Góp ý Dự thảo Luật Đầu tư

Thứ Sáu 14:37 26-05-2006
1. Về giải thích thuật ngữ:

Như phần trên về Dự thảo Luật Doanh nghiệp đã nêu, khái niệm về cụm từ “Đầu tư – kinh doanh” còn được làm rõ. Dự thảo Luật Đầu tư đã giải thích về Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động “đầu tư – kinh doanh” (Khoản 4 Điều 3). Nhưng Khoản 5 giải thích về hoạt động đầu tư đã chỉ rõ là “hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình... thực hiện đầu tư và quản lý, kinh doanh gắn với dự án đầu tư”. Điều 1 phạm vi điều chỉnh quy định về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh (không phải đầu tư – kinh doanh).

Nhà đầu tư và chủ đầu tư thường có thể là một – vậy đưa 2 khái niệm giải thích khác nhau là gây nhầm lẫn. Trường hợp vốn Nhà nước thì Nhà nước sở hữu vốn giao cho người (tổ chức) đại diện là chủ đầu tư nhưng với vốn của cá nhân thì khó tách biệt.

2. Về quyền tự chủ đầu tư – kinh doanh:

Điều 13 đưa ra 2 khoản là không hợp với Điều 1 bởi ở đây cần quy định rõ quyền của nhà đầu tư (như tên của Chương III) đó là khoản 1 còn quyền đăng ký kinh doanh được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp như quyền của một doanh nhân, cá nhân, tổ chức.

Hơn nữa, ở phần giải thích từ ngữ, có cả Nhà đầu tư và chủ đầu tư thì sao Luật lại chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của Nhà đầu tư.

3. Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

Trong mỗi lĩnh vực được quy định tại Điều 29 đều có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và không có điều kiện. Ví như kinh doanh vận tải bằng ô tô là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy mà đầu tư không thuộc lĩnh vực có điều kiện – sẽ dẫn đên thực trạng nhà đầu tư sẽ được đầu tư mua ô tô nhưng không đủ điều kiện để tiến hành kinh doanh vận tải ô tô, đầu tư không đạt mục đích!

Trong lĩnh vực văn hoá, báo chí, xuất bản cùng với hoạt động ngành in là có điều kiện, nhưng nhiếp ảnh thì không.

Trên đây là một số nội dung thấy rằng cần xem xét chỉnh lý Dự thảo Luật Đầu tư.

Các văn bản liên quan