Góp ý về một số vấn đề khác liên quan
3.5 Quyền đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn cũng áp dụng cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Điều 203).
3.6 Quyền đối với giống cây trồng
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn, ngày ưu tiên và cấp văn bằng độc quyền cũng áp dụng cho giống cây trồng (Điều 240.1.a, 242 và 276).
- Điều 251, câu "không thuộc danh mục" nên sửa thành "thuộc danh mục" cho bảo đảm tính logic.
- Hạn chế quyền đối với giống cây trồng (Điều 282.3.d) nên định nghĩa thêm: vật liệu giống cây trồng bao gồm cả vật liệu tạo nên giống cây trồng được bảo hộ. Thí dụ nếu một công ty sinh học phát triển lai tạo gạo Tám Thơm với gạo Jasmine của Ấn Độ để tạo ra giống gạo A được cấp văn bằng bảo hộ, thì việc người khác sử dụng gạo Tám Thơm hay gạo Jasmine để tạo bất kỳ loại gạo nào khác không được coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Qui định này là cần thiết vì Nhà nước Việt Nam chỉ có thể qui định gạo Tám Thơm thuộc danh mục giống cây trồng được Nhà nước bảo hộ chứ không thể qui định gạo Jasmine cũng thuộc danh mục như vậy. Điều này không phụ thuộc vào việc giống gạo A có được đưa ra thị trường từ trước hay không. Đây là vấn đề được tranh cãi rất nhiều tại vòng đàm phán Doha của WTO (bảo hộ các giống cây trồng truyền thống). Những góp ý tương tự cũng được đưa ra cho Điều 283.
3.7 Quyền đối với nhãn hiệu
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn, ngày ưu tiên và cấp văn bằng độc quyền cũng áp dụng cho nhãn hiệu (Điều 303, 305, 339).
- Quyền nộp đơn (Điều 303.1) chưa rõ có bao gồm việc các siêu thị được quyền gắn nhãn hiệu lên sản phẩm mà mình bán hay không. Công ty quản lý siêu thị không sản xuất hàng hoá, cũng không cung cấp dịch vụ (dịch vụ được hiểu là thực hiện một công việc để lấy thù lao) thì làm sao có quyền nộp đơn và sử dụng trên sản phẩm mà mình bán? Nên bổ sung vàp cuối Khoản 1 "hoặc hàng hoá do mình bán (đối với hệ thống siêu thị)."
- Nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 317) nên qui định rõ là nhãn hiệu nổi tiếng tại đâu. Thí dụ, bia Budweiser của Hoa Kỳ là nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, song tại Việt Nam lại không được nhiều người biết. Bia Saigon là nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, song lại ít được biết ở nước ngoài. Nên bổ sung vào nơi thích hợp "nổi tiếng tại Việt Nam". Nếu qui định nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài cũng là nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ rất khó xác định bao nhiêu nước thì được coi là nổi tiếng.
3.8 Quyền đối với tên thương mại
- Khái niệm tên thương mại (Điều 355.1 và 356.1): hai điều khoản này có vẻ mâu thuẫn nhau. Điều 355.1 nói về tên gọi của doanh nghiệp (thí dụ Nhà máy Bia Việt Nam), trong khi Điều 356.1 nói về sản phẩm của doanh nghiệp đó (thí dụ BIVINA, TIGER, HEINEKEN). Như vậy bảo hộ tên gọi của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm hay vào tên gọi? Để rõ hơn, xét hai tên thương mại "Phở 2000" và "Phở Hoà", sản phẩm của hai cơ sở này có phân biệt được với nhau không (nếu chỉ căn cứ vào tô phở chứ không phải biển hiệu hay địa chỉ)? Nếu không, thì hai tên gọi đó có được bảo hộ dưới dạng tên thương mại không? Nên chăng qui định tên thương mại là tên của chủ thể sản xuất kinh doanh, và điều kiện bảo hộ là tên gọi đó có uy tín đối với người tiêu dùng, còn khả năng phân biệt là phân biệt của tên gọi chứ không phải phân biệt của sản phẩm.
