Nâng vai trò của nhân dân trong chống tham nhũng
Nâng vai trò của nhân dân trong chống tham nhũng
Theo VnExpress
Tăng cường vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, có cơ chế bảo vệ người tố cáo... là những góp ý của một số chuyên gia tư vấn quốc tế về dự thảo Luật phòng chống tham nhũng do Viện khoa học thanh tra tập hợp.
TS Thaveeporn Vasavakul, chuyên gia tư vấn quốc tế, thành viên Hội Luật gia Mỹ (ABA) cho rằng, dự thảo chưa thể chế hoá đầy đủ vai trò của cộng đồng dân cư, chưa kết nối chặt chẽ giữa chống tham nhũng với cải cách thủ tục hành chính và cải cách chính quyền địa phương theo hướng phân cấp.
"Những năm qua Chính phủ Việt Nam đã trao 6 lĩnh vực quản lý từ chính quyền trung ương cho cấp tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền địa phương của Việt Nam vẫn tồn tại các vấn đề về quản lý. Vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Chính phủ thông qua cơ quan bầu cử còn hạn chế", bà viết. Từ bất cập này, bà đề nghị, Ban soạn thảo nên có điều khoản thể chế vai trò của ban thanh tra nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng.
TS Thaveeporn Vasavakul đặc biệt nhấn mạnh dự luật cần chấp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh. Điều này phù hợp với kết quả trắc nghiệm trực tuyến trên VnExpress mới đây là có tới 79%, tức 1.248 trên tổng số 1.565 người được hỏi, ủng hộ chấp nhận đơn thư tố cáo nặc danh trong đấu tranh chống tham nhũng. Chỉ có 17%, khoảng 280 người không ủng hộ.
Chuyên gia người Thái Lan này cho rằng, cần tăng mức trừng phạt với tất cả các bên liên quan đến tham nhũng. Biện pháp này sẽ khẳng định quyết tâm của giới lãnh đạo trong cuộc chiến chống tham nhũng. Còn nếu chỉ phòng ngừa tham nhũng thông qua biện pháp cải cách hành chính như công khai minh bạch trong hoạt động cơ quan, quy tắc ứng xử của công chức, trách nhiệm người đứng đầu... thì chỉ tạo nên một nền hành chính công ít tham nhũng, chứ không đủ chống lại tệ nạn này.
Ủng hộ quan điểm cần tăng cường vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, giáo sư luật học Kathleen Clark, ĐH tổng hợp Washington cho rằng dự luật cần quy định rõ ai là người tố cáo hành vi tham nhũng, làm thế nào để bảo vệ người tố cáo, có chế độ khuyến khích gì đối với việc này. Điều 64 dự luật có quy định khen thưởng người tố cáo tham nhũng, tuy nhiên, ông Kathleen Clark cho rằng nên cân nhắc việc khen thưởng đối cán bộ, công chức, vì thực ra đó là nghĩa vụ của họ.
Chuyên gia luật này khuyến nghị dự thảo cần có quy định thành lập văn phòng để tiếp nhận, điều tra báo cáo về tham nhũng và các hành vi sai trái khác. Văn phòng đó phải báo cáo định kỳ công khai về các loại tham nhũng bị phát hiện. Việc bảo vệ người tố cáo cũng cần được thiết lập, bởi thực tế nhiều người đã bị mất việc, bị trừng phạt khi dũng cảm tố cáo tham nhũng.
Dự luật phòng chống tham nhũng tiếp tục được lấy ý kiến nhân dân đến ngày 10/9.
Như Trang
Theo VnExpress
Tăng cường vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, có cơ chế bảo vệ người tố cáo... là những góp ý của một số chuyên gia tư vấn quốc tế về dự thảo Luật phòng chống tham nhũng do Viện khoa học thanh tra tập hợp.
TS Thaveeporn Vasavakul, chuyên gia tư vấn quốc tế, thành viên Hội Luật gia Mỹ (ABA) cho rằng, dự thảo chưa thể chế hoá đầy đủ vai trò của cộng đồng dân cư, chưa kết nối chặt chẽ giữa chống tham nhũng với cải cách thủ tục hành chính và cải cách chính quyền địa phương theo hướng phân cấp.
"Những năm qua Chính phủ Việt Nam đã trao 6 lĩnh vực quản lý từ chính quyền trung ương cho cấp tỉnh. Tuy nhiên, hệ thống chính quyền địa phương của Việt Nam vẫn tồn tại các vấn đề về quản lý. Vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Chính phủ thông qua cơ quan bầu cử còn hạn chế", bà viết. Từ bất cập này, bà đề nghị, Ban soạn thảo nên có điều khoản thể chế vai trò của ban thanh tra nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng.
TS Thaveeporn Vasavakul đặc biệt nhấn mạnh dự luật cần chấp nhận đơn thư tố cáo tham nhũng nặc danh. Điều này phù hợp với kết quả trắc nghiệm trực tuyến trên VnExpress mới đây là có tới 79%, tức 1.248 trên tổng số 1.565 người được hỏi, ủng hộ chấp nhận đơn thư tố cáo nặc danh trong đấu tranh chống tham nhũng. Chỉ có 17%, khoảng 280 người không ủng hộ.
Chuyên gia người Thái Lan này cho rằng, cần tăng mức trừng phạt với tất cả các bên liên quan đến tham nhũng. Biện pháp này sẽ khẳng định quyết tâm của giới lãnh đạo trong cuộc chiến chống tham nhũng. Còn nếu chỉ phòng ngừa tham nhũng thông qua biện pháp cải cách hành chính như công khai minh bạch trong hoạt động cơ quan, quy tắc ứng xử của công chức, trách nhiệm người đứng đầu... thì chỉ tạo nên một nền hành chính công ít tham nhũng, chứ không đủ chống lại tệ nạn này.
Ủng hộ quan điểm cần tăng cường vai trò của nhân dân trong đấu tranh chống tham nhũng, giáo sư luật học Kathleen Clark, ĐH tổng hợp Washington cho rằng dự luật cần quy định rõ ai là người tố cáo hành vi tham nhũng, làm thế nào để bảo vệ người tố cáo, có chế độ khuyến khích gì đối với việc này. Điều 64 dự luật có quy định khen thưởng người tố cáo tham nhũng, tuy nhiên, ông Kathleen Clark cho rằng nên cân nhắc việc khen thưởng đối cán bộ, công chức, vì thực ra đó là nghĩa vụ của họ.
Chuyên gia luật này khuyến nghị dự thảo cần có quy định thành lập văn phòng để tiếp nhận, điều tra báo cáo về tham nhũng và các hành vi sai trái khác. Văn phòng đó phải báo cáo định kỳ công khai về các loại tham nhũng bị phát hiện. Việc bảo vệ người tố cáo cũng cần được thiết lập, bởi thực tế nhiều người đã bị mất việc, bị trừng phạt khi dũng cảm tố cáo tham nhũng.
Dự luật phòng chống tham nhũng tiếp tục được lấy ý kiến nhân dân đến ngày 10/9.
Như Trang