Tranh cãi bất tận về Luật Phòng chống tham nhũng
TRANH CÃI BẤT TẬN VỀ LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Như Trang – VNExpress Thứ 4 - 03/08/2005
Chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước hay cả tổ chức ngoài nhà nước; ai phải kê khai tài sản; lập ủy ban quốc gia hay ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng là những vấn đề gây tranh cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ sáu khai mạc ngày 2/8.
Tại hội nghị lần này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đưa ra 8 vấn đề còn gây tranh cãi trong dự thảo luật phòng chống tham nhũng để xin ý kiến, gồm: phạm vi điều chỉnh; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kê khai tài sản; trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng; tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng; ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; vai trò của cơ quan báo chí; vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng.
Đang có sự móc ngoặc giữa người trong và ngoài nhà nước
Với lập luận đâu đâu cũng có tham nhũng, đại biểu Huỳnh Thành Lập cho rằng, dự luật không nên giới hạn phạm vi những người có chức, có quyền trong cơ quan nhà nước mà phải mở rộng cả ở khu vực tư nhân. "Thực tế lợi dụng mối quan hệ với người có chức có quyền, một số đã trục lợi, có hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, muốn chống tham nhũng phải làm toàn diện, triệt để", ông Lập khẳng định.
Ủng hộ quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thạc Nhượng đưa ra thực tế hầu hết vụ đưa hối lộ, trốn thuế, buôn lậu được phát hiện từ trước đến nay đều có sự câu kết chặt chẽ giữa người thụ hưởng ngân sách và người không ăn lương nhà nước. Đại biểu Lê Quốc Dung thì nhìn nhận đang có sự "mafia hóa" trong bộ máy nhà nước. Vụ Năm Cam, Hai Chi và gần đây là điện kế điện tử ở TP HCM đều cho thấy có sự mắc ngoặc giữa người trong và ngoài nhà nước.
Là một trong số ít người ủng hộ chỉ chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Minh Thuyết đưa ra lý do: "Tham nhũng ở mọi nơi, nhưng chúng ta cần tập trung đấu tranh vào một nhóm đối tượng nhất định. Nếu dàn trải, sẽ không hiệu quả".
Kê khai tài sản - kiểu gì cũng lách được
Liên quan đến việc kê khai tài sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 3 phương án. Một là người có chức có quyền phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con; hai là của vợ hoặc chồng và con trong cùng hộ khẩu; ba là chỉ kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình. Mỗi đại biểu chọn một phương án riêng và đều đưa ra lý lẽ rất thuyết phục.
Đại biểu Võ Minh Phương chọn phương án 1 vì "người tham nhũng thường cho mình chẳng còn tại chức được lâu, nên ít quan tâm đến lợi ích bản thân. Họ dồn tất cả cho con cái, tất yếu sẽ phân tán tài sản tham nhũng cho con". Đại biểu Huỳnh Thành Lập thì ủng hộ phương án 3 vì "nơi che giấu tài sản tham nhũng chính là vợ hoặc chồng và con cái của họ, không nên phân biệt cùng hoặc không cùng một hộ khẩu".
Không đồng tình với cả 3 phương án đưa ra, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhận định kiểu gì kẻ tham nhũng cũng lách được. Theo ông, đã có chức, có quyền thì họ dễ dàng dùng áp lực để tách hộ khẩu và tuồn tài sản cho người thân. Để luật có tính khả thi, ông Thuyết đề nghị phương án 4, tức chỉ kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và tài sản của vợ họ.
Từng theo dõi sát sao các vụ án tham nhũng, đại biểu Nguyễn Thị Bắc ủng hộ phương án 4 do tính khả thi cao, nhưng lại không tin tưởng vào hiệu quả chống tham nhũng của biện pháp kê khai tài sản. "Mình nói kê khai để minh bạch hóa, giám sát sự biến động về tài sản và phát hiện ra thanh nhũng, điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Thực tiễn không vụ tham nhũng nào được phát hiện từ việc kê khai tài sản", bà Bắc đánh giá.
