Khó may chung một cái áo cho mọi người
Tiến sĩ Nguyễn Đình Tài - Thành viên ban soạn thảo dự thảo Luật Đầu tư:
Khó may chung một cái áo cho mọi người
Để quản lý, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn phải giữ giấy phép. Doanh nghiệp tư nhân phải chịu chung thủ tục này
Trước những ý kiến trái ngược nhau giữa Ban Soạn thảo và giới doanh nghiệp (DN) về một số điều khoản trong dự thảo Luật Đầu tư, chúng tôi đã trao đổi với một thành viên Ban Soạn thảo, tiến sĩ Nguyễn Đình Tài, Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quản lý và Bồi dưỡng cán bộ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), về quan điểm của Ban Soạn thảo khi chấp bút dự luật này.
. Phóng viên: Từ rất nhiều góp ý của DN, thậm chí phản đối của một số phòng thương mại nước ngoài về một số điều khoản trong dự thảo Luật Đầu tư, ông có nhận xét gì?
- Ông Nguyễn Đình Tài: Luật Đầu tư được gộp cả ba lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư bằng tiền Nhà nước và tiền của tư nhân. Trước đây, cả ba mảng này được điều chỉnh bằng ba luật khác nhau là Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật DN. Khi gộp thành Luật Đầu tư chung là cả ba cánh quân cùng nhập vào, mỗi bên có những nhận thức khác nhau về quan điểm.
Sau mỗi dự thảo, chúng tôi đều lấy ý kiến DN và các bên liên quan. Dự thảo ban đầu có nhiều cái chưa thỏa mãn vì đứng trên quan điểm chủ quan của nhà quản lý nhưng đến dự thảo cuối cùng, các bên đã gặp nhau ở hầu hết các điểm, đặc biệt là thủ tục đầu tư, rào cản hành chính. Vấn đề đầu tư rất phức tạp vì nó động đến nhiều khía cạnh khác nhau của giới DN. Nhưng tôi cho rằng cơ bản là DN “được” nhiều hơn “mất”.
. Nhà đầu tư nước ngoài rất thất vọng khi Luật Đầu tư không tiếp tục trao quyền cam kết, bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án lớn?
- Vấn đề bảo đảm đầu tư vẫn được tiếp thu và kế thừa như Luật ĐTNN. Tức là Chính phủ vẫn cam kết bảo hộ tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Khi thay đổi chính sách, nếu có lợi cho nhà đầu tư thì họ được hưởng, nếu bất lợi thì nhà đầu tư được bồi thường bằng cách được thay đổi mục tiêu dự án hoặc làm dự án mới... Ngoài ra còn có một loạt điều chỉnh nhằm “nới” thêm quyền cho nhà đầu tư, chẳng hạn không yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa hay xuất khẩu mà họ phải đạt được...
. Dường như dự thảo luật đầu tư mới lại tăng thêm thủ tục cho nhà đầu tư? Như thế có thích hợp không, nhất là trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh cải cách hành chính?
- Trước đây theo Luật ĐTNN, tất cả dự án ĐTNN đều phải có giấy phép nên cơ quan quản lý nắm được số lượng dự án. Một số thành viên Ban Soạn thảo thấy như thế là tốt nên cứng nhắc đưa vào định áp dụng cho Luật Đầu tư thì đụng đến DN tư nhân. Khối này thấy ban hành điều khoản này thì nhẹ cho nhà ĐTNN nhưng nặng cho mình nên phản đối. Không thể may chung một cái áo cho tất cả mọi người, Ban Soạn thảo đã cố gắng giảm tối đa mọi rào cản hành chính. Đã có những tranh luận gay gắt giữa các thành viên soạn thảo và giữa Ban Soạn thảo với DN rằng “đẻ ra thủ tục, ai lợi, ai hại”? DN dân doanh của VN rất nhỏ, hơn 90% có vốn dưới 15 tỉ đồng, số này chỉ cần đăng ký đầu tư, không phải xin phép. Còn số dự án phải đăng ký hoặc thẩm tra trước khi đầu tư chiếm tỉ lệ không nhiều vì dự án lớn chủ yếu thuộc DN Nhà nước và DN ĐTNN. Chúng tôi cũng hiểu DN “dị ứng” với giấy phép nhưng cơ quan quản lý mà không có thông tin gì cả thì phát sinh DN “ma”.
Hiện nay, kiểm tra tỉnh nào cũng thấy DN “ma” chiếm 15% - 20%. Nhiều dự án không triển khai đầu tư mà đi bán đất, bán nhà... Nếu bỏ thẩm tra không biết có quản lý được dự án lớn không? Vậy thì đề ra cơ chế đăng ký để cơ quan quản lý Nhà nước nắm được là hợp lý. Muốn hạn chế việc cán bộ thừa hành làm khó DN, Chính phủ cần ban hành quy trình ra giấy phép để quản lý được các loại “giấy phép con”.
