LĐT mới chưa phản ánh đúng yêu cầu của csống
Luật Đầu tư mới chưa phản ánh đúng yêu cầu cuộc sống
VNECONOMY cập nhật: 07/11/2005
Hiện nay đang có các ý kiến khác nhau xung quanh Dự thảo Luật Đầu tư ngày 11/10/2005 (Dự thảo luật), hiện đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và có thể thông qua tại kỳ họp này.
Trước hết phải khẳng định mục đích soạn thảo và ban hành Luật Đầu tư nhằm tạo khung pháp lý và chính sách chung để chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế được đầu tư, kinh doanh bình đẳng cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch.
Luật Đầu tư nhằm xóa bỏ sự phân biệt doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và tạo lập một “sân chơi chung” để các doanh nghiệp tự do kinh doanh, chuyển đổi và mở rộng trong điều kiện kinh tế thị trường.
Luật Đầu tư nhằm thể hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực, đồng thời phải tiếp tục duy trì sự thông thoáng và động lực mà Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã tạo ra cho hoạt động đầu tư trong nước.
Luật Đầu tư nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa một dấu”, áp dụng hình thức đăng ký và xóa bỏ cơ chế “xin-cho”...
Đó là các mục đích mà Chính phủ đã nêu rõ trong tờ trình trình Quốc hội. Bài viết này xin phân tích các quy định của Dự thảo luật về quyền gia nhập thị trường của nhà đầu tư từ góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật và đánh giá liệu Dự thảo luật đã phản ánh được các chính sách và mục đích mà Chính phủ đề ra?
1. Quyền kinh doanh của nhà đầu tư
Theo Dự thảo luật, dự án đầu tư được chia thành ba loại (Điều 45): (1) dự án đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ đồng), (2) dự án chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng và dự án dầu tư nước ngoài dưới 300 tỷ đồng), và (3) dự án thẩm tra đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước và nước ngoài từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện).
1.1. Đối với dự án nhóm 1
Việc tạo ra một thủ tục đầu tư chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài đã dẫn đến hậu quả là nhà đầu tư trong nước phải thực hiện thêm một thủ tục pháp lý - đăng ký đầu tư - trước khi có được quyền kinh doanh.
Ví dụ, hai nhà đầu tư trong nước muốn góp vốn dưới 5 tỷ đồng để kinh doanh nhà hàng. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000 và quy định hiện tại, họ chỉ cần xin đăng ký kinh doanh thành lập công ty với mức vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Còn theo Dự thảo luật, hai nhà đầu tư trong nước sẽ phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký đầu tư ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty (Điều 46).
Theo thiết kế của Dự thảo luật, đăng ký đầu tư được thực hiện theo mẫu và có thể tiến hành đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, nay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư.
Thứ nhất, việc quy định thêm thủ tục liệu có tạo được sự hưng phấn và xung lực mới cho các nhà đầu tư trong nước như mục đích Chính phủ đề ra?
Thứ hai, việc quy định thêm thủ tục và hồ sơ đăng ký luôn ẩn chứa việc quy định thêm các điều kiện bất hợp lý liệu có đảm bảo giảm phiền hà về hành chính?
Thứ ba, có nhất thiết phải quy định thực hiện hai thủ tục khác nhau trong khi có thể quy định giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp đồng thời có giá trị là giấy đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước dưới 1 5 tỷ đồng?
Xin lưu ý là dự án nhóm 1 chỉ liên quan đến nhà đầu tư trong nước, nên việc quy định thông thoáng và đơn giản hóa sẽ càng khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước.
1.2. Đối với dự án nhóm 2
Nhà đầu tư trong nước đối với dự án nhóm 2 cũng sẽ gặp bất lợi hơn so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2000. Tuy nhiên, thủ tục này là mở hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành.
Nhà đầu tư trong nước sẽ không thấy bị thiệt thòi và giảm quyền lợi nếu Luật Đầu tư quy định giấy đăng ký kinh doanh đồng thời có giá trị là giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nhóm 2. Không nên tách thành hai thủ tục riêng vì điều đó sẽ làm tăng rủi ro về thủ tục hành chính cho việc gia nhập thị trường của nhà đầu tư. Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể cùng lúc thực hiện hai công việc khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc khi bổ sung đăng ký kinh doanh.
