Ý kiến của Th.S. Lê thị Nam Giang, ĐH Luật Tp.HCM (tiếp)
6. Điều 33: Quy định rất cụ thể các hành vi xâm phạm quyền tác giả, Theo chúng tôi điều này chỉ nên quy định ở mức khung còn các hành vi xâm phạm cụ thể nên để các văn bản hướng dẫn quy định vì nếu quy định quá cụ thể như vậy có thể sẽ phát sinh các hành vi xâm phạm quyền tác giả mà các nhà làm luật không thể dự liệu và không thể liệt kê hết, mà không có căn cứ thì không thể xử lý. Chúng tôi đề xuất :”hành vi xâm phạm quyền tác giả bao gồm các hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân và quyền tài sản được quy định tại điều 19, 20 của luật này”
Nếu phương án này không được chấp nhận, chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến cho nội dung điều 33 trong dư thảo hiện hành.
Thứ nhất, quy định về hành vi chiếm đoạt quyền tác giả theo quan điểm của chúng tôi là quá rộng vì một số hành vi được liệt kê trong điều 33 khoản 2, 14 như mạo danh tác giả… cũng có thể được coi là hành vi chiếm đoạt quyền tác giả. Bên cạnh đó, hành vi được quy định tại khoản 11, chúng tôi cho rằng đó là một trong nhữûng nội dung đã được quy định tại khoản 3. Khoản 14 chúng tôi cho rằng không nên đưa vào.
7. Điều 54: tiêu đề là thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là không chính xác vì thủ tục đó thực sự được chuyển tải trong các Điều 54,55,56. Tất cả các điều 54, 55, 56 mới là thủ tục còn Đ54 chỉ là các yêu cầu về các giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
8. Điều 98: không cần thiết quy định điều kiện có hiệu lực của văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu phài nộp lệ phí duy trì hiệu lực hàng năm vì tại Điều 99 quy định đây là nghĩa vụ của chủ văn bằng và Điều 100 quy định việc chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực là một trong nhữûng trường hợp văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Bên cạnh đó, việc quy định thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ tính từ ngày nộp đơn cũng cần xem xét kỹ vì Điều 112 xác định ngày nộp đơn là ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn hoặc ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn sáng chế PCT. Vậy trong trường hợp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Pari thì thời điểm tính thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ là thời điểm nào, tính từ ngày ưu tiên hay ngày cơ quan quốc gia nhận đơn thực tế.
9. Điều 121: theo quan điểm của chúng tôi khoản b, c là không cần thiết vì trường hợp đó chính là trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới (đã được quy định trong khoản a).
10. Chúng tôi không nhận thấy được sự khác biệt giữa Điều 125 và 126. phải chăng có sự nhầm lẫn ở đây?
11. Điều 177: theo chúng tôi nên sử dụng thuật ngữ hợp đồng lixăng (như pháp luật hiện hành) vì ở các nước thuật ngữ này đang được sử dụng rất phổ biến để chỉ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, khái niệm hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều 177 chưa thật chính xác vì ngoài chủ sở hữu công nghiệp, bên nhận trong hợp đồng độc quyền cũng có quyền được chuyển giao lại quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng cho chủ thể khác. Hơn nữa khái niệm hợp đồng được đưa ra cũng rất sơ sài không thể hiện được đặc điểm bản chất của hợp đồng license.
12. Điều 242 về vấn đề thực thi quyền sở hữu, nên bỏ mục 2 vì nếu quy định mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể nắm quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền gây ra thì sẽ mâu thuẫn với khoản a mục 1 (thiệt hại vật chất bao gồm tổn thất về cơ hội kinh doanh, mức giảm sút về uy tín kinh doanh và các tổn thất vô hình khác).
13. Điều 243 không nên quy định mức bồi thường thiệt hại cụ thể đối với thiệt hại về tinh thần.
Nếu phương án này không được chấp nhận, chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến cho nội dung điều 33 trong dư thảo hiện hành.
Thứ nhất, quy định về hành vi chiếm đoạt quyền tác giả theo quan điểm của chúng tôi là quá rộng vì một số hành vi được liệt kê trong điều 33 khoản 2, 14 như mạo danh tác giả… cũng có thể được coi là hành vi chiếm đoạt quyền tác giả. Bên cạnh đó, hành vi được quy định tại khoản 11, chúng tôi cho rằng đó là một trong nhữûng nội dung đã được quy định tại khoản 3. Khoản 14 chúng tôi cho rằng không nên đưa vào.
7. Điều 54: tiêu đề là thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là không chính xác vì thủ tục đó thực sự được chuyển tải trong các Điều 54,55,56. Tất cả các điều 54, 55, 56 mới là thủ tục còn Đ54 chỉ là các yêu cầu về các giấy tờ cần có trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả.
8. Điều 98: không cần thiết quy định điều kiện có hiệu lực của văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu phài nộp lệ phí duy trì hiệu lực hàng năm vì tại Điều 99 quy định đây là nghĩa vụ của chủ văn bằng và Điều 100 quy định việc chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực là một trong nhữûng trường hợp văn bằng bảo hộ bị chấm dứt hiệu lực.
Bên cạnh đó, việc quy định thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ tính từ ngày nộp đơn cũng cần xem xét kỹ vì Điều 112 xác định ngày nộp đơn là ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn hoặc ngày nộp đơn quốc tế đối với đơn sáng chế PCT. Vậy trong trường hợp đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Pari thì thời điểm tính thời hạn có hiệu lực của văn bằng bảo hộ là thời điểm nào, tính từ ngày ưu tiên hay ngày cơ quan quốc gia nhận đơn thực tế.
9. Điều 121: theo quan điểm của chúng tôi khoản b, c là không cần thiết vì trường hợp đó chính là trường hợp không đáp ứng tiêu chuẩn về tính mới (đã được quy định trong khoản a).
10. Chúng tôi không nhận thấy được sự khác biệt giữa Điều 125 và 126. phải chăng có sự nhầm lẫn ở đây?
11. Điều 177: theo chúng tôi nên sử dụng thuật ngữ hợp đồng lixăng (như pháp luật hiện hành) vì ở các nước thuật ngữ này đang được sử dụng rất phổ biến để chỉ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp. Bên cạnh đó, khái niệm hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định trong Điều 177 chưa thật chính xác vì ngoài chủ sở hữu công nghiệp, bên nhận trong hợp đồng độc quyền cũng có quyền được chuyển giao lại quyền sử dụng đối tượng của hợp đồng cho chủ thể khác. Hơn nữa khái niệm hợp đồng được đưa ra cũng rất sơ sài không thể hiện được đặc điểm bản chất của hợp đồng license.
12. Điều 242 về vấn đề thực thi quyền sở hữu, nên bỏ mục 2 vì nếu quy định mức độ thiệt hại được xác định trên cơ sở các tổn thất thực tế mà chủ thể nắm quyền sở hữu trí tuệ phải chịu do hành vi xâm phạm quyền gây ra thì sẽ mâu thuẫn với khoản a mục 1 (thiệt hại vật chất bao gồm tổn thất về cơ hội kinh doanh, mức giảm sút về uy tín kinh doanh và các tổn thất vô hình khác).
13. Điều 243 không nên quy định mức bồi thường thiệt hại cụ thể đối với thiệt hại về tinh thần.