Thành lập Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng?
Đại biểu Lê Quốc Dung đề nghị nên thành lập ủy ban chuyên trách chống tham nhũng thay vì Ban chỉ đạo quốc gia như dự thảo. "Phải pháp nhân hóa ủy ban này, để nó không phụ thuộc vào Chính phủ. Trung ương có ủy ban chuyên trách, địa phương có ban đặc trách. Cơ quan này phải bền vững vì cuộc đấu tranh chống tham nhũng không bao giờ kết thúc", ông Dung nói. Ông Dung cũng đề nghị Quốc hội có một Ủy ban giám sát công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Từ góc độ khác, đại biểu Võ Minh Phương phân tích, nếu có ban chỉ đạo, các thành viên trong ban sẽ có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, không chủ động trong công việc. Giải pháp ông Phương đưa ra là nên thành lập Ủy ban điều tra tham nhũng độc lập, bên cạnh cơ quan điều tra của Bộ Công an. "Bức xúc nhất hiện nay là các vụ án tham nhũng không được đưa ra xử lý. Phải có một Ủy ban có quyền lực như vậy mới đủ khả năng giải quyết bức xúc này", ông Phương lý giải.
Từ thực tế địa phương có nhiều ban chỉ đạo, chỉ thành lập mà không giải thể, hiệu quả hoạt động kém, đại biểu Nguyễn Thạc Nhượng đề nghị không lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. "Ban chỉ làm nhiệm vụ tư vấn, nếu tư vấn cho cơ quan điều tra thì liệu có vi phạm pháp luật, có trái với nguyên tắc độc lập của cơ quan này?", ông Nhượng đặt vấn đề. Theo đại biểu Nhượng không nên có Ủy ban chống tham nhũng, mà chỉ thành lập ban chỉ đạo mang tính chuyên đề. Mỗi cơ quan hãy làm hết trách nhiệm của mình.
Như Trang – VNExpress Thứ 4 - 03/08/2005
Chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước hay cả tổ chức ngoài nhà nước; ai phải kê khai tài sản; lập ủy ban quốc gia hay ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng là những vấn đề gây tranh cãi tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ sáu khai mạc ngày 2/8.
Tại hội nghị lần này, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã đưa ra 8 vấn đề còn gây tranh cãi trong dự thảo luật phòng chống tham nhũng để xin ý kiến, gồm: phạm vi điều chỉnh; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kê khai tài sản; trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng; tiếp nhận và xử lý tố cáo hành vi tham nhũng; ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng; vai trò của cơ quan báo chí; vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng.
Đang có sự móc ngoặc giữa người trong và ngoài nhà nước
Với lập luận đâu đâu cũng có tham nhũng, đại biểu Huỳnh Thành Lập cho rằng, dự luật không nên giới hạn phạm vi những người có chức, có quyền trong cơ quan nhà nước mà phải mở rộng cả ở khu vực tư nhân. "Thực tế lợi dụng mối quan hệ với người có chức có quyền, một số đã trục lợi, có hành vi vi phạm pháp luật. Vì thế, muốn chống tham nhũng phải làm toàn diện, triệt để", ông Lập khẳng định.
Ủng hộ quan điểm này, đại biểu Nguyễn Thạc Nhượng đưa ra thực tế hầu hết vụ đưa hối lộ, trốn thuế, buôn lậu được phát hiện từ trước đến nay đều có sự câu kết chặt chẽ giữa người thụ hưởng ngân sách và người không ăn lương nhà nước. Đại biểu Lê Quốc Dung thì nhìn nhận đang có sự "mafia hóa" trong bộ máy nhà nước. Vụ Năm Cam, Hai Chi và gần đây là điện kế điện tử ở TP HCM đều cho thấy có sự mắc ngoặc giữa người trong và ngoài nhà nước.
Là một trong số ít người ủng hộ chỉ chống tham nhũng trong cơ quan nhà nước, ông Nguyễn Minh Thuyết đưa ra lý do: "Tham nhũng ở mọi nơi, nhưng chúng ta cần tập trung đấu tranh vào một nhóm đối tượng nhất định. Nếu dàn trải, sẽ không hiệu quả".
