Bộ trưởng Bộ KH-ĐT:”chúng tôi sẽ lắng nghe…”,
Bộ trưởng Bộ KH-ĐT: “Chúng tôi sẽ lắng nghe...”
TT - Hôm nay 1-11, theo chương trình làm việc của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc sẽ trình dự án Luật đầu tư (chung) - một bộ luật đang gây khá nhiều tranh cãi, thậm chí có những đề nghị Quốc hội không nên thông qua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói: “Chúng tôi sẽ lắng nghe...”.
* Bộ trưởng nghĩ sao khi đến thời điểm hiện nay vẫn còn khá nhiều ý kiến phản đối quyết liệt bản dự án mới nhất của Luật đầu tư. Thậm chí có ý kiến cho rằng Luật đầu tư mới sẽ ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư của VN?
- Dự án Luật đầu tư lần này qui định chung mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và ngoài nước. Thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản hơn rất nhiều, bởi dự án luật đã qui định hợp nhất giữa thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đối những nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư lần đầu đi kèm với việc thành lập doanh nghiệp chỉ cần đến một cửa. Còn sau này các nhà đầu tư tiếp tục các dự án khác thì chỉ cần đăng ký đầu tư mà không cần đăng ký kinh doanh nữa.
Điều đặc biệt là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này có hiệu lực trên phạm vi cả nước, vì vậy nhà đầu tư có thể đăng ký kinh doanh tại một nơi, nhưng lại có quyền thực hiện các dự án đầu tư tại các địa phương khác, đây là một điểm mới của luật.
* Nhưng một trong những nội dung trong bản kiến nghị của đại diện các phòng thương mại châu Âu, Mỹ, Úc cho rằng thủ tục đăng ký và cấp phép theo dự án luật sẽ thực hiện theo “ba cấp và hai bước” sẽ làm nặng nề hơn cho thủ tục hiện tại?
- Có thể đây là một sự hiểu nhầm thủ tục đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong dự án Luật đầu tư.
Hiện nay tất cả dự án đều phải qua khâu thẩm định, nhưng dự luật mới qui định có những loại dự án chỉ cần đăng ký đầu tư và chúng tôi cấp luôn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh.
Khác biệt duy nhất giữa đầu tư nước ngoài và trong nước là nếu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến VN họ phải có dự án đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nhà đầu tư trong nước chỉ cần đăng ký kinh doanh, sau này đăng ký đầu tư cũng vẫn được.
* Đối với những dự án liên doanh có sử dụng vốn Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại việc phải áp dụng chế độ thẩm định cùng với các điều kiện khắt khe đi kèm sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư, thậm chí sẽ khó thu hút được vốn từ bên ngoài?
- Dứt khoát vốn đầu tư của Nhà nước thì Nhà nước phải quản lý chặt và nếu nhà đầu tư cảm thấy phiền phức quá thì họ có thể liên doanh các nhà đầu tư tư nhân.
Vì vậy, trong phần liên quan đến quản lý vốn Nhà nước cần phải có một chương riêng để xiết chặt việc quản lý vốn nhà nước ở các DNNN hiện nay. Thực tế cho thấy chúng ta đang bị thất thoát các nguồn vốn từ các DNNN, vì vậy đây là vấn đề cần phải làm và chương này chỉ nhằm vào mục đích như vậy.
Trong bản kiến nghị của đại diện các phòng thương mại châu Âu, Mỹ và Úc, họ cho rằng việc bảo lãnh của Chính phủ trong việc vay vốn nước ngoài đã bị loại bỏ khỏi dự án luật là không đúng.
Thực tế dự thảo qui định Chính phủ vẫn bảo lãnh đối với những dự án quan trọng. Ở đây cần phân biệt việc bảo lãnh đầu tư chỉ ở mức nào đó chứ chúng ta không thể nào làm tràn lan, do đó dự án luật có hạn chế một số đối tượng được hưởng bảo đảm đầu tư.
Các nhà đầu tư có thể chưa hiểu hết một số điểm trong dự án của Luật đầu tư mới nên chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho Vụ Pháp chế tiếp xúc và giải thích cho họ hiểu. Tất nhiên có những điểm nhà đầu tư nêu ra còn đang gây tranh cãi như thủ tục cấp ưu đãi đầu tư, chúng ta cần phải lắng nghe để tiếp thu.
* Thưa bộ trưởng nhiều ý kiến cho rằng việc “đẻ” thêm “thanh tra đầu tư” sẽ là bước làm khó cho DN bởi hoạt động kinh doanh hiện nay đã có quá đủ và thừa các cơ quan thanh tra, kiểm tra?