3.9 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Quyền nộp đơn (Điều 361.1) qui định này không nêu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu quá nhiều người nộp đơn đăng ký cho cùng một chỉ dẫn địa lý. Sau đó, nếu không có việc quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ dẫn đến tình trạng của chung không ai lo, và cuối cùng chỉ dẫn địa lý không có giá trị thực tế. Điều này đã xảy ra đối với chỉ dẫn địa lý (tên gọi xuất xứ hàng hoá) Nước mắm Phú Quốc. Nên qui định chỉ một tổ chức được đăng ký, đó là tổ chức tập thể đại diện cho các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp tổ chức tập thể đó chưa ra đời thì cơ quan quản lý hành chính địa phương (UBND) nơi có chỉ dẫn địa lý sẽ nộp đơn và phải chuyển quyền nộp đơn/quyền quản lý chỉ dẫn địa lý lại cho tổ chức tập thể khi tổ chức được thực hiện.
- Điều 370 không nêu rõ tại sao bản mô tả (Điều 302, áp dụng cho sáng chế) lại liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Không nên dẫn chiếu đến Điều 302, mà Điều 377.3.
- Đơn đăng ký (Điều 377) nên bổ sung "qui chế sử dụng chỉ dẫn địa lý" do tổ chức tập thể đại diện đăng ký ban hành. Điều này được qui định tại luật về chỉ dẫn địa lý tại Pháp, nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này, phân định trách nhiệm, chi phí đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Tổ chức quản lý tập thể (Điều 391) nên bổ sung thêm trong trường hợp chưa có tổ chức quản lý tập thể (do chưa có cơ chế thành lập hay chưa có sáng kiến thành lập) thì UBND cấp tỉnh tạm thời thay mặt các chủ thể quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý (Điều 392) nên bổ sung là "chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ" ở cuối câu 1. Điều này không thừa. Có trường hợp một nhà sản xuất bình tắm nước nóng của Việt Nam ghi nhãn hiệu của mình là APPOLO - ITALIA và bị coi là xâm phạm chỉ dẫn địa lý Italia (nơi có các sản phẩm nhà tắm nổi tiếng). Tuy nhiên chỉ dẫn địa lý Italia chưa bao giờ được bảo hộ tại Việt Nam, vì thế việc coi nhãn hiệu APPOLO - ITALIA (đã đăng ký tại Cục SHTT) là hành vi xâm phạm là chưa đủ cơ sở, nếu điều này không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (sản phẩm đã ghi rõ: sản xuất tại Việt Nam).
3.10 Quyền đối với bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
- Định nghĩa bí mật kinh doanh (Điều 395): câu cuối Điều 395 nên đánh số © vì đó là một yếu tố độc lập. Ngoài ra, nên bổ sung vào câu này "… đối với người thứ ba." Vì nhiều thông tin mật cũng đã được nhiều người biết thông qua hợp đồng bảo mật (chuyển giao bí mật kinh doanh) hay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp. Ngoài ra, cần qui định rõ rằng nếu vì bất cứ lý do gì mà bí mật kinh doanh bị bộc lộ cho công chúng, thì quyền đối với bí mật kinh doanh sẽ chấm dứt. Điều này cũng qui định ở luật về bí mật kinh doanh của Anh và Mỹ.
- Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh (Điều 400.2): việc chấm dứt hành vi xâm phạm không có hiệu quả trên thực tế. Thông thường, một khi thông tin bí mật đã bị xâm phạm (bị tiết lộ ra công chúng) thì không có cách nào thu hồi được thông tin đó nữa, và quyền đối với bí mật cũng chấm dứt (theo Điều 398). Như vậy người xâm phạm phải bồi thường cho chủ sở hữu bí mật, song đồng thời chủ sở hữu mất quyền cấm người thứ ba sử dụng (vì thông tin đó không còn là bí mật nữa). Các qui định như vậy nên được nêu rõ để chủ sở hữu bí mật kinh doanh lường trước rủi ro. Để tránh rủi ro, họ có thể xin đăng ký bảo hộ thông tin đó dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích để được bảo hộ tuyệt đối.
- Nghĩa vụ bảo mật của cơ quan Nhà nước (Điều 404.2) chỉ nên áp dụng khi người nộp đơn xin cấp phép biết đến bí mật của người khác thông qua cơ quan Nhà nước. Nếu người xin cấp phép do độc lập nghiên cứu mà đi đến cùng kết quả thì không thể từ chối quyền nộp đơn của họ. Điều này cũng nhất quán với Điều 405.1.
- Yêu cầu xử lý cạnh tranh không lành mạnh (Điều 407) cần qui định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, thí dụ: toà án hay Cục Sở hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan còn lúng túng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh.