Kê khai tài sản - kiểu gì cũng lách được
Liên quan đến việc kê khai tài sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra 3 phương án. Một là người có chức có quyền phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng và con; hai là của vợ hoặc chồng và con trong cùng hộ khẩu; ba là chỉ kê khai tài sản thuộc sở hữu của mình. Mỗi đại biểu chọn một phương án riêng và đều đưa ra lý lẽ rất thuyết phục.
Đại biểu Võ Minh Phương chọn phương án 1 vì "người tham nhũng thường cho mình chẳng còn tại chức được lâu, nên ít quan tâm đến lợi ích bản thân. Họ dồn tất cả cho con cái, tất yếu sẽ phân tán tài sản tham nhũng cho con". Đại biểu Huỳnh Thành Lập thì ủng hộ phương án 3 vì "nơi che giấu tài sản tham nhũng chính là vợ hoặc chồng và con cái của họ, không nên phân biệt cùng hoặc không cùng một hộ khẩu".
Không đồng tình với cả 3 phương án đưa ra, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nhận định kiểu gì kẻ tham nhũng cũng lách được. Theo ông, đã có chức, có quyền thì họ dễ dàng dùng áp lực để tách hộ khẩu và tuồn tài sản cho người thân. Để luật có tính khả thi, ông Thuyết đề nghị phương án 4, tức chỉ kê khai tài sản của người có chức vụ, quyền hạn và tài sản của vợ họ.
Từng theo dõi sát sao các vụ án tham nhũng, đại biểu Nguyễn Thị Bắc ủng hộ phương án 4 do tính khả thi cao, nhưng lại không tin tưởng vào hiệu quả chống tham nhũng của biện pháp kê khai tài sản. "Mình nói kê khai để minh bạch hóa, giám sát sự biến động về tài sản và phát hiện ra thanh nhũng, điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Thực tiễn không vụ tham nhũng nào được phát hiện từ việc kê khai tài sản", bà Bắc đánh giá.
Thành lập Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng?
Đại biểu Lê Quốc Dung đề nghị nên thành lập ủy ban chuyên trách chống tham nhũng thay vì Ban chỉ đạo quốc gia như dự thảo. "Phải pháp nhân hóa ủy ban này, để nó không phụ thuộc vào Chính phủ. Trung ương có ủy ban chuyên trách, địa phương có ban đặc trách. Cơ quan này phải bền vững vì cuộc đấu tranh chống tham nhũng không bao giờ kết thúc", ông Dung nói. Ông Dung cũng đề nghị Quốc hội có một Ủy ban giám sát công tác đấu tranh chống tham nhũng.
Từ góc độ khác, đại biểu Võ Minh Phương phân tích, nếu có ban chỉ đạo, các thành viên trong ban sẽ có tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm, không chủ động trong công việc. Giải pháp ông Phương đưa ra là nên thành lập Ủy ban điều tra tham nhũng độc lập, bên cạnh cơ quan điều tra của Bộ Công an. "Bức xúc nhất hiện nay là các vụ án tham nhũng không được đưa ra xử lý. Phải có một Ủy ban có quyền lực như vậy mới đủ khả năng giải quyết bức xúc này", ông Phương lý giải.
Từ thực tế địa phương có nhiều ban chỉ đạo, chỉ thành lập mà không giải thể, hiệu quả hoạt động kém, đại biểu Nguyễn Thạc Nhượng đề nghị không lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. "Ban chỉ làm nhiệm vụ tư vấn, nếu tư vấn cho cơ quan điều tra thì liệu có vi phạm pháp luật, có trái với nguyên tắc độc lập của cơ quan này?", ông Nhượng đặt vấn đề. Theo đại biểu Nhượng không nên có Ủy ban chống tham nhũng, mà chỉ thành lập ban chỉ đạo mang tính chuyên đề. Mỗi cơ quan hãy làm hết trách nhiệm của mình.