“không phải cứ vào lịch là thông qua”
Luật đầu tư: "Không phải cứ vào lịch là thông qua!"
(VietNamNet) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ quan điểm như vậy tại thảo luận của Quốc hội về dự án Luật đầu tư sáng 5/11. Ông đề nghị các đại biểu trước khi thông qua luật này phải hỏi ý kiến trực tiếp của các nhà đầu tư.
Ông cho biết, trong khi cơ quan soạn thảo thuyết phục các đại biểu rằng luật này thông thoáng, cởi mở hơn nhưng bản thân ông lại phân vân: Tại sao nhà đầu tư thích luật cũ hơn? Chủ tịch QH cũng bày tỏ lo lắng liệu cơ quan soạn thảo đã hiểu hết ý của nhà đầu tư?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói: "Luật đầu tư thực chất là luật khuyến khích đầu tư. Tức là đối tượng của ta là những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay các nhà đầu tư có ý kiến rất khác nhau.
Tôi vừa trao đổi với anh Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ KH&ĐT), anh Nguyễn Đức Kiên (Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách) thì các anh ấy đều khẳng định luật của ta ưu đãi hết mức. Tôi lại rất phân vân: Tại sao nhà đầu tư lại thích cái cũ mà không thích cái mới ưu đãi hơn?
Đặc biệt họ (các Phòng thương mại Mỹ, Australia và EU tại Việt Nam - PV) nêu 4 vấn đề lớn mà anh Kiên vừa nói với tôi tiếp thu được. Giải trình là mình dịch thuật không tốt thành ra họ hiểu khác, không hiểu mình. Nhưng tôi nghĩ nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lắm! Tôi chỉ lo mình không hiểu hết ý của người ta. Cho nên Luật đầu tư (thực chất là khuyến khích đầu tư) làm sao nhà đầu tư hài lòng hơn luật cũ về quản lý nhà nước, về trình tự, thủ tục, về chính sách…
Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội suy nghĩ, thảo luận đến lúc hoàn chỉnh. Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cũng sẽ nghe Ban soạn thảo trình xem tiếp thu như thế nào, trên cơ sở đó sẽ đề nghị với Quốc hội có thông qua (luật) tại kỳ họp này hay không.
Không phải cứ vào lịch là thông qua! Vì đây chỉ là dự kiến cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp.
Ta dứt khoát không chạy theo số lượng luật. Ta làm tích cực khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng. Đại biểu là người đại diện cử tri! Không biết thì hỏi cử tri! Cử tri cái gì họ cũng biết, người này không biết thì người kia biết. Cử tri của mình về lĩnh vực này là các nhà đầu tư.
Cho nên, đại biểu Quốc hội phải gặp các nhà đầu tư, phải hỏi nhà quản lý đầu tư, ở địa phương mình đều có cả. Nếu đúng đại biểu nói cái gì phải hỏi cử tri, chứ không phải chỉ riêng ý kiến của mình. Những điều luật mà ta bàn đều điều chỉnh đến họ, thế là mình phải tôn trọng lắng nghe ý kiến của họ".
•Văn Tiến lược ghi - 05/11/2005
(VietNamNet) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An bày tỏ quan điểm như vậy tại thảo luận của Quốc hội về dự án Luật đầu tư sáng 5/11. Ông đề nghị các đại biểu trước khi thông qua luật này phải hỏi ý kiến trực tiếp của các nhà đầu tư.
Ông cho biết, trong khi cơ quan soạn thảo thuyết phục các đại biểu rằng luật này thông thoáng, cởi mở hơn nhưng bản thân ông lại phân vân: Tại sao nhà đầu tư thích luật cũ hơn? Chủ tịch QH cũng bày tỏ lo lắng liệu cơ quan soạn thảo đã hiểu hết ý của nhà đầu tư?
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An nói: "Luật đầu tư thực chất là luật khuyến khích đầu tư. Tức là đối tượng của ta là những nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hiện nay các nhà đầu tư có ý kiến rất khác nhau.
Tôi vừa trao đổi với anh Võ Hồng Phúc (Bộ trưởng Bộ KH&ĐT), anh Nguyễn Đức Kiên (Chủ nhiệm UB Kinh tế và Ngân sách) thì các anh ấy đều khẳng định luật của ta ưu đãi hết mức. Tôi lại rất phân vân: Tại sao nhà đầu tư lại thích cái cũ mà không thích cái mới ưu đãi hơn?
Đặc biệt họ (các Phòng thương mại Mỹ, Australia và EU tại Việt Nam - PV) nêu 4 vấn đề lớn mà anh Kiên vừa nói với tôi tiếp thu được. Giải trình là mình dịch thuật không tốt thành ra họ hiểu khác, không hiểu mình. Nhưng tôi nghĩ nhà đầu tư nghiên cứu kỹ lắm! Tôi chỉ lo mình không hiểu hết ý của người ta. Cho nên Luật đầu tư (thực chất là khuyến khích đầu tư) làm sao nhà đầu tư hài lòng hơn luật cũ về quản lý nhà nước, về trình tự, thủ tục, về chính sách…
Tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội suy nghĩ, thảo luận đến lúc hoàn chỉnh. Thường vụ Quốc hội và Chính phủ cũng sẽ nghe Ban soạn thảo trình xem tiếp thu như thế nào, trên cơ sở đó sẽ đề nghị với Quốc hội có thông qua (luật) tại kỳ họp này hay không.
Không phải cứ vào lịch là thông qua! Vì đây chỉ là dự kiến cho ý kiến và thông qua tại một kỳ họp.
Ta dứt khoát không chạy theo số lượng luật. Ta làm tích cực khẩn trương nhưng phải bảo đảm chất lượng. Đại biểu là người đại diện cử tri! Không biết thì hỏi cử tri! Cử tri cái gì họ cũng biết, người này không biết thì người kia biết. Cử tri của mình về lĩnh vực này là các nhà đầu tư.
Cho nên, đại biểu Quốc hội phải gặp các nhà đầu tư, phải hỏi nhà quản lý đầu tư, ở địa phương mình đều có cả. Nếu đúng đại biểu nói cái gì phải hỏi cử tri, chứ không phải chỉ riêng ý kiến của mình. Những điều luật mà ta bàn đều điều chỉnh đến họ, thế là mình phải tôn trọng lắng nghe ý kiến của họ".
•Văn Tiến lược ghi - 05/11/2005