Coi chừng chúng ta đang lùi

Thứ Sáu 13:41 26-05-2006
COI CHỪNG CHÚNG TA ĐANG LÙI…

(Nhân đọc bài “Tiến hay lùi”, Tuổi Trẻ 18-7)
Huỳnh Duy
Báo Tuổi Trẻ ngày 22/07/2005



Với những điều mà bài báo trên trình bày về dự thảo Luật đầu tư, có thể thấy rằng những vị có trách nhiệm soạn thảo dự luật này đang và sẽ làm chậm lại tốc độ đầu tư kinh tế ở Việt Nam với những quy định mang tính ràng buộc nhiều hơn là cởi trói với các dự án đầu tư.

Một nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào một dự án cụ thể nào đó bao giờ cũng vì lợi ích của chính mình, đó là mong muốn thu được lợi nhuận ở mức tối đa. Chính vì lợi ích của chính mình, họ buộc lòng phải chọn giải pháp công nghệ, kỹ thuật, nguồn lực…để dự án của mình có tính khả thi nhất và sau khi hoàn thành thì nó mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Lợi nhuận của nhà nước càng cao thì xã hội và Nhà nước càng có nhiều lợi ích trong đó, ví dụ như giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động, ngân sách nhà nước thu được thuế…

Chính nhà đầu tư, chứ không phải ai khác, là người có quyền quyết định dự án của họ đầu tư bao nhiêu, đầu tư ở đâu, sử dụng công nghệ gì, qui mô dự án như thế nào, trong thời hạn bao lâu…

Bởi vì tất cả những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của họ, Bây giờ nếu như Nhà nước muốn quản lý chuyện đó thì rõ ràng là đang muốn “xâm phạm” đến những điều được gọi là “quyền tự quyết” của nhà đầu tư, hay nói đúng hơn là đang đụng chạm đến lợi ích của họ. Điều hiển nhiên là khi lợi ích của mình không do mình tự quyết định thì nhà đầu tư phải chọn giải pháp an toàn nhất chính là…không đầu tư nữa.

Mặt khác, các nhà soạn thảo Luật đầu tư cần phải nắm bắt chính là không thể có một bộ máy nhà nước, dù là làm việc với thái độ công tâm nhất, có thể quản lý được một số dự án đầu tư lên đến con số cả trăm ngàn. Mọi dự án đầu tư đều rất phức tạp mà chỉ có những người chủ đầu tư mới có đủ khả năng để biết hết “đứa con” của họ và biết được họ phải làm gì để “đứa con” có thể phát triển.

Các văn bản liên quan