- Nghĩa vụ chứng minh cạnh tranh không lành mạnh (Điều 408) không qui định rõ người yêu cầu xử lý phải chứng minh cái gì. Thí dụ, thế nào là "uy tín", thế nào là "gây nhầm lẫn", thế nào là "hướng dẫn thương mại", khi nào thì việc chứng minh được coi là đủ. Thiếu các qui định đó Toà án rất khó phán quyết về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.11 Quyền đối với sáng kiến
- Các qui định về sáng kiến nên bỏ, vì không có cơ chế kiểm soát, thực thi. Không ai biết được hiện nay sáng kiến của mình đang có ai sử dụng, hoặc đã có ai tìm ra từ trước chưa, tra cứu ở đâu, thế nào là mới, nếu sáng kiến bị xâm phạm hay bị chuyển giao ra ngoài cơ quan, tổ chức thì giải quyết như thế nào v.v. Nên thống nhất qui định mức thấp nhất được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật là giải pháp hữu ích, do Cục Sở hữu Trí tuệ thống nhất quản lý.
3.12 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
- Nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ (Điều 439.2.b): việc nộp một khoản bảo đảm trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không khả thi, vì thực tế không ai biết được mức độ thiệt hại sẽ là bao nhiêu khi chưa thu giữ hàng hoá và tiến hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chỉ cần qui định rằng bên yêu cầu cam kết (bằng văn bản) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về yêu cầu của mình, và qui định trong thời hạn 2 ngày kể từ khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu bên yêu cầu áp dụng không đưa ra biện pháp bảo đảm bằng tài sản thì biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ bị hủy bỏ. Các kiến nghị này cũng áp dụng cho thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới (Điều 450.2).
Tương tự, tại mục 439.2.d, không ai có thể "bảo đảm rằng mình biết chắc chắn rằng chứng cứ thuộc sự kiểm soát của người xâm phạm" (vì người xâm phạm có thể tẩu tán chứng cứ bất cứ lúc nào). Chỉ cần qui định "khi có cơ sở để chứng minh rằng chứng cứ thuộc sự kiểm soát …" là đủ.
- Quyền được thông báo bằng văn bản (Điều 441) nên có ngoại lệ, đó là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp trước khi biện pháp đó được thi hành, vì nếu không người bị kiện có thể sẽ tẩu tán tài sản, khiến cho biện pháp khẩn cấp không có hiệu quả.
- Mức bồi thường thiệt hại ấn định (Điều 445.2.a) trong thời điểm hiện nay trong một số trường hợp là quá thấp (200 triệu đồng, tương đương 15.000 USD). Nên qui định theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu bị giảm sút của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian bị xâm phạm. Thí dụ trong vòng 2 năm kể từ khi có hành vi xâm phạm, doanh thu của chủ sở hữu trí tuệ đã giảm 10 tỉ đồng, thì mức thiệt hại có thể tạm tính tối đa là 20% doanh thu, tức là 2 tỉ đồng.
- Ngoài ra, nên qui định về trưng cầu giám định và ý kiến chuyên gia trong việc xử lý hành vi xâm phạm. Thông thường Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan cấp bằng, thì trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ có thể là người bị coi là không vô tư, khách quan khi thực hiện giám định. Vì thế chức năng giám định có thể được giao cho cơ quan khác như Hiệp hội Sở hữu trí tuệ hay các Sở Khoa học Công nghệ các cấp. Tuy nhiên thực tế là hiện nay không có cơ quan nào có trình độ chuyên môn cao hơn Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy ai là người có thể được cho ý kiến chuyên gia hay trưng cầu giám định là điều cần phải ghi rõ. Theo tôi, nên cho phép Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến chuyên gia hay giám định nếu không có bên nào phản đối.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp về Luật Sở hữu trí tuệ, rất mong các cơ quan soạn thảo và ban hành Luật quan tâm xem xét. Mục đích của các ý kiến này là nhằm làm cho quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách thống nhất, đồng bộ, không bị chồng chéo, bù đắp được các lỗ hổng pháp luật và có hiệu quả về mặt chi phí - lợi ích.
TS. Lê Nết
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn cũng áp dụng cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (Điều 203).
3.6 Quyền đối với giống cây trồng
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn, ngày ưu tiên và cấp văn bằng độc quyền cũng áp dụng cho giống cây trồng (Điều 240.1.a, 242 và 276).
- Điều 251, câu "không thuộc danh mục" nên sửa thành "thuộc danh mục" cho bảo đảm tính logic.