Tô Hà thực hiện 31-10-2005 – Theo Người lao động
Khó may chung một cái áo cho mọi người
Để quản lý, các dự án đầu tư nước ngoài vẫn phải giữ giấy phép. Doanh nghiệp tư nhân phải chịu chung thủ tục này
Trước những ý kiến trái ngược nhau giữa Ban Soạn thảo và giới doanh nghiệp (DN) về một số điều khoản trong dự thảo Luật Đầu tư, chúng tôi đã trao đổi với một thành viên Ban Soạn thảo, tiến sĩ Nguyễn Đình Tài, Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quản lý và Bồi dưỡng cán bộ Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), về quan điểm của Ban Soạn thảo khi chấp bút dự luật này.
. Phóng viên: Từ rất nhiều góp ý của DN, thậm chí phản đối của một số phòng thương mại nước ngoài về một số điều khoản trong dự thảo Luật Đầu tư, ông có nhận xét gì?
- Ông Nguyễn Đình Tài: Luật Đầu tư được gộp cả ba lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đầu tư bằng tiền Nhà nước và tiền của tư nhân. Trước đây, cả ba mảng này được điều chỉnh bằng ba luật khác nhau là Luật Đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và Luật DN. Khi gộp thành Luật Đầu tư chung là cả ba cánh quân cùng nhập vào, mỗi bên có những nhận thức khác nhau về quan điểm.
Sau mỗi dự thảo, chúng tôi đều lấy ý kiến DN và các bên liên quan. Dự thảo ban đầu có nhiều cái chưa thỏa mãn vì đứng trên quan điểm chủ quan của nhà quản lý nhưng đến dự thảo cuối cùng, các bên đã gặp nhau ở hầu hết các điểm, đặc biệt là thủ tục đầu tư, rào cản hành chính. Vấn đề đầu tư rất phức tạp vì nó động đến nhiều khía cạnh khác nhau của giới DN. Nhưng tôi cho rằng cơ bản là DN “được” nhiều hơn “mất”.
. Nhà đầu tư nước ngoài rất thất vọng khi Luật Đầu tư không tiếp tục trao quyền cam kết, bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án lớn?
- Vấn đề bảo đảm đầu tư vẫn được tiếp thu và kế thừa như Luật ĐTNN. Tức là Chính phủ vẫn cam kết bảo hộ tài sản hợp pháp của nhà đầu tư. Khi thay đổi chính sách, nếu có lợi cho nhà đầu tư thì họ được hưởng, nếu bất lợi thì nhà đầu tư được bồi thường bằng cách được thay đổi mục tiêu dự án hoặc làm dự án mới... Ngoài ra còn có một loạt điều chỉnh nhằm “nới” thêm quyền cho nhà đầu tư, chẳng hạn không yêu cầu tỉ lệ nội địa hóa hay xuất khẩu mà họ phải đạt được...
. Dường như dự thảo luật đầu tư mới lại tăng thêm thủ tục cho nhà đầu tư? Như thế có thích hợp không, nhất là trong bối cảnh chúng ta đẩy mạnh cải cách hành chính?
- Trước đây theo Luật ĐTNN, tất cả dự án ĐTNN đều phải có giấy phép nên cơ quan quản lý nắm được số lượng dự án. Một số thành viên Ban Soạn thảo thấy như thế là tốt nên cứng nhắc đưa vào định áp dụng cho Luật Đầu tư thì đụng đến DN tư nhân. Khối này thấy ban hành điều khoản này thì nhẹ cho nhà ĐTNN nhưng nặng cho mình nên phản đối. Không thể may chung một cái áo cho tất cả mọi người, Ban Soạn thảo đã cố gắng giảm tối đa mọi rào cản hành chính. Đã có những tranh luận gay gắt giữa các thành viên soạn thảo và giữa Ban Soạn thảo với DN rằng “đẻ ra thủ tục, ai lợi, ai hại”? DN dân doanh của VN rất nhỏ, hơn 90% có vốn dưới 15 tỉ đồng, số này chỉ cần đăng ký đầu tư, không phải xin phép. Còn số dự án phải đăng ký hoặc thẩm tra trước khi đầu tư chiếm tỉ lệ không nhiều vì dự án lớn chủ yếu thuộc DN Nhà nước và DN ĐTNN. Chúng tôi cũng hiểu DN “dị ứng” với giấy phép nhưng cơ quan quản lý mà không có thông tin gì cả thì phát sinh DN “ma”.
Hiện nay, kiểm tra tỉnh nào cũng thấy DN “ma” chiếm 15% - 20%. Nhiều dự án không triển khai đầu tư mà đi bán đất, bán nhà... Nếu bỏ thẩm tra không biết có quản lý được dự án lớn không? Vậy thì đề ra cơ chế đăng ký để cơ quan quản lý Nhà nước nắm được là hợp lý. Muốn hạn chế việc cán bộ thừa hành làm khó DN, Chính phủ cần ban hành quy trình ra giấy phép để quản lý được các loại “giấy phép con”.
Tô Hà thực hiện 31-10-2005 – Theo Người lao động