).
Ngoài ra, ở khoản 4 chưa loại trừ được những dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa là nhãn hiệu tại Điều 314. Vì vậy, theo chúng tôi khoản 4 cần được bổ sung thêm cụm từ “…trừ các dấu hiệu quy định tại điều 314”.
Về Điều 321: Danh mục, sản phẩm, dịch vụ
Qua Điều 299 có thể nhận thấy phạm vi các chủ thể có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được mở rộng. Nếu như trước đây trong Điều 785 của Bộ luật dân sự mới chỉ quy định là “…của các cơ sở sản xuất, kinh doanh…” thì trong điều 299 đã quy định mở rộng hơn bao gồm “…của cá nhân, tổ chức kinh doanh”. Và danh mục sản phẩm dịch vụ nêu trong đơn trước đây bắt buộc phải phù hợp hoặc cùng loại với sản phẩm dịch vụ được phép kinh doanh nêu trong giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng ở Điều 321 không thấy quy định điều đó. ở đây, chúng ta cần hiểu như thế nào về quy định này. Có thể hiểu theo nghĩa là nếu không có quy định thì không bắt buộc phải phù hợp hay không? Và các chủ thể kể tổ chức kinh doanh đều có quyền xin bảo hộ đối với cả sản phẩm, dịch vụ không có trong đăng ký kinh doanh hay không? Theo chúng tôi, trong Điều 321 nên quy định rõ về vấn đề này.
Trên đây là một vài ý kiến đóng góp của chúng tôi về dự thảo luật sở hữu trí tuệ. Rất mong ban soạn thảo nghiên cứu để dự thảo được hoàn thiện hơn.
LS. Nguyễn Hồng Chung
Giám đốc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư
& đại diện sở hữu trí tuệ Đại Việt