Vấn đề kỹ thuật chỉ là mẫu đăng ký kinh doanh sẽ có một mục lựa chọn cho chủ đầu tư kê khai thông tin về dự án đầu tư (nếu có). Chúng tôi được biết Ban soạn thảo Luật Đầu tư dự kiến mẫu đơn xin đăng ký đầu tư dày 20 trang. Nếu đúng như vậy, mẫu đơn có thể chứa đựng gánh nặng hành chính lớn mà nhà đầu tư phải “vượt qua” khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Mẫu đơn cần được đơn giản hóa, bao hàm thông tin xúc tích và gắn với thực tế hoạt động kinh doanh.
Quy định “hai trong một” nêu trên cũng có thể áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài miễn là trong mẫu giấy đăng ký có quy định thêm các thông tin cần có cho nhà đầu tư nước ngoài và mẫu này vẫn có thể dùng chung cho cả trong nước và nước ngoài.
Như vậy, thủ tục cấp chứng nhận đầu tư và mục tiêu quản lý hoạt động đầu.tư nước ngoài vẫn có thể đạt được thông qua mẫu đăng ký với các thông tin cần thiết.
1.3 Đối với dự án nhóm 3
Nhà đầu tư trong nước thực sự gặp bất lợi lớn khi gia nhập thị trường so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2000. Có thể nói thủ tục “thẩm tra đầu tư”, thực chất là thủ tục phê duyệt cấp giấy phép đầu tư đang áp dụng cho dự án đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài hiện tại. Dự thảo luật đã chuyển gánh nặng hành chính này cho cả nhà đầu tư trong nước.
Ví dụ, hai nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư 300 tỷ đồng để xây dựng nhà máy và sản xuất máy in. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, hai nhà đầu tư đó sẽ xin phép đăng ký kinh doanh thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau khi hoàn thành đăng ký kinh doanh công ty đã có quyền sản xuất và kinh doanh máy in.
Sau đó, công ty sẽ tìm địa điểm xây dựng nhà máy (thông qua hình thức hoặc là thuê đất hoặc thuê lại nhà xưởng có sẵn), hoàn thành các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các điều kiện sản xuất khác. Tất cả các thủ tục này sẽ được thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp.
Nay theo Dự thảo luật, hai nhà đầu tư trong nước sẽ phải thực hiện các thủ tục về đất đai và môi trường cũng như được cơ quan quản lý đầu tư đánh giá về tính khả thi của dự án trước khi “cấp phép”. Nhà đầu tư trong nước nhìn nhận đây là một bất lợi pháp lý hạn chế tính năng động của doanh nghiệp.
Để tránh thủ tục thẩm tra đầu tư trở thành điều kiện để nhà đầu tư có thể gia nhập thị trường hoặc thực hiện quyền kinh doanh và bảo lưu những quyền mà nhà đầu tư trong nước đang có theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, Dự thảo luật có thể quy định phân biệt rõ việc thẩm tra đầu tư là điều kiện để nhà đầu tư hưởng các ưu đãi đầu tư chứ không phải là điều kiện để cấp đăng ký kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định. Cơ quan quản lý nhà nước vẫn thực hiện được mục tiêu quản lý đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đất đai và môi trường sau khi đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Quy định cũng có thể được áp dụng tương tự cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ với một điều kiện ngoại lệ là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên gia nhập thị trường và kinh doanh tại Việt Nam phải có dự án cụ thể.
1.4 Đối với cả ba nhóm dự án
Việc tồn tại song song thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký/thẩm tra đầu tư có thể dẫn đến một cách hiểu rằng việc đăng ký/thẩm tra đầu tư là một điều kiện để doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong lĩnh vực đó. Cách hiểu đó sẽ hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp so với việc đăng ký kinh doanh và thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2000.
Mọi dự án đầu tư phải được đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư theo quy định của Dự thảo luật. Tuy nhiên, khái niệm “dự án đầu tư” theo Dự thảo luật rất rộng “là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Điều 3. 6).
