Ý kiến của Th.S. Lê thị Nam Giang, ĐH Luật Tp.HCM

Thứ Hai 11:05 22-05-2006
1. Điều 14: nên quy định về điều kiện để tác phẩm được bảo hộ. Cụ thể chúng tôi đề xuất:
"Điều 14: Tác phẩm được bảo hộ:
1. Tác phẩm của tác giả là công dân Việt Nam
2. Tác phẩm do công dân Việt Nam, tổ chức Việt Nam nắm quyền sở hữu.
3. Tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam
4. Tác phẩm của tác giả có nơi cư trú thường xuyên tại Việt Nam.
5. Tác phẩm được bảo hộ theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên".

Mục 3 Điều 14 hiện hành quy định "tác giả là công dân nước ngoài sáng tạo tác phẩm trong thời gian thường trú tại Việt Nam hoặc là chủ sở hữu quyền tác giả". Chúng tôi cho rằng quy định bảo hộ tác phẩm của người nước ngoài sáng tạo trong thời gian thường trú tại Việt Nam là dựa vào tiêu chí nơi thường trú. Còn quy định bảo hộ chủ sở hữu quyền tác giả tại mục 3 là chưa thật rõ ràng. Bên cạnh đó, mục 4 quy định bảo hộ các tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam là không cần thiết. Nếu so sánh với Công ước Berne thì Điều 3 Công ước xác định tác phẩm bảo hộ theo 3 tiêu chí: quốc tịch của tác giả, nơi cư trú thường xuyên của tác giả, nơi công bô tác phẩm (bao gồm cả việc công bố đồng thời). Hiệp định bản quyền Việt Nam - Hoa Kỳ ngoài 3 tiêu chí đó có đưa thêm một tiêu chí mới là quốc tịch hoặc nơi cư trú của chủ sở hữu quyền tác giả (người nắm giữ quyền kinh tế của quyền tác giả). Nếu quy định theo hướng trên sẽ bảo đảm được các tiêu chí đó.

2. Điều 17: thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Theo Dự thảo có 2 phương án:
+ Phương án 1: 50 năm đối với bảo hộ các tác phẩm điện ảnh và tác phẩm nghe nhìn
+ Phương án 2: 75 năm bảo hộ đảm bảo yêu cầu của Hiệp định Việt nam – Hoa Kỳ.
Theo chúng tôi nên theo phương án 1 vì 2 lý do:
- Hiệp định TRIPS VN đang chuan bị tham gia và Công ước Berne mà chúng ta đã là thành viên đều quy định mức bảo hộ tối thiểu như PA1
- Và đây cũng là thời hạn bảo hộ hợp lý đối với nhữûng nước đang phát triển như Việt Nam. Bảo hộ SHTT làm sao phải đảm bảo cân bằng lợi ích của chủ sở hữu nhưng phải đảm bảo lợi ích của công chúng.
Để đáp ứng được yêu cầu của HĐ thương mại Việt Nam Hoa kỳ, đối với những tác phẩm được bảo hộ theo HĐ này chúng ta có thể vận dụng khoản 2 Điều 5.

3. Điều 19: Quy định về quyền nhân thân của tách giả, trong đó có quy định về 4 quyền nhân thân. Nên bổ sung thêm quyền được công nhận là tác giả của tác phẩm vì chúng tôi cho rằng đây là một trong nhữûng quyền nhân thân quan trọng của tác giả, là một trong nhữûng cơ sở để xác định hành vi giả mạo tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Quyền được công nhận là tác giả của tác phẩm được ghi nhận trong Điều 6bis Công ước Berne và pháp luật của nhiều nước Châu Aâu.

4. Điều 20 khoản b, quy định một trong nhữûng quyền tài sản là quyền dịch thuật và khoản e quy định thêm về quyền cho phép dịch. Chúng tôi cho rằng quyền dịch thuật phải bao gồm quyền dịch và cho phép dịch do đó khoản e quy định thêm về quyền cho phép dịch là không chính xác. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cho rằng không nên quy định độc quyền của tác giả đối với việc cho phép chú giải tác phẩm.

5. Điều 22 khoản a quy định một trong nhữûng trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao: “ Tự sao chép một bản để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng không phải là toàn bộ tác phẩm hoặc phần trọng yếu của tác phẩm” . Chúng tôi cho rằng chỉ nên quy định: “a. Tự sao chép một bản để sử dụng cho mục đích cá nhân nhưng không phải là toàn bộ tác phẩm”. Quy định về sao chép “phần trọng yếu của tác phẩm” nên bỏ vì 2 lý do: thứ nhất, trên thực tế rất khó xác định được phần trọng yếu của một tác phẩm, đặc biệt là tác phẩm khoa hoc. Phần trọng yếu của tác phẩm được hiểu như thế nào? Từ góc độ nội dung tác phẩm hay từ khối lượng sao chép? Cần phải thấy rằng không phải cứ sao chép khối lượng lớn của tác phẩm là sao chép phần trọng yếu vì nhiều khi phần này chỉ chiếm một số lượng rất nhỏ. Hơn nữa sự cảm nhận, sự đánh giá tác phẩm của mỗi người là khác nhau, đối với người này đây có thể là phần trọng yếu nhưng đối với người khác lại có thể là không. Thứ 2 xuất phát từ điều kiện thực tế của Việt Nam. Ở một số nước trên thế giới có quy định về quy tắc 10%, tức là cho phép sao chép không quá 10% tác phẩm, nhưng ở Việt Nam chúng ta cũng không nên áp dụng quy tắc này vì việc quản lý nhà nước đối với các cơ ở photo là không thể kiểm soát được (ở các nước chỉ có thư viện mới có quyền được hoạt động photo), hơn nữa trong điều kiện đang là một nước đang phát triển nếu muốn khai thác các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học mà chúng ta giới hạn 10% thì không phù hợp thực tế.

Các văn bản liên quan