- Việc ra đời thanh tra đầu tư theo dự án luật nhằm giúp DN đi vào hoạt động kỷ cương, bởi hiện nay số trốn thuế, lậu thuế, rồi số DN “ ma”, DN “ ảo” không phải là ít. Vì vậy, theo tôi, cần thiết phải có cơ quan thanh tra đầu tư, điều này sẽ giám sát được DN trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng giấy phép.
XUÂN TOÀN thực hiện
TS Nguyễn Mại, (thành viên Tổ Kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ): Đưa “Luật đầu tư” vào Luật doanh nghiệp
Nếu chúng ta chấp nhận tư duy coi đầu tư là một trong những hoạt động kinh doanh của DN thì tôi nghĩ không nhất thiết phải để một Luật đầu tư tách riêng khỏi Luật DN, nhất là khi chúng ta lại cũng đang thảo luận, chuẩn bị thông qua Luật DN thống nhất.
Các điều luật về quyền của nhà đầu tư, thực chất đó là quyền của DN, cần được qui định trong Luật DN chứ không phải trong Luật đầu tư.
Trước đây, hệ thống luật của chúng ta chưa đầy đủ nên những qui định về ưu đãi đối với nhà đầu tư được đưa vào Luật đầu tư nước ngoài, qui định cụ thể những ưu đãi về thuế, đất đai...
Nhưng khi chúng ta hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các lĩnh vực này, những ưu đãi đó đã được qui định rất cụ thể trong các văn bản pháp lý chuyên ngành khác rồi thì không cần phải qui định trong luật này để khỏi chồng chéo.
Thành thật mà nói những qui định như trong dự thảo Luật đầu tư có những điều chưa phù hợp với WTO. Như vậy nếu thông qua rồi sau có phải sửa không?
Hay như đầu tư gián tiếp, đầu tư ra nước ngoài chẳng hạn, nếu qui định như trong dự thảo hiện nay thì tôi chắc chắn về sau ta sẽ phải sửa, chứ không phải chỉ qui định chung chung, chỉ gói gọn trong một chương của Luật đầu tư được.
NHẬT LINH ghi
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:31 PM
TT - Hôm nay 1-11, theo chương trình làm việc của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc sẽ trình dự án Luật đầu tư (chung) - một bộ luật đang gây khá nhiều tranh cãi, thậm chí có những đề nghị Quốc hội không nên thông qua.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói: “Chúng tôi sẽ lắng nghe...”.
* Bộ trưởng nghĩ sao khi đến thời điểm hiện nay vẫn còn khá nhiều ý kiến phản đối quyết liệt bản dự án mới nhất của Luật đầu tư. Thậm chí có ý kiến cho rằng Luật đầu tư mới sẽ ảnh hưởng xấu đối với môi trường đầu tư của VN?
- Dự án Luật đầu tư lần này qui định chung mặt bằng pháp lý cho đầu tư trong nước và ngoài nước. Thủ tục đăng ký đầu tư đơn giản hơn rất nhiều, bởi dự án luật đã qui định hợp nhất giữa thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đối những nhà đầu tư đăng ký dự án đầu tư lần đầu đi kèm với việc thành lập doanh nghiệp chỉ cần đến một cửa. Còn sau này các nhà đầu tư tiếp tục các dự án khác thì chỉ cần đăng ký đầu tư mà không cần đăng ký kinh doanh nữa.
Điều đặc biệt là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh này có hiệu lực trên phạm vi cả nước, vì vậy nhà đầu tư có thể đăng ký kinh doanh tại một nơi, nhưng lại có quyền thực hiện các dự án đầu tư tại các địa phương khác, đây là một điểm mới của luật.
* Nhưng một trong những nội dung trong bản kiến nghị của đại diện các phòng thương mại châu Âu, Mỹ, Úc cho rằng thủ tục đăng ký và cấp phép theo dự án luật sẽ thực hiện theo “ba cấp và hai bước” sẽ làm nặng nề hơn cho thủ tục hiện tại?
- Có thể đây là một sự hiểu nhầm thủ tục đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong dự án Luật đầu tư.
Hiện nay tất cả dự án đều phải qua khâu thẩm định, nhưng dự luật mới qui định có những loại dự án chỉ cần đăng ký đầu tư và chúng tôi cấp luôn giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đăng ký kinh doanh.
