Dự Luật Đầu tư vẫn được thông qua?
Dự Luật đầu tư vẫn được thông qua?
(VietNamNet) - ''Tôi xin nói là chắc chắn thông qua! Còn những người nào hiến kế hay hơn thì tôi xin mời đề xuất. Có người cứ nói chung chung là (luật) thụt lùi nhưng đề xuất thế nào thì không nói được!''.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên đã tuyên bố như vậy trong giờ giải lao ngày 4/11, khi Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật đầu tư.
Khoảng trống dành cho người thi hành?
- Đa số nhà đầu tư muốn ghi thẳng nội dung ưu đãi ngay vào giấy chứng nhận đầu tư?
- Nay mai, vấn đề này sẽ xin ý kiến Quốc hội. Vì giữa quy định của điều luật với thực hiện trên thực tế có những khoảng trống. Khoảng trống đấy chính là ở người thi hành công vụ. Nếu nhà đầu tư muốn thì chúng tôi cũng đồng ý ghi vào giấy chứng nhận đầu tư. Còn nếu không tôi rành mạch các chế độ ưu đãi, điều kiện ưu đãi, anh đối chiếu anh được hưởng. Anh muốn chọn hình thức nào tôi cũng đồng ý.
Cho nên, quan điểm làm sao tách biệt được mối quan hệ trực tiếp giữa các nhà đầu tư với những người thi hành công vụ sao cho bớt tiêu cực đi. Trong dự luật có quy định, cả việc khai báo, gửi hồ sơ bằng điện tử, bằng giấy. Tới đây chúng ta sẽ thông qua Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT.
"Nay mai sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn"!
- Nhà đầu tư muốn ghi ưu đãi vào giấy phép vì họ sợ chính sách của chúng ta thay đổi quá nhanh ảnh hưởng đến công việc làm ăn của họ?
- Tôi xin nói với nhà đầu tư nước ngoài và trong nước: Khi nhà nước ban hành chính sách mới, chỉ có ưu đãi thêm cho nhà đầu tư, không bao giờ có chính sách gây khó nhà đầu tư. Cho nên có một điều quy định áp dụng pháp luật: Một là luật mới ưu đãi hơn thì anh chuyển sang hưởng ưu đãi hơn này. Còn luật này khó hơn thì anh vẫn được giữ nguyên. Giấy tờ đang có anh giữ nguyên!
- Nhưng có ý kiến cho rằng, dự án đầu tư nhà nước nắm vốn, cổ phần chi phối phải được đại diện phần vốn nhà nước thẩm định và quyết định đầu tư là áp đặt, trái với Luật doanh nghiệp?
- Chỗ đấy đúng là nay mai phải suy nghĩ sâu sắc hơn đối với dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Nhà nước ''thò tay'' đến đâu để không triệt tiêu quyền của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành... Các đại biểu phản ánh thì mình cố gắng lắng nghe.
Phải ưu tiên cho "con đẻ" của mình
- Luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và luật đầu tư nước ngoài?
- Nước nào cũng có một tí ưu tiên cho ''con đẻ'' của mình. Anh bảo mở toang tất cả cái gì của quốc tế vào Việt Nam thì không nói làm gì nữa! Cho nên tranh chấp giữa nhà đầu tư với Nhà nước Việt Nam phải theo luật Việt Nam cái đã, trừ những điều ước Việt Nam phải thực hiện.
- Nhưng mình hội nhập phải chấp nhận ''luật chơi'' quốc tế?
- Hội nhập đều có khoảng trống. Thái Lan vào WTO từ lâu rồi nhưng bây giờ không phải tất cả đều mở cửa hết. Người ta cho phép thế! Miễn là cho anh (đầu tư nước ngoài) vào một địa bàn, lĩnh vực rồi thì chính sách như nhau. Còn thủ tục hành chính có thể khác nhau. Người trong nhà việc gì phải xin phép nặng nề! Nhưng người ngoài vào thì phải xin phép chứ!
- Có ý kiến đề nghị chưa thông qua Luật đầu tư trong kỳ họp này?
- Tôi xin nói là chắc chắn thông qua! Còn những người nào hiến kế hay hơn thì tôi xin mời để xuất. Có người cứ nói chung chung là (luật) thụt lùi nhưng đề xuất thế nào thì không nói được! Luật này chúng tôi chỉ mong cởi mở hơn đối với nhà đầu tư trong nước khi đặt mặt bằng với nhà đầu tư ngoài nước. Đối với nhà đầu tư ngoài nước ưu đãi hơn rất nhiều!
•Văn Tiến ghi - 04/11/2005
(VietNamNet) - ''Tôi xin nói là chắc chắn thông qua! Còn những người nào hiến kế hay hơn thì tôi xin mời đề xuất. Có người cứ nói chung chung là (luật) thụt lùi nhưng đề xuất thế nào thì không nói được!''.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên đã tuyên bố như vậy trong giờ giải lao ngày 4/11, khi Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật đầu tư.
Khoảng trống dành cho người thi hành?
- Đa số nhà đầu tư muốn ghi thẳng nội dung ưu đãi ngay vào giấy chứng nhận đầu tư?
- Nay mai, vấn đề này sẽ xin ý kiến Quốc hội. Vì giữa quy định của điều luật với thực hiện trên thực tế có những khoảng trống. Khoảng trống đấy chính là ở người thi hành công vụ. Nếu nhà đầu tư muốn thì chúng tôi cũng đồng ý ghi vào giấy chứng nhận đầu tư. Còn nếu không tôi rành mạch các chế độ ưu đãi, điều kiện ưu đãi, anh đối chiếu anh được hưởng. Anh muốn chọn hình thức nào tôi cũng đồng ý.
Cho nên, quan điểm làm sao tách biệt được mối quan hệ trực tiếp giữa các nhà đầu tư với những người thi hành công vụ sao cho bớt tiêu cực đi. Trong dự luật có quy định, cả việc khai báo, gửi hồ sơ bằng điện tử, bằng giấy. Tới đây chúng ta sẽ thông qua Luật giao dịch điện tử, Luật CNTT.
"Nay mai sẽ suy nghĩ sâu sắc hơn"!
- Nhà đầu tư muốn ghi ưu đãi vào giấy phép vì họ sợ chính sách của chúng ta thay đổi quá nhanh ảnh hưởng đến công việc làm ăn của họ?
- Tôi xin nói với nhà đầu tư nước ngoài và trong nước: Khi nhà nước ban hành chính sách mới, chỉ có ưu đãi thêm cho nhà đầu tư, không bao giờ có chính sách gây khó nhà đầu tư. Cho nên có một điều quy định áp dụng pháp luật: Một là luật mới ưu đãi hơn thì anh chuyển sang hưởng ưu đãi hơn này. Còn luật này khó hơn thì anh vẫn được giữ nguyên. Giấy tờ đang có anh giữ nguyên!
- Nhưng có ý kiến cho rằng, dự án đầu tư nhà nước nắm vốn, cổ phần chi phối phải được đại diện phần vốn nhà nước thẩm định và quyết định đầu tư là áp đặt, trái với Luật doanh nghiệp?
- Chỗ đấy đúng là nay mai phải suy nghĩ sâu sắc hơn đối với dự án đầu tư, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Nhà nước ''thò tay'' đến đâu để không triệt tiêu quyền của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành... Các đại biểu phản ánh thì mình cố gắng lắng nghe.
Phải ưu tiên cho "con đẻ" của mình
- Luật vẫn còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước và luật đầu tư nước ngoài?
- Nước nào cũng có một tí ưu tiên cho ''con đẻ'' của mình. Anh bảo mở toang tất cả cái gì của quốc tế vào Việt Nam thì không nói làm gì nữa! Cho nên tranh chấp giữa nhà đầu tư với Nhà nước Việt Nam phải theo luật Việt Nam cái đã, trừ những điều ước Việt Nam phải thực hiện.
- Nhưng mình hội nhập phải chấp nhận ''luật chơi'' quốc tế?
- Hội nhập đều có khoảng trống. Thái Lan vào WTO từ lâu rồi nhưng bây giờ không phải tất cả đều mở cửa hết. Người ta cho phép thế! Miễn là cho anh (đầu tư nước ngoài) vào một địa bàn, lĩnh vực rồi thì chính sách như nhau. Còn thủ tục hành chính có thể khác nhau. Người trong nhà việc gì phải xin phép nặng nề! Nhưng người ngoài vào thì phải xin phép chứ!
- Có ý kiến đề nghị chưa thông qua Luật đầu tư trong kỳ họp này?
- Tôi xin nói là chắc chắn thông qua! Còn những người nào hiến kế hay hơn thì tôi xin mời để xuất. Có người cứ nói chung chung là (luật) thụt lùi nhưng đề xuất thế nào thì không nói được! Luật này chúng tôi chỉ mong cởi mở hơn đối với nhà đầu tư trong nước khi đặt mặt bằng với nhà đầu tư ngoài nước. Đối với nhà đầu tư ngoài nước ưu đãi hơn rất nhiều!
•Văn Tiến ghi - 04/11/2005