Góp ý về quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN
3.3 Quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích
- Khái niệm sáng chế, giải pháp hữu ích (Điều 82): "giải pháp kỹ thuật" nên được thay bằng "giải pháp", vì xu hướng thế giới là cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính là giải pháp kinh doanh (business method patent), trong khi đó phần mềm là thuật toán chứ không phải giải pháp kỹ thuật.
- Quyền nộp đơn đối với sáng chế (Điều 85.1.a): nên sửa "chi phí riêng của mình" bằng "chi phí riêng của mình hoặc được tặng cho, tài trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên tặng cho, tài trợ." Thí dụ, một nhà khoa học làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tạo ra giải pháp xứng đáng được cấp bằng, thì nhà khoa học đó có quyền nộp đơn, hay đơn vị chủ quản có quyền nộp đơn, hay bộ chủ quản có quyền nộp đơn?
- Quyền nộp đơn của tập thể (Điều 85.2) nên bổ sung vào cuối điều này "trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân có thoả thuận khác hay pháp luật có qui định khác." Cùng thí dụ nêu trên, nếu có nhiều nhà khoa học cùng tham gia đề tài, thì nhà khoa học chủ trì, hay thư ký đề tài, hay cán bộ tham gia đề tài có quyền nộp đơn? Theo tôi, chỉ nhà khoa học chủ trì có quyền nộp đơn. Điều này có thể thoả thuận trong hợp đồng nghiên cứu khoa học.
- Ngày ưu tiên (Điều 87.2): nếu qui định ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên thì sẽ xuất hiện tình trạng "đặt cục gạch xếp hàng" (nghĩa là giải pháp chưa hoàn chỉnh song vẫn nộp đơn lấy ngày ưu tiên, sau đó "bán lại" ngày ưu tiên cho người khác có giải pháp hoàn chỉnh hơn, thông qua hình thức chuyển quyền nộp đơn). Để tránh điều này, nên qui định nếu có tranh chấp về ngày ưu tiên, thì đơn nào hoàn chỉnh hơn và đáp ứng điều kiện bảo hộ sẽ được xét, sau đó nếu cả hai đơn đều hoàn chỉnh như nhau thì sẽ xét đơn nào nộp trước, chứ không phải cứ đơn nào nộp trước thì được xét.
- Điều 95.1.b (không cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính) nên bổ sung "trừ phần mềm máy tính được đi kèm với thiết bị tạo ra giải pháp kinh doanh" vì xu hướng thế giới hiện nay là cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính là giải pháp kinh doanh (business method).
- Điều 95.2.a (không cấp bằng sáng chế cho qui trình mang bản chất sinh học): nên nghiên cứu kỹ xem các qui trình biến đổi gen hay bản đồ gen có được bảo vệ dưới dạng sáng chế không. Các qui định như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ sinh học của đất nước.
- Khả năng áp dụng của sáng chế (Điều 96.1): nên dùng "trong bất kỳ một ngành công nghiệp nào" thay cho "trong bất kỳ ngành công nghiệp nào" (có thể được hiểu là trong mọi ngành công nghiệp).
- Đơn PCT (Điều 108, 109, 110): nên qui định rõ thế nào là đơn "có chỉ định Việt Nam" (Việt Nam tiến hành xét nghiệm nội dung), thế nào là đơn "có chọn Việt Nam" (Việt Nam không xét nghiệm nội dung), thế nào là "Giai đoạn quốc gia."
- Cấp bằng độc quyền sáng chế (Điều 125): nên qui định rõ trong thời hạn bao lâu kể từ khi đăng công báo lần đầu thì bằng độc quyền sáng chế được cấp, tránh tình trạng đơn đã nộp 2, 3 năm mà bằng độc quyền sáng chế dù không bị phản đối cũng không được cấp. Giai đoạn chờ từ khi đăng công báo lần đầu được gọi là giai đoạn phản đối (opposition period) theo luật của Anh-Mỹ, xem Điều 126.
- Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích phụ thuộc (Điều 144.2): các điều kiện ở mục (a) (sáng chế phụ thuộc phải là bước tiến quan trọng so với sáng chế thứ nhất) và © (li-xăng bắt buộc không chuyển nhượng được) quá ngặt nghèo sẽ khiến việc sử dụng sáng chế phụ thuộc không còn ý nghĩa. Thí dụ: thế nào là "bước tiến quan trọng" và nếu li-xăng bắt buộc không chuyển nhượng được thì chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc cũng không thể cấp li-xăng, một quyền rất quan trọng của họ, cho sáng chế của mình được. Ngoài ra, các sáng chế được phát triển theo từng bậc như bậc thang, việc bất kỳ bậc nào trong bậc thang đó bị hụt (do không được cấp li-xăng) sẽ vô hiệu hoá tất cả các sáng chế phát triển trên nền của sáng chế cũ (ở các bậc thang tiếp theo). Theo tôi nên xem lại các qui định tại Điều 30 TRIPS. Ở đó không có các qui định như tại Điều 144.2(a) và ©.
3.4 Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Các góp ý đối với sáng chế, giải pháp hữu ích ở mục 3.2 trên đây cũng áp dụng tương tự cho kiểu dáng công nghiệp, cụ thể là quyền nộp đơn (Điều 150), ngày ưu tiên (Điều 152), cấp bằng độc quyền (Điều 183.1).
- Tính mới của kiểu dáng công nghiệp (Điều 165) nên qui định đặc điểm tạo dáng của sản phẩm đó phải mới. Trên thực tế nhiều bao bì sản phẩm như bao mỳ ăn liền, hộp phấn (hình chữ nhật) hay bìa vở cuốn tập đã được cấp bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong khi các đối tượng đó khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối vì không có khả năng phân biệt. Điều này dẫn đến hai rủi ro (i) cùng một đối tượng có hai văn bằng khác nhau, người này có thể dùng văn bằng của mình buộc người kia chấm dứt sử dụng đối tượng, (ii) văn bằng độc quyền được cấp cho các kiểu dáng hoàn toàn không mới gì so với những kiểu dáng đã có trước đây (ví dụ bìa cuốn tập).
- Sử dụng hạn chế quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (Điều 190.b) nên ghi rõ là "sử dụng toàn bộ sản phẩm". Trên thực tế đã có cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thuốc sử dụng vỏ chai rượu Henessy (một phần sản phẩm của người khác) để cho rượu của mình vào và dán nhãn hiệu của mình. Việc sử dụng các yếu tố đặc thù trên sản phẩm của người khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình không thể được coi là sử dụng hạn chế đối với kiểu dáng công nghiệp.
TS. Lê Nết
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh
- Khái niệm sáng chế, giải pháp hữu ích (Điều 82): "giải pháp kỹ thuật" nên được thay bằng "giải pháp", vì xu hướng thế giới là cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính là giải pháp kinh doanh (business method patent), trong khi đó phần mềm là thuật toán chứ không phải giải pháp kỹ thuật.
- Quyền nộp đơn đối với sáng chế (Điều 85.1.a): nên sửa "chi phí riêng của mình" bằng "chi phí riêng của mình hoặc được tặng cho, tài trợ, trừ trường hợp có thoả thuận khác với bên tặng cho, tài trợ." Thí dụ, một nhà khoa học làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, tạo ra giải pháp xứng đáng được cấp bằng, thì nhà khoa học đó có quyền nộp đơn, hay đơn vị chủ quản có quyền nộp đơn, hay bộ chủ quản có quyền nộp đơn?
- Quyền nộp đơn của tập thể (Điều 85.2) nên bổ sung vào cuối điều này "trừ trường hợp các tổ chức, cá nhân có thoả thuận khác hay pháp luật có qui định khác." Cùng thí dụ nêu trên, nếu có nhiều nhà khoa học cùng tham gia đề tài, thì nhà khoa học chủ trì, hay thư ký đề tài, hay cán bộ tham gia đề tài có quyền nộp đơn? Theo tôi, chỉ nhà khoa học chủ trì có quyền nộp đơn. Điều này có thể thoả thuận trong hợp đồng nghiên cứu khoa học.
- Ngày ưu tiên (Điều 87.2): nếu qui định ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên thì sẽ xuất hiện tình trạng "đặt cục gạch xếp hàng" (nghĩa là giải pháp chưa hoàn chỉnh song vẫn nộp đơn lấy ngày ưu tiên, sau đó "bán lại" ngày ưu tiên cho người khác có giải pháp hoàn chỉnh hơn, thông qua hình thức chuyển quyền nộp đơn). Để tránh điều này, nên qui định nếu có tranh chấp về ngày ưu tiên, thì đơn nào hoàn chỉnh hơn và đáp ứng điều kiện bảo hộ sẽ được xét, sau đó nếu cả hai đơn đều hoàn chỉnh như nhau thì sẽ xét đơn nào nộp trước, chứ không phải cứ đơn nào nộp trước thì được xét.