Khái niệm này bao trùm mọi hoạt động kinh doanh và bất cứ việc thành lập doanh nghiệp nào cũng gắn với ít nhất là một dự án đầu tư. Ví dụ, một nhà đầu tư muốn bỏ tiền thành lập doanh nghiệp để kinh doanh xuất nhập khẩu và mua bán thiết bị xây dựng. Đó cũng có thể bị coi là một dự án đầu tư về thương mại. Việc thành lập doanh nghiệp phải gắn liền với xin đăng ký dự án đầu tư để doanh nghiệp có thực quyền kinh doanh.
Như vậy, quyền kinh doanh thương mại của doanh nghiệp này sẽ bị giới hạn trong không gian và thời gian của một dự án đầu tư. Điều đó sẽ dẫn tới hậu quả không rõ ràng về quyền kinh doanh của một doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch với đối tác.
2. Thời hạn của dự án đầu tư
Điều 52 của Dự thảo luật quy định thời hạn của dự án đầu tư “không vượt quá thời hạn giao đất, thuê đất”. Thực thi điều luật này sẽ dẫn đến việc quyền kinh doanh của nhà đầu tư bị hạn chế về thời gian, trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2000 không giới hạn quyền kinh doanh của nhà đầu tư trong nước.
Việc gắn thời hạn dự án với quyền sử dụng đất không phản ánh đúng thực chất quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không biết mình phải xin gia hạn thuê đất trước hay xin đăng ký đầu tư trước. Khi đó nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro pháp lý là mất quyền kinh doanh dự án nếu không có ngay quyền sử dụng đất. Chủ đất cũng sẽ dễ dàng nâng giá bất hợp lý cho việc gia hạn hợp đồng thuê đất khi hợp đồng sắp hết hạn.
Tóm lại, quyền sử dụng đất không thể là điều kiện tiên quyết cho quyền kinh doanh, mà phải đi sau và phục vụ quyền kinh doanh của nhà đầu tư.
3. Dự án có vốn Nhà nước
Điều 68 của Dự thảo luật quy định dự án mà Nhà nước góp vốn hoặc nắm cổ phần chi phối phải được thẩm định và quyết định đầu tư bởi cơ quan quyết định đầu tư có thẩm quyền. Liệu một dự án liên doanh với nước ngoài mà vốn nhà nước chiếm 51% sẽ vừa phải thực hiện thủ tục đăng ký/thẩm tra đầu tư vừa phải thực hiện thủ tục thẩm định quyết định đầu tư?
Nếu như vậy, chủ đầu tư tư nhân và chủ đầu tư nước ngoài cũng phải thực hiện thủ tục này cùng với chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước. Để tránh “song trùng” thủ tục, quy định tại Điều 68 chỉ nên áp dụng cho phần vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước góp vào dự án. Tức là trước khi doanh nghiệp Nhà nước muốn góp vốn vào dự án liên doanh hoặc mua cổ phần thì sẽ được thẩm định và quyết định đầu tư.
Điều 17 của Dự thảo luật quy định việc “chuyển nhượng vốn hoặc dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước” thì việc chuyển nhượng vốn hoặc dự án đó phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý vốn Nhà nước chấp thuận. Quy định này cần được làm rõ là chỉ áp dụng đối với phần vốn Nhà nước trong dự án, chứ không phải là cả dự án có một phần vốn Nhà nước.
Quyền gia nhập thị trường của nhà đầu tư trước hết được quy định và bảo hộ theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý nền tảng thể chế quyền tự do kinh doanh và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Cần xác định rõ giới hạn của Luật Đầu tư trong mối quan hệ với Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tư cần phải hỗ trợ và thúc đẩy các quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hy vọng một văn bản luật quan trọng đối với nền kinh tế sẽ phản ánh và truyền tải được các chính sách thông thoáng vào đời sống thực tiễn.
Hồng Đức
VNECONOMY cập nhật: 07/11/2005
Hiện nay đang có các ý kiến khác nhau xung quanh Dự thảo Luật Đầu tư ngày 11/10/2005 (Dự thảo luật), hiện đang được Chính phủ trình Quốc hội xem xét và có thể thông qua tại kỳ họp này.
Trước hết phải khẳng định mục đích soạn thảo và ban hành Luật Đầu tư nhằm tạo khung pháp lý và chính sách chung để chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế được đầu tư, kinh doanh bình đẳng cạnh tranh lành mạnh, công khai minh bạch.