Khác biệt duy nhất giữa đầu tư nước ngoài và trong nước là nếu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến VN họ phải có dự án đầu tư để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, còn nhà đầu tư trong nước chỉ cần đăng ký kinh doanh, sau này đăng ký đầu tư cũng vẫn được.
* Đối với những dự án liên doanh có sử dụng vốn Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng lo ngại việc phải áp dụng chế độ thẩm định cùng với các điều kiện khắt khe đi kèm sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư, thậm chí sẽ khó thu hút được vốn từ bên ngoài?
- Dứt khoát vốn đầu tư của Nhà nước thì Nhà nước phải quản lý chặt và nếu nhà đầu tư cảm thấy phiền phức quá thì họ có thể liên doanh các nhà đầu tư tư nhân.
Vì vậy, trong phần liên quan đến quản lý vốn Nhà nước cần phải có một chương riêng để xiết chặt việc quản lý vốn nhà nước ở các DNNN hiện nay. Thực tế cho thấy chúng ta đang bị thất thoát các nguồn vốn từ các DNNN, vì vậy đây là vấn đề cần phải làm và chương này chỉ nhằm vào mục đích như vậy.
Trong bản kiến nghị của đại diện các phòng thương mại châu Âu, Mỹ và Úc, họ cho rằng việc bảo lãnh của Chính phủ trong việc vay vốn nước ngoài đã bị loại bỏ khỏi dự án luật là không đúng.
Thực tế dự thảo qui định Chính phủ vẫn bảo lãnh đối với những dự án quan trọng. Ở đây cần phân biệt việc bảo lãnh đầu tư chỉ ở mức nào đó chứ chúng ta không thể nào làm tràn lan, do đó dự án luật có hạn chế một số đối tượng được hưởng bảo đảm đầu tư.
Các nhà đầu tư có thể chưa hiểu hết một số điểm trong dự án của Luật đầu tư mới nên chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho Vụ Pháp chế tiếp xúc và giải thích cho họ hiểu. Tất nhiên có những điểm nhà đầu tư nêu ra còn đang gây tranh cãi như thủ tục cấp ưu đãi đầu tư, chúng ta cần phải lắng nghe để tiếp thu.
* Thưa bộ trưởng nhiều ý kiến cho rằng việc “đẻ” thêm “thanh tra đầu tư” sẽ là bước làm khó cho DN bởi hoạt động kinh doanh hiện nay đã có quá đủ và thừa các cơ quan thanh tra, kiểm tra?
- Việc ra đời thanh tra đầu tư theo dự án luật nhằm giúp DN đi vào hoạt động kỷ cương, bởi hiện nay số trốn thuế, lậu thuế, rồi số DN “ ma”, DN “ ảo” không phải là ít. Vì vậy, theo tôi, cần thiết phải có cơ quan thanh tra đầu tư, điều này sẽ giám sát được DN trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng giấy phép.
XUÂN TOÀN thực hiện
TS Nguyễn Mại, (thành viên Tổ Kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Chính phủ): Đưa “Luật đầu tư” vào Luật doanh nghiệp
Nếu chúng ta chấp nhận tư duy coi đầu tư là một trong những hoạt động kinh doanh của DN thì tôi nghĩ không nhất thiết phải để một Luật đầu tư tách riêng khỏi Luật DN, nhất là khi chúng ta lại cũng đang thảo luận, chuẩn bị thông qua Luật DN thống nhất.
Các điều luật về quyền của nhà đầu tư, thực chất đó là quyền của DN, cần được qui định trong Luật DN chứ không phải trong Luật đầu tư.
Trước đây, hệ thống luật của chúng ta chưa đầy đủ nên những qui định về ưu đãi đối với nhà đầu tư được đưa vào Luật đầu tư nước ngoài, qui định cụ thể những ưu đãi về thuế, đất đai...
Nhưng khi chúng ta hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến các lĩnh vực này, những ưu đãi đó đã được qui định rất cụ thể trong các văn bản pháp lý chuyên ngành khác rồi thì không cần phải qui định trong luật này để khỏi chồng chéo.
Thành thật mà nói những qui định như trong dự thảo Luật đầu tư có những điều chưa phù hợp với WTO. Như vậy nếu thông qua rồi sau có phải sửa không?
Hay như đầu tư gián tiếp, đầu tư ra nước ngoài chẳng hạn, nếu qui định như trong dự thảo hiện nay thì tôi chắc chắn về sau ta sẽ phải sửa, chứ không phải chỉ qui định chung chung, chỉ gói gọn trong một chương của Luật đầu tư được.
NHẬT LINH ghi
Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuanda vào lúc Nov 1 2005, 12:31 PM