Một số ý kiến về Luật Đầu tư
Một số nhận định về Luật Đầu Tư chung
Tôi là Nguyễn Quang Vũ - luật sư của Đoàn Luật Sư Hà Nội - hiện đang theo học cao học Luật tại Anh Quốc. Sau khi tham khảo dự thảo Luật Đầu Tư chung, tại trang web của www.vibonline.com.vn xin có 2 ý kiến đóng góp ban đầu như đề cập ở dưới đây. Nếu các bạn quan tâm, tôi sẵn sàng đưa thêm các thảo luận của mình về các vấn đề khác của Luật Đầu Tư như “bảo lãnh chính phủ”, “xử lý tranh chấp”, “thủ tục đầu tư”.
1. Vốn Nhà Nước
Theo dự thảo Luật Đầu Tư chung, “Vốn Nhà Nước” bao gồm:
• Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà Nước;
• Vốn tín dụng do Nhà Nước bảo lãnh;
• Vốn tín dụng phát triển của Nhà Nước; và
• Vốn đầu tư khác của Nhà Nước.
Dự thảo không làm rõ là “Vốn đầu tư khác của Nhà Nước” có bao gồm Vốn của Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) hay không đặc biệt là Vốn của DNNN đã được góp vào các doanh nghiệp khác (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh Nghiệp). Theo tôi, cần phải quy định rõ ràng Vốn Nhà Nước trong dự thảo Luật Đầu Tư chung không bao gồm Vốn của DNNN và đặc biệt là Vốn của DNNN trong các doanh nghiệp khác.
Hiện nay, Nhà nước chủ yếu tiến hành hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình thông qua các DNNN. Hoạt động này đã được quản lý bằng Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước và các văn bản hướng dẫn thi hành (VD. Nghị Định 159 về quản lý tài chính của DNNN). Ngoài ra, khi góp vốn vào các doanh nghiệp khác thông qua DNNN, bản thân Nhà Nước đã chấp nhận làm một cổ đông hay thành viên góp vốn bình thường của doanh nghiệp khác đó. Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước trong các doanh nghiệp đó (kể cả quyền quyết định đầu tư và thực hiện các hoạt động đầu tư) được thực hiện theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và các luật có liên quan. Vì vậy, việc trực tiếp áp dụng quy định của Luật Đầu Tư chung vào phần “Vốn Nhà Nước” trong DNNN và trong các doanh nghiệp khác có phần vốn góp của DNNN là không cần thiết, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra các mâu thuẫn không đáng có trong hệ thống pháp luật.
2- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh-đầu tư
Mặc dù dự thảo Luật Đầu Tư chung đã cố gắng giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư bằng cách đưa ra “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh-đầu tư”. Tuy nhiên theo tôi việc đưa ra loại giấy này là không khả thi nếu trong dự thảo không có các quy định cụ thể về việc xây dựng một hệ thống Cơ quan “đăng ký kinh doanh-đầu tư” cùng với một thủ tục rõ ràng minh bạch.
Hiện nay, về cơ bản
• hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh chủ yếu được thực hiện bởi Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp;
• hoạt động đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuỳ theo quy mô mà tính chất, được thực hiện qua (i) Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, (ii) Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, và (iii) Ban Quản Lý các Khu Công Nghiệp;
• hoạt động quản lý đầu tư trong nước được thực hiện qua “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư” quy định tại “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” tại Nghị Định 52/CP của Chính Phủ.
Không rõ là sau khi Luật Đầu Tư chung được ban hành, thì cơ quan nào sẽ được uỷ quyền thực hiện việc cấp giấy “đăng ký kinh doanh - đầu tư”. Thiếu một thiết chế để thực hiện chức năng trên sẽ dẫn đến việc các quy định của Luật Đầu Tư không được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế.
Theo tôi, cần quy định cụ thể là hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký-kinh doanh và đầu tư. Ngoài ra cũng cần quy định rõ thủ tục cấp giấy chứng nhận này theo đúng tinh thần của Luật Doanh Nghiệp nhằm hạn chế việc các cơ quan cấp phép có thể gây khó khăn cho Doanh nghiệp.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:31 PM
Tôi là Nguyễn Quang Vũ - luật sư của Đoàn Luật Sư Hà Nội - hiện đang theo học cao học Luật tại Anh Quốc. Sau khi tham khảo dự thảo Luật Đầu Tư chung, tại trang web của www.vibonline.com.vn xin có 2 ý kiến đóng góp ban đầu như đề cập ở dưới đây. Nếu các bạn quan tâm, tôi sẵn sàng đưa thêm các thảo luận của mình về các vấn đề khác của Luật Đầu Tư như “bảo lãnh chính phủ”, “xử lý tranh chấp”, “thủ tục đầu tư”.
1. Vốn Nhà Nước
Theo dự thảo Luật Đầu Tư chung, “Vốn Nhà Nước” bao gồm:
• Vốn đầu tư phát triển từ Ngân sách Nhà Nước;
• Vốn tín dụng do Nhà Nước bảo lãnh;
• Vốn tín dụng phát triển của Nhà Nước; và
• Vốn đầu tư khác của Nhà Nước.
Dự thảo không làm rõ là “Vốn đầu tư khác của Nhà Nước” có bao gồm Vốn của Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) hay không đặc biệt là Vốn của DNNN đã được góp vào các doanh nghiệp khác (Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh Nghiệp). Theo tôi, cần phải quy định rõ ràng Vốn Nhà Nước trong dự thảo Luật Đầu Tư chung không bao gồm Vốn của DNNN và đặc biệt là Vốn của DNNN trong các doanh nghiệp khác.
Hiện nay, Nhà nước chủ yếu tiến hành hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình thông qua các DNNN. Hoạt động này đã được quản lý bằng Luật Doanh Nghiệp Nhà Nước và các văn bản hướng dẫn thi hành (VD. Nghị Định 159 về quản lý tài chính của DNNN). Ngoài ra, khi góp vốn vào các doanh nghiệp khác thông qua DNNN, bản thân Nhà Nước đã chấp nhận làm một cổ đông hay thành viên góp vốn bình thường của doanh nghiệp khác đó. Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước trong các doanh nghiệp đó (kể cả quyền quyết định đầu tư và thực hiện các hoạt động đầu tư) được thực hiện theo quy định của Luật Doanh Nghiệp và các luật có liên quan. Vì vậy, việc trực tiếp áp dụng quy định của Luật Đầu Tư chung vào phần “Vốn Nhà Nước” trong DNNN và trong các doanh nghiệp khác có phần vốn góp của DNNN là không cần thiết, cản trở quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp và tạo ra các mâu thuẫn không đáng có trong hệ thống pháp luật.
2- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh-đầu tư
Mặc dù dự thảo Luật Đầu Tư chung đã cố gắng giảm thiểu thủ tục hành chính cho nhà đầu tư bằng cách đưa ra “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh-đầu tư”. Tuy nhiên theo tôi việc đưa ra loại giấy này là không khả thi nếu trong dự thảo không có các quy định cụ thể về việc xây dựng một hệ thống Cơ quan “đăng ký kinh doanh-đầu tư” cùng với một thủ tục rõ ràng minh bạch.
Hiện nay, về cơ bản
• hoạt động đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp dân doanh chủ yếu được thực hiện bởi Hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp;
• hoạt động đăng ký kinh doanh và cấp phép đầu tư của Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tuỳ theo quy mô mà tính chất, được thực hiện qua (i) Uỷ Ban Nhân Dân các tỉnh, (ii) Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, và (iii) Ban Quản Lý các Khu Công Nghiệp;
• hoạt động quản lý đầu tư trong nước được thực hiện qua “Người có thẩm quyền quyết định đầu tư” quy định tại “Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng” tại Nghị Định 52/CP của Chính Phủ.
Không rõ là sau khi Luật Đầu Tư chung được ban hành, thì cơ quan nào sẽ được uỷ quyền thực hiện việc cấp giấy “đăng ký kinh doanh - đầu tư”. Thiếu một thiết chế để thực hiện chức năng trên sẽ dẫn đến việc các quy định của Luật Đầu Tư không được thực thi một cách hiệu quả trên thực tế.
Theo tôi, cần quy định cụ thể là hệ thống cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký-kinh doanh và đầu tư. Ngoài ra cũng cần quy định rõ thủ tục cấp giấy chứng nhận này theo đúng tinh thần của Luật Doanh Nghiệp nhằm hạn chế việc các cơ quan cấp phép có thể gây khó khăn cho Doanh nghiệp.
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:31 PM