Luật Đầu tư nhằm xóa bỏ sự phân biệt doanh nghiệp theo thành phần kinh tế và tạo lập một “sân chơi chung” để các doanh nghiệp tự do kinh doanh, chuyển đổi và mở rộng trong điều kiện kinh tế thị trường.
Luật Đầu tư nhằm thể hiện chính sách ưu đãi và khuyến khích cao hơn trong bối cảnh cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực, đồng thời phải tiếp tục duy trì sự thông thoáng và động lực mà Luật Doanh nghiệp năm 2000 đã tạo ra cho hoạt động đầu tư trong nước.
Luật Đầu tư nhằm thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng “một cửa một dấu”, áp dụng hình thức đăng ký và xóa bỏ cơ chế “xin-cho”...
Đó là các mục đích mà Chính phủ đã nêu rõ trong tờ trình trình Quốc hội. Bài viết này xin phân tích các quy định của Dự thảo luật về quyền gia nhập thị trường của nhà đầu tư từ góc độ thực tiễn áp dụng pháp luật và đánh giá liệu Dự thảo luật đã phản ánh được các chính sách và mục đích mà Chính phủ đề ra?
1. Quyền kinh doanh của nhà đầu tư
Theo Dự thảo luật, dự án đầu tư được chia thành ba loại (Điều 45): (1) dự án đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ đồng), (2) dự án chứng nhận đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng và dự án dầu tư nước ngoài dưới 300 tỷ đồng), và (3) dự án thẩm tra đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước và nước ngoài từ 300 tỷ đồng trở lên hoặc dự án thuộc danh mục đầu tư có điều kiện).
1.1. Đối với dự án nhóm 1
Việc tạo ra một thủ tục đầu tư chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài đã dẫn đến hậu quả là nhà đầu tư trong nước phải thực hiện thêm một thủ tục pháp lý - đăng ký đầu tư - trước khi có được quyền kinh doanh.
Ví dụ, hai nhà đầu tư trong nước muốn góp vốn dưới 5 tỷ đồng để kinh doanh nhà hàng. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000 và quy định hiện tại, họ chỉ cần xin đăng ký kinh doanh thành lập công ty với mức vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Còn theo Dự thảo luật, hai nhà đầu tư trong nước sẽ phải thực hiện thêm thủ tục đăng ký đầu tư ngoài thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập công ty (Điều 46).
Theo thiết kế của Dự thảo luật, đăng ký đầu tư được thực hiện theo mẫu và có thể tiến hành đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, nay gọi là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư.
Thứ nhất, việc quy định thêm thủ tục liệu có tạo được sự hưng phấn và xung lực mới cho các nhà đầu tư trong nước như mục đích Chính phủ đề ra?
Thứ hai, việc quy định thêm thủ tục và hồ sơ đăng ký luôn ẩn chứa việc quy định thêm các điều kiện bất hợp lý liệu có đảm bảo giảm phiền hà về hành chính?
Thứ ba, có nhất thiết phải quy định thực hiện hai thủ tục khác nhau trong khi có thể quy định giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp đồng thời có giá trị là giấy đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước dưới 1 5 tỷ đồng?
Xin lưu ý là dự án nhóm 1 chỉ liên quan đến nhà đầu tư trong nước, nên việc quy định thông thoáng và đơn giản hóa sẽ càng khuyến khích hoạt động đầu tư trong nước.
1.2. Đối với dự án nhóm 2
Nhà đầu tư trong nước đối với dự án nhóm 2 cũng sẽ gặp bất lợi hơn so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2000. Tuy nhiên, thủ tục này là mở hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành.
Nhà đầu tư trong nước sẽ không thấy bị thiệt thòi và giảm quyền lợi nếu Luật Đầu tư quy định giấy đăng ký kinh doanh đồng thời có giá trị là giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nhóm 2. Không nên tách thành hai thủ tục riêng vì điều đó sẽ làm tăng rủi ro về thủ tục hành chính cho việc gia nhập thị trường của nhà đầu tư. Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể cùng lúc thực hiện hai công việc khi thành lập doanh nghiệp mới hoặc khi bổ sung đăng ký kinh doanh.
Vấn đề kỹ thuật chỉ là mẫu đăng ký kinh doanh sẽ có một mục lựa chọn cho chủ đầu tư kê khai thông tin về dự án đầu tư (nếu có). Chúng tôi được biết Ban soạn thảo Luật Đầu tư dự kiến mẫu đơn xin đăng ký đầu tư dày 20 trang. Nếu đúng như vậy, mẫu đơn có thể chứa đựng gánh nặng hành chính lớn mà nhà đầu tư phải “vượt qua” khi thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Mẫu đơn cần được đơn giản hóa, bao hàm thông tin xúc tích và gắn với thực tế hoạt động kinh doanh.
Quy định “hai trong một” nêu trên cũng có thể áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài miễn là trong mẫu giấy đăng ký có quy định thêm các thông tin cần có cho nhà đầu tư nước ngoài và mẫu này vẫn có thể dùng chung cho cả trong nước và nước ngoài.
Như vậy, thủ tục cấp chứng nhận đầu tư và mục tiêu quản lý hoạt động đầu.tư nước ngoài vẫn có thể đạt được thông qua mẫu đăng ký với các thông tin cần thiết.
1.3 Đối với dự án nhóm 3
Nhà đầu tư trong nước thực sự gặp bất lợi lớn khi gia nhập thị trường so với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2000. Có thể nói thủ tục “thẩm tra đầu tư”, thực chất là thủ tục phê duyệt cấp giấy phép đầu tư đang áp dụng cho dự án đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài hiện tại. Dự thảo luật đã chuyển gánh nặng hành chính này cho cả nhà đầu tư trong nước.
Ví dụ, hai nhà đầu tư trong nước muốn đầu tư 300 tỷ đồng để xây dựng nhà máy và sản xuất máy in. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, hai nhà đầu tư đó sẽ xin phép đăng ký kinh doanh thành lập một công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau khi hoàn thành đăng ký kinh doanh công ty đã có quyền sản xuất và kinh doanh máy in.
Sau đó, công ty sẽ tìm địa điểm xây dựng nhà máy (thông qua hình thức hoặc là thuê đất hoặc thuê lại nhà xưởng có sẵn), hoàn thành các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các điều kiện sản xuất khác. Tất cả các thủ tục này sẽ được thực hiện sau khi thành lập doanh nghiệp.
Nay theo Dự thảo luật, hai nhà đầu tư trong nước sẽ phải thực hiện các thủ tục về đất đai và môi trường cũng như được cơ quan quản lý đầu tư đánh giá về tính khả thi của dự án trước khi “cấp phép”. Nhà đầu tư trong nước nhìn nhận đây là một bất lợi pháp lý hạn chế tính năng động của doanh nghiệp.
Để tránh thủ tục thẩm tra đầu tư trở thành điều kiện để nhà đầu tư có thể gia nhập thị trường hoặc thực hiện quyền kinh doanh và bảo lưu những quyền mà nhà đầu tư trong nước đang có theo Luật Doanh nghiệp năm 2000, Dự thảo luật có thể quy định phân biệt rõ việc thẩm tra đầu tư là điều kiện để nhà đầu tư hưởng các ưu đãi đầu tư chứ không phải là điều kiện để cấp đăng ký kinh doanh trong một lĩnh vực nhất định. Cơ quan quản lý nhà nước vẫn thực hiện được mục tiêu quản lý đầu tư khi nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đất đai và môi trường sau khi đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp.
Quy định cũng có thể được áp dụng tương tự cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ với một điều kiện ngoại lệ là nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên gia nhập thị trường và kinh doanh tại Việt Nam phải có dự án cụ thể.
1.4 Đối với cả ba nhóm dự án
Việc tồn tại song song thủ tục đăng ký kinh doanh và thủ tục đăng ký/thẩm tra đầu tư có thể dẫn đến một cách hiểu rằng việc đăng ký/thẩm tra đầu tư là một điều kiện để doanh nghiệp có quyền kinh doanh trong lĩnh vực đó. Cách hiểu đó sẽ hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp so với việc đăng ký kinh doanh và thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 2000.
Mọi dự án đầu tư phải được đăng ký hoặc thẩm tra đầu tư theo quy định của Dự thảo luật. Tuy nhiên, khái niệm “dự án đầu tư” theo Dự thảo luật rất rộng “là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” (Điều 3. 6).
Khái niệm này bao trùm mọi hoạt động kinh doanh và bất cứ việc thành lập doanh nghiệp nào cũng gắn với ít nhất là một dự án đầu tư. Ví dụ, một nhà đầu tư muốn bỏ tiền thành lập doanh nghiệp để kinh doanh xuất nhập khẩu và mua bán thiết bị xây dựng. Đó cũng có thể bị coi là một dự án đầu tư về thương mại. Việc thành lập doanh nghiệp phải gắn liền với xin đăng ký dự án đầu tư để doanh nghiệp có thực quyền kinh doanh.
Như vậy, quyền kinh doanh thương mại của doanh nghiệp này sẽ bị giới hạn trong không gian và thời gian của một dự án đầu tư. Điều đó sẽ dẫn tới hậu quả không rõ ràng về quyền kinh doanh của một doanh nghiệp khi tham gia vào các giao dịch với đối tác.
2. Thời hạn của dự án đầu tư
Điều 52 của Dự thảo luật quy định thời hạn của dự án đầu tư “không vượt quá thời hạn giao đất, thuê đất”. Thực thi điều luật này sẽ dẫn đến việc quyền kinh doanh của nhà đầu tư bị hạn chế về thời gian, trong khi Luật Doanh nghiệp năm 2000 không giới hạn quyền kinh doanh của nhà đầu tư trong nước.
Việc gắn thời hạn dự án với quyền sử dụng đất không phản ánh đúng thực chất quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không biết mình phải xin gia hạn thuê đất trước hay xin đăng ký đầu tư trước. Khi đó nhà đầu tư phải đối mặt với rủi ro pháp lý là mất quyền kinh doanh dự án nếu không có ngay quyền sử dụng đất. Chủ đất cũng sẽ dễ dàng nâng giá bất hợp lý cho việc gia hạn hợp đồng thuê đất khi hợp đồng sắp hết hạn.
Tóm lại, quyền sử dụng đất không thể là điều kiện tiên quyết cho quyền kinh doanh, mà phải đi sau và phục vụ quyền kinh doanh của nhà đầu tư.
3. Dự án có vốn Nhà nước
Điều 68 của Dự thảo luật quy định dự án mà Nhà nước góp vốn hoặc nắm cổ phần chi phối phải được thẩm định và quyết định đầu tư bởi cơ quan quyết định đầu tư có thẩm quyền. Liệu một dự án liên doanh với nước ngoài mà vốn nhà nước chiếm 51% sẽ vừa phải thực hiện thủ tục đăng ký/thẩm tra đầu tư vừa phải thực hiện thủ tục thẩm định quyết định đầu tư?
Nếu như vậy, chủ đầu tư tư nhân và chủ đầu tư nước ngoài cũng phải thực hiện thủ tục này cùng với chủ đầu tư là doanh nghiệp Nhà nước. Để tránh “song trùng” thủ tục, quy định tại Điều 68 chỉ nên áp dụng cho phần vốn Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước góp vào dự án. Tức là trước khi doanh nghiệp Nhà nước muốn góp vốn vào dự án liên doanh hoặc mua cổ phần thì sẽ được thẩm định và quyết định đầu tư.
Điều 17 của Dự thảo luật quy định việc “chuyển nhượng vốn hoặc dự án đầu tư có sử dụng vốn Nhà nước” thì việc chuyển nhượng vốn hoặc dự án đó phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý vốn Nhà nước chấp thuận. Quy định này cần được làm rõ là chỉ áp dụng đối với phần vốn Nhà nước trong dự án, chứ không phải là cả dự án có một phần vốn Nhà nước.
Quyền gia nhập thị trường của nhà đầu tư trước hết được quy định và bảo hộ theo Luật Doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp là văn bản pháp lý nền tảng thể chế quyền tự do kinh doanh và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Cần xác định rõ giới hạn của Luật Đầu tư trong mối quan hệ với Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tư cần phải hỗ trợ và thúc đẩy các quyền kinh doanh của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Giới doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đang hy vọng một văn bản luật quan trọng đối với nền kinh tế sẽ phản ánh và truyền tải được các chính sách thông thoáng vào đời sống thực tiễn.
Hồng Đức