Giá trị pháp lý của văn bản số hoá
(Ý kiến dưới đây được trích trong bài "Các chuẩn giao dịch điện tử nhìn từ góc độ thực tế" của TS. Hoàng Lê Minh, Sở Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh - Tạp chí Bưu chính Viễn thông Kỳ II 5/2004)
Hiện nay theo các qui định của pháp luật Việt Nam, hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, các giao dịch của chính phủ (đặc biệt, đối với các hợp đồng kinh tế, văn bản là một yếu tố bắt buộc).
Tuy nhiên, trong quá trình tin học hoá, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng rằng thế nào là "văn bản số hoá". Theo quan niệm của những người làm công tác pháp lý trong một nền thương mại truyền thống văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Khi chuyển qua các hình thức giao dịch điện tử, nếu các văn bản số hoá không được ghi nhận về mặt pháp lý như là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu do không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức pháp lý của hợp đồng.
Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của các văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử bằng các công cụ xác thực như chữ ký điện tử (có thể ký trên văn bản số hoá bằng phương pháp quét hình). Việc ghi nhận giá trị pháp lý của các văn bản số hoá có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:
1. Thứ nhất: Nên định nghĩa khái niệm văn bản số hoá và có những qui định riêng đối với loại văn bản này.
2. Thứ hai: Phải coi các văn bản số hoá có giá trị như các văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:
- Khả năng chứa thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết;
- Đảm bảo được tính xác thực của thông tin (và người ký văn bản);
- Đảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin.
Nếu như trong Luật Giao dịch điện tử tới đây có thể giải quyết chỉ một vấn đề thời sự như tính pháp lý của văn bản số hoá, chúng ta sẽ có cơ sở hy vọng Luật Giao dịch điện tử sẽ thực sự giúp ích cho sự phát triển CNTT Việt Nam.
Hiện nay theo các qui định của pháp luật Việt Nam, hình thức văn bản được sử dụng như là một trong những hình thức chủ yếu trong các giao dịch dân sự, thương mại, các giao dịch của chính phủ (đặc biệt, đối với các hợp đồng kinh tế, văn bản là một yếu tố bắt buộc).
Tuy nhiên, trong quá trình tin học hoá, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm cụ thể, rõ ràng rằng thế nào là "văn bản số hoá". Theo quan niệm của những người làm công tác pháp lý trong một nền thương mại truyền thống văn bản được đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết). Khi chuyển qua các hình thức giao dịch điện tử, nếu các văn bản số hoá không được ghi nhận về mặt pháp lý như là một trong những hình thức của văn bản, thì các hợp đồng được giao kết trên mạng máy tính giữa các chủ thể sẽ bị coi là vô hiệu do không đáp ứng được các yêu cầu về hình thức pháp lý của hợp đồng.
Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với giá trị của các văn bản giao dịch thông qua phương tiện điện tử bằng các công cụ xác thực như chữ ký điện tử (có thể ký trên văn bản số hoá bằng phương pháp quét hình). