Luật Shữu trí tuệ phải cân bằng lợi ích cá nhân, công chúng
Luật Sở hữu trí tuệ phải cân bằng lợi ích cá nhân, công chúng
Theo VnExpress
Dự án Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được xây dựng trên các nguyên tắc, quan điểm: Bảo đảm được lợi ích quốc gia; tương thích với luật pháp quốc tế; bảo đảm được lợi ích của công chúng - người tiêu dùng; bảo đảm cân bằng lợi ích giữa cá nhân (chủ sở hữu) với công chúng (xã hội).
Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật, thành viên Ban soạn thảo dự luật cho biết như vậy sáng qua, tại Hội thảo về Luật sở hữu trí tuệ, Phần quyền tác giả và quyền liên quan do Ban soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức.
Hơn 50 đại diện các nhà xuất bản, người sáng tác, luật sư tham gia hội thảo đã sôi nổi tranh luận, đóng góp ý kiến xây dựng dự án trên nhiều góc độ: cách sử dụng các thuật ngữ, cách đặt tên chương, cú pháp và khía cạnh hợp lý của các điều luật ứng với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Phần Quyền tác giả và quyền liên quan của dự thảo Luật sở hữu trí tuệ được bàn luận nhiều nhất. Có ý kiến cho rằng, dự luật Sở hữu trí tuệ hiện nay còn nhiều bất cập và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, như chưa hoàn toàn tương thích với Công ước Berne. Chẳng hạn, khoản a mục 1 Điều 22 của dự luật quy định: "Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác bao gồm: Tự sao chép 1 bản để sử dụng cho cá nhân nhưng không phải là toàn bộ hoặc phần trọng yếu của tác phẩm...". Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng sao chép một ấn bản hay một sản phẩm văn hoá nào đó để sử dụng cho cá nhân tràn lan, và khi đã sao chép không ai lại không sao chép toàn bộ và phần trọng yếu của tác phẩm. Theo một vài đại biểu, khoản này của điều luật phải được xem xét kỹ hơn và có thể quy định thêm tỷ lệ phần trăm giới hạn nội dung sao chép đối với người sử dụng.
Mục 1, Điều 23 của dự luật đã gây ra nhiều tranh luận: "Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm việc sử dụng bài hát, bản nhạc, bài thơ để phát thanh, truyền hình, biểu diễn tại nhà hàng khách sạn hoặc để kinh doanh dịch vụ karaoke...". Theo nhiều đại biểu, điều luật này chưa chặt chẽ. Riêng luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn cho rằng điều luật này không tương thích với Công ước Berne. Bởi theo đó, những bài hát, bản nhạc, bài thơ được khai thác phục vụ với mục đích kinh doanh thì tổ chức hay cá nhân sử dụng phải trả tiền nhuận bút thù lao.
Dự án này đã được trình Chính phủ hồi tháng 3, lấy ý kiến đại biểu quốc hội cuối tháng 5 và đang tiếp tục thảo luận trước khi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới.
Ông Vũ Mạnh Chu cho biết, ngày 25/6, một hội thảo với nội dung tương tự sẽ được tổ chức tại Nha Trang với sự tham gia của 64 Hội văn nghệ và các sở VH-TT trên cả nước. Ban soạn thảo sẵn sàng đón nhận tất cả những ý kiến đóng góp thẳng thắn để hướng đến xây dựng dự án Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chặt chẽ, khoa học thúc đẩy tiến trình hội nhập mạnh mẽ của đất nước trên trường quốc tế.
Theo VnExpress
Dự án Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam được xây dựng trên các nguyên tắc, quan điểm: Bảo đảm được lợi ích quốc gia; tương thích với luật pháp quốc tế; bảo đảm được lợi ích của công chúng - người tiêu dùng; bảo đảm cân bằng lợi ích giữa cá nhân (chủ sở hữu) với công chúng (xã hội).
Ông Vũ Mạnh Chu, Cục trưởng Cục bản quyền tác giả văn học - nghệ thuật, thành viên Ban soạn thảo dự luật cho biết như vậy sáng qua, tại Hội thảo về Luật sở hữu trí tuệ, Phần quyền tác giả và quyền liên quan do Ban soạn thảo Luật Sở hữu trí tuệ, Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Bộ Văn hoá - Thông tin tổ chức.
Hơn 50 đại diện các nhà xuất bản, người sáng tác, luật sư tham gia hội thảo đã sôi nổi tranh luận, đóng góp ý kiến xây dựng dự án trên nhiều góc độ: cách sử dụng các thuật ngữ, cách đặt tên chương, cú pháp và khía cạnh hợp lý của các điều luật ứng với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.
Phần Quyền tác giả và quyền liên quan của dự thảo Luật sở hữu trí tuệ được bàn luận nhiều nhất. Có ý kiến cho rằng, dự luật Sở hữu trí tuệ hiện nay còn nhiều bất cập và có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn, như chưa hoàn toàn tương thích với Công ước Berne. Chẳng hạn, khoản a mục 1 Điều 22 của dự luật quy định: "Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác bao gồm: Tự sao chép 1 bản để sử dụng cho cá nhân nhưng không phải là toàn bộ hoặc phần trọng yếu của tác phẩm...". Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hiện tượng sao chép một ấn bản hay một sản phẩm văn hoá nào đó để sử dụng cho cá nhân tràn lan, và khi đã sao chép không ai lại không sao chép toàn bộ và phần trọng yếu của tác phẩm. Theo một vài đại biểu, khoản này của điều luật phải được xem xét kỹ hơn và có thể quy định thêm tỷ lệ phần trăm giới hạn nội dung sao chép đối với người sử dụng.
Mục 1, Điều 23 của dự luật đã gây ra nhiều tranh luận: "Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao gồm việc sử dụng bài hát, bản nhạc, bài thơ để phát thanh, truyền hình, biểu diễn tại nhà hàng khách sạn hoặc để kinh doanh dịch vụ karaoke...". Theo nhiều đại biểu, điều luật này chưa chặt chẽ. Riêng luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn cho rằng điều luật này không tương thích với Công ước Berne. Bởi theo đó, những bài hát, bản nhạc, bài thơ được khai thác phục vụ với mục đích kinh doanh thì tổ chức hay cá nhân sử dụng phải trả tiền nhuận bút thù lao.
Dự án này đã được trình Chính phủ hồi tháng 3, lấy ý kiến đại biểu quốc hội cuối tháng 5 và đang tiếp tục thảo luận trước khi được thông qua tại kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới.
Ông Vũ Mạnh Chu cho biết, ngày 25/6, một hội thảo với nội dung tương tự sẽ được tổ chức tại Nha Trang với sự tham gia của 64 Hội văn nghệ và các sở VH-TT trên cả nước. Ban soạn thảo sẵn sàng đón nhận tất cả những ý kiến đóng góp thẳng thắn để hướng đến xây dựng dự án Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chặt chẽ, khoa học thúc đẩy tiến trình hội nhập mạnh mẽ của đất nước trên trường quốc tế.