- Hạn chế quyền đối với giống cây trồng (Điều 282.3.d) nên định nghĩa thêm: vật liệu giống cây trồng bao gồm cả vật liệu tạo nên giống cây trồng được bảo hộ. Thí dụ nếu một công ty sinh học phát triển lai tạo gạo Tám Thơm với gạo Jasmine của Ấn Độ để tạo ra giống gạo A được cấp văn bằng bảo hộ, thì việc người khác sử dụng gạo Tám Thơm hay gạo Jasmine để tạo bất kỳ loại gạo nào khác không được coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng. Qui định này là cần thiết vì Nhà nước Việt Nam chỉ có thể qui định gạo Tám Thơm thuộc danh mục giống cây trồng được Nhà nước bảo hộ chứ không thể qui định gạo Jasmine cũng thuộc danh mục như vậy. Điều này không phụ thuộc vào việc giống gạo A có được đưa ra thị trường từ trước hay không. Đây là vấn đề được tranh cãi rất nhiều tại vòng đàm phán Doha của WTO (bảo hộ các giống cây trồng truyền thống). Những góp ý tương tự cũng được đưa ra cho Điều 283.
3.7 Quyền đối với nhãn hiệu
- Các góp ý đối với sáng chế ở mục 3.2 về quyền nộp đơn, ngày ưu tiên và cấp văn bằng độc quyền cũng áp dụng cho nhãn hiệu (Điều 303, 305, 339).
- Quyền nộp đơn (Điều 303.1) chưa rõ có bao gồm việc các siêu thị được quyền gắn nhãn hiệu lên sản phẩm mà mình bán hay không. Công ty quản lý siêu thị không sản xuất hàng hoá, cũng không cung cấp dịch vụ (dịch vụ được hiểu là thực hiện một công việc để lấy thù lao) thì làm sao có quyền nộp đơn và sử dụng trên sản phẩm mà mình bán? Nên bổ sung vàp cuối Khoản 1 "hoặc hàng hoá do mình bán (đối với hệ thống siêu thị)."
- Nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 317) nên qui định rõ là nhãn hiệu nổi tiếng tại đâu. Thí dụ, bia Budweiser của Hoa Kỳ là nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, song tại Việt Nam lại không được nhiều người biết. Bia Saigon là nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, song lại ít được biết ở nước ngoài. Nên bổ sung vào nơi thích hợp "nổi tiếng tại Việt Nam". Nếu qui định nhãn hiệu nổi tiếng ở nước ngoài cũng là nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ rất khó xác định bao nhiêu nước thì được coi là nổi tiếng.
3.8 Quyền đối với tên thương mại
- Khái niệm tên thương mại (Điều 355.1 và 356.1): hai điều khoản này có vẻ mâu thuẫn nhau. Điều 355.1 nói về tên gọi của doanh nghiệp (thí dụ Nhà máy Bia Việt Nam), trong khi Điều 356.1 nói về sản phẩm của doanh nghiệp đó (thí dụ BIVINA, TIGER, HEINEKEN). Như vậy bảo hộ tên gọi của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm hay vào tên gọi? Để rõ hơn, xét hai tên thương mại "Phở 2000" và "Phở Hoà", sản phẩm của hai cơ sở này có phân biệt được với nhau không (nếu chỉ căn cứ vào tô phở chứ không phải biển hiệu hay địa chỉ)? Nếu không, thì hai tên gọi đó có được bảo hộ dưới dạng tên thương mại không? Nên chăng qui định tên thương mại là tên của chủ thể sản xuất kinh doanh, và điều kiện bảo hộ là tên gọi đó có uy tín đối với người tiêu dùng, còn khả năng phân biệt là phân biệt của tên gọi chứ không phải phân biệt của sản phẩm.
3.9 Quyền đối với chỉ dẫn địa lý
- Quyền nộp đơn (Điều 361.1) qui định này không nêu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu quá nhiều người nộp đơn đăng ký cho cùng một chỉ dẫn địa lý. Sau đó, nếu không có việc quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ dẫn đến tình trạng của chung không ai lo, và cuối cùng chỉ dẫn địa lý không có giá trị thực tế. Điều này đã xảy ra đối với chỉ dẫn địa lý (tên gọi xuất xứ hàng hoá) Nước mắm Phú Quốc. Nên qui định chỉ một tổ chức được đăng ký, đó là tổ chức tập thể đại diện cho các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Trong trường hợp tổ chức tập thể đó chưa ra đời thì cơ quan quản lý hành chính địa phương (UBND) nơi có chỉ dẫn địa lý sẽ nộp đơn và phải chuyển quyền nộp đơn/quyền quản lý chỉ dẫn địa lý lại cho tổ chức tập thể khi tổ chức được thực hiện.