- Điều 95.1.b (không cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính) nên bổ sung "trừ phần mềm máy tính được đi kèm với thiết bị tạo ra giải pháp kinh doanh" vì xu hướng thế giới hiện nay là cấp bằng sáng chế cho phần mềm máy tính là giải pháp kinh doanh (business method).
- Điều 95.2.a (không cấp bằng sáng chế cho qui trình mang bản chất sinh học): nên nghiên cứu kỹ xem các qui trình biến đổi gen hay bản đồ gen có được bảo vệ dưới dạng sáng chế không. Các qui định như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển công nghệ sinh học của đất nước.
- Khả năng áp dụng của sáng chế (Điều 96.1): nên dùng "trong bất kỳ một ngành công nghiệp nào" thay cho "trong bất kỳ ngành công nghiệp nào" (có thể được hiểu là trong mọi ngành công nghiệp).
- Đơn PCT (Điều 108, 109, 110): nên qui định rõ thế nào là đơn "có chỉ định Việt Nam" (Việt Nam tiến hành xét nghiệm nội dung), thế nào là đơn "có chọn Việt Nam" (Việt Nam không xét nghiệm nội dung), thế nào là "Giai đoạn quốc gia."
- Cấp bằng độc quyền sáng chế (Điều 125): nên qui định rõ trong thời hạn bao lâu kể từ khi đăng công báo lần đầu thì bằng độc quyền sáng chế được cấp, tránh tình trạng đơn đã nộp 2, 3 năm mà bằng độc quyền sáng chế dù không bị phản đối cũng không được cấp. Giai đoạn chờ từ khi đăng công báo lần đầu được gọi là giai đoạn phản đối (opposition period) theo luật của Anh-Mỹ, xem Điều 126.
- Li-xăng bắt buộc đối với sáng chế, giải pháp hữu ích phụ thuộc (Điều 144.2): các điều kiện ở mục (a) (sáng chế phụ thuộc phải là bước tiến quan trọng so với sáng chế thứ nhất) và © (li-xăng bắt buộc không chuyển nhượng được) quá ngặt nghèo sẽ khiến việc sử dụng sáng chế phụ thuộc không còn ý nghĩa. Thí dụ: thế nào là "bước tiến quan trọng" và nếu li-xăng bắt buộc không chuyển nhượng được thì chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc cũng không thể cấp li-xăng, một quyền rất quan trọng của họ, cho sáng chế của mình được. Ngoài ra, các sáng chế được phát triển theo từng bậc như bậc thang, việc bất kỳ bậc nào trong bậc thang đó bị hụt (do không được cấp li-xăng) sẽ vô hiệu hoá tất cả các sáng chế phát triển trên nền của sáng chế cũ (ở các bậc thang tiếp theo). Theo tôi nên xem lại các qui định tại Điều 30 TRIPS. Ở đó không có các qui định như tại Điều 144.2(a) và ©.
3.4 Quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
- Các góp ý đối với sáng chế, giải pháp hữu ích ở mục 3.2 trên đây cũng áp dụng tương tự cho kiểu dáng công nghiệp, cụ thể là quyền nộp đơn (Điều 150), ngày ưu tiên (Điều 152), cấp bằng độc quyền (Điều 183.1).
- Tính mới của kiểu dáng công nghiệp (Điều 165) nên qui định đặc điểm tạo dáng của sản phẩm đó phải mới. Trên thực tế nhiều bao bì sản phẩm như bao mỳ ăn liền, hộp phấn (hình chữ nhật) hay bìa vở cuốn tập đã được cấp bằng bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp, trong khi các đối tượng đó khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối vì không có khả năng phân biệt. Điều này dẫn đến hai rủi ro (i) cùng một đối tượng có hai văn bằng khác nhau, người này có thể dùng văn bằng của mình buộc người kia chấm dứt sử dụng đối tượng, (ii) văn bằng độc quyền được cấp cho các kiểu dáng hoàn toàn không mới gì so với những kiểu dáng đã có trước đây (ví dụ bìa cuốn tập).
- Sử dụng hạn chế quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (Điều 190.b) nên ghi rõ là "sử dụng toàn bộ sản phẩm". Trên thực tế đã có cơ sở sản xuất kinh doanh rượu thuốc sử dụng vỏ chai rượu Henessy (một phần sản phẩm của người khác) để cho rượu của mình vào và dán nhãn hiệu của mình. Việc sử dụng các yếu tố đặc thù trên sản phẩm của người khác để quảng cáo cho sản phẩm của mình không thể được coi là sử dụng hạn chế đối với kiểu dáng công nghiệp.
TS. Lê Nết
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh