Ý kiến của ông Phạm Thành Long, Trưởng VPĐD Luật gia Phạm

Thứ Hai 11:04 22-05-2006
Về mặt câu chữ, ở phần định nghĩa có điểm 9 và 10 đề cập vấn đề “sao chép” và “sao chụp”: không nên tách thành 2 hành vi ra , chỉ cần nói “sao” là đủ, cho ngắn gọn hơn Bộ luật, bởI vì trong tất cả các điều luật liên quan đến bản quyền tác giả thì chỉ nói đến hành vi “sao” . Thực tế hành vi “sao chép” hay “sao chụp” thì cũng dùng phương tiện để ghi nhận là một phần hay toàn bộ tác phẩm.

Điều 22 điểm 1: hành vi sao chép một bản để sử dụng cho cá nhân nhưng không phảI toàn bộ hay phần trọng yếu của tác phẩm, không nên đưa điều khoản này vào vì nếu sao chép một bản mà không phảI toàn bộ tác phẩm thì trái vớI Điểm 3 Điều 19 bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không được cắt xén, sửa đổI,… Nếu chúng ta cho sao chép một phần của tác phẩm thì đó là sự cắt xén tác phẩm.

Không nên có quy định ở Điều 60, 61 rồI lạI có 6 điều từ Điều 89 đến Điều 194 liên quan đến đạI diện SHTT. Bản quyền tác giả nên gộp chung thành một chương riêng. Thế nhưng về quy định, đủ điều kiện để hành nghề đạI diện SHTT như quy định tạI Điều 192: không khác biệt lắm so vớI những quy định trước đây nhưng theo ý tôi cũng hơi thiếu, ngườI làm đạI diện SHTT mà không có chuyên nghành luật thì liệu rằng có đủ kiến thức pháp luật liên quan không để bảo vệ và thực thi quyền cho chủ văn bằng.
Về đăng bạ thông tin: chủ văn bằng nộp tiền để đăng ký thông tin liên quan đến văn bằng nhưng thực tế hiện nay, các cơ quan liên quan đến việc đăng bộ thường rất chậm trễ và thường không đầy đủ thông tin. Chủ văn bằng có được quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước công bố đầy đủ thông tin và đúng hẹn.

Ông Phạm Thành Long
Trưởng VPĐD Luật gia Phạm tại Tp.HCM

Các văn bản liên quan