- Điều 370 không nêu rõ tại sao bản mô tả (Điều 302, áp dụng cho sáng chế) lại liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Không nên dẫn chiếu đến Điều 302, mà Điều 377.3.
- Đơn đăng ký (Điều 377) nên bổ sung "qui chế sử dụng chỉ dẫn địa lý" do tổ chức tập thể đại diện đăng ký ban hành. Điều này được qui định tại luật về chỉ dẫn địa lý tại Pháp, nhằm tránh các tranh chấp có thể xảy ra sau này, phân định trách nhiệm, chi phí đối với việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Tổ chức quản lý tập thể (Điều 391) nên bổ sung thêm trong trường hợp chưa có tổ chức quản lý tập thể (do chưa có cơ chế thành lập hay chưa có sáng kiến thành lập) thì UBND cấp tỉnh tạm thời thay mặt các chủ thể quản lý việc sử dụng chỉ dẫn địa lý.
- Xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý (Điều 392) nên bổ sung là "chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ" ở cuối câu 1. Điều này không thừa. Có trường hợp một nhà sản xuất bình tắm nước nóng của Việt Nam ghi nhãn hiệu của mình là APPOLO - ITALIA và bị coi là xâm phạm chỉ dẫn địa lý Italia (nơi có các sản phẩm nhà tắm nổi tiếng). Tuy nhiên chỉ dẫn địa lý Italia chưa bao giờ được bảo hộ tại Việt Nam, vì thế việc coi nhãn hiệu APPOLO - ITALIA (đã đăng ký tại Cục SHTT) là hành vi xâm phạm là chưa đủ cơ sở, nếu điều này không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng (sản phẩm đã ghi rõ: sản xuất tại Việt Nam).
3.10 Quyền đối với bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
- Định nghĩa bí mật kinh doanh (Điều 395): câu cuối Điều 395 nên đánh số © vì đó là một yếu tố độc lập. Ngoài ra, nên bổ sung vào câu này "… đối với người thứ ba." Vì nhiều thông tin mật cũng đã được nhiều người biết thông qua hợp đồng bảo mật (chuyển giao bí mật kinh doanh) hay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu cung cấp. Ngoài ra, cần qui định rõ rằng nếu vì bất cứ lý do gì mà bí mật kinh doanh bị bộc lộ cho công chúng, thì quyền đối với bí mật kinh doanh sẽ chấm dứt. Điều này cũng qui định ở luật về bí mật kinh doanh của Anh và Mỹ.
- Quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh (Điều 400.2): việc chấm dứt hành vi xâm phạm không có hiệu quả trên thực tế. Thông thường, một khi thông tin bí mật đã bị xâm phạm (bị tiết lộ ra công chúng) thì không có cách nào thu hồi được thông tin đó nữa, và quyền đối với bí mật cũng chấm dứt (theo Điều 398). Như vậy người xâm phạm phải bồi thường cho chủ sở hữu bí mật, song đồng thời chủ sở hữu mất quyền cấm người thứ ba sử dụng (vì thông tin đó không còn là bí mật nữa). Các qui định như vậy nên được nêu rõ để chủ sở hữu bí mật kinh doanh lường trước rủi ro. Để tránh rủi ro, họ có thể xin đăng ký bảo hộ thông tin đó dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích để được bảo hộ tuyệt đối.
- Nghĩa vụ bảo mật của cơ quan Nhà nước (Điều 404.2) chỉ nên áp dụng khi người nộp đơn xin cấp phép biết đến bí mật của người khác thông qua cơ quan Nhà nước. Nếu người xin cấp phép do độc lập nghiên cứu mà đi đến cùng kết quả thì không thể từ chối quyền nộp đơn của họ. Điều này cũng nhất quán với Điều 405.1.
- Yêu cầu xử lý cạnh tranh không lành mạnh (Điều 407) cần qui định rõ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào, thí dụ: toà án hay Cục Sở hữu trí tuệ. Thực tế cho thấy hiện nay các cơ quan còn lúng túng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp về cạnh tranh không lành mạnh.
- Nghĩa vụ chứng minh cạnh tranh không lành mạnh (Điều 408) không qui định rõ người yêu cầu xử lý phải chứng minh cái gì. Thí dụ, thế nào là "uy tín", thế nào là "gây nhầm lẫn", thế nào là "hướng dẫn thương mại", khi nào thì việc chứng minh được coi là đủ. Thiếu các qui định đó Toà án rất khó phán quyết về hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
3.11 Quyền đối với sáng kiến
- Các qui định về sáng kiến nên bỏ, vì không có cơ chế kiểm soát, thực thi. Không ai biết được hiện nay sáng kiến của mình đang có ai sử dụng, hoặc đã có ai tìm ra từ trước chưa, tra cứu ở đâu, thế nào là mới, nếu sáng kiến bị xâm phạm hay bị chuyển giao ra ngoài cơ quan, tổ chức thì giải quyết như thế nào v.v. Nên thống nhất qui định mức thấp nhất được bảo hộ của giải pháp kỹ thuật là giải pháp hữu ích, do Cục Sở hữu Trí tuệ thống nhất quản lý.
3.12 Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
- Nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ (Điều 439.2.b): việc nộp một khoản bảo đảm trước khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không khả thi, vì thực tế không ai biết được mức độ thiệt hại sẽ là bao nhiêu khi chưa thu giữ hàng hoá và tiến hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Chỉ cần qui định rằng bên yêu cầu cam kết (bằng văn bản) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về yêu cầu của mình, và qui định trong thời hạn 2 ngày kể từ khi áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu bên yêu cầu áp dụng không đưa ra biện pháp bảo đảm bằng tài sản thì biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ bị hủy bỏ. Các kiến nghị này cũng áp dụng cho thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới (Điều 450.2).
Tương tự, tại mục 439.2.d, không ai có thể "bảo đảm rằng mình biết chắc chắn rằng chứng cứ thuộc sự kiểm soát của người xâm phạm" (vì người xâm phạm có thể tẩu tán chứng cứ bất cứ lúc nào). Chỉ cần qui định "khi có cơ sở để chứng minh rằng chứng cứ thuộc sự kiểm soát …" là đủ.
- Quyền được thông báo bằng văn bản (Điều 441) nên có ngoại lệ, đó là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp trước khi biện pháp đó được thi hành, vì nếu không người bị kiện có thể sẽ tẩu tán tài sản, khiến cho biện pháp khẩn cấp không có hiệu quả.
- Mức bồi thường thiệt hại ấn định (Điều 445.2.a) trong thời điểm hiện nay trong một số trường hợp là quá thấp (200 triệu đồng, tương đương 15.000 USD). Nên qui định theo tỉ lệ phần trăm của tổng doanh thu bị giảm sút của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian bị xâm phạm. Thí dụ trong vòng 2 năm kể từ khi có hành vi xâm phạm, doanh thu của chủ sở hữu trí tuệ đã giảm 10 tỉ đồng, thì mức thiệt hại có thể tạm tính tối đa là 20% doanh thu, tức là 2 tỉ đồng.
- Ngoài ra, nên qui định về trưng cầu giám định và ý kiến chuyên gia trong việc xử lý hành vi xâm phạm. Thông thường Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan cấp bằng, thì trong tranh chấp về sở hữu trí tuệ có thể là người bị coi là không vô tư, khách quan khi thực hiện giám định. Vì thế chức năng giám định có thể được giao cho cơ quan khác như Hiệp hội Sở hữu trí tuệ hay các Sở Khoa học Công nghệ các cấp. Tuy nhiên thực tế là hiện nay không có cơ quan nào có trình độ chuyên môn cao hơn Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy ai là người có thể được cho ý kiến chuyên gia hay trưng cầu giám định là điều cần phải ghi rõ. Theo tôi, nên cho phép Cục Sở hữu trí tuệ cho ý kiến chuyên gia hay giám định nếu không có bên nào phản đối.
Trên đây là một số ý kiến đóng góp về Luật Sở hữu trí tuệ, rất mong các cơ quan soạn thảo và ban hành Luật quan tâm xem xét. Mục đích của các ý kiến này là nhằm làm cho quyền sở hữu trí tuệ được bảo vệ một cách thống nhất, đồng bộ, không bị chồng chéo, bù đắp được các lỗ hổng pháp luật và có hiệu quả về mặt chi phí - lợi ích.
TS. Lê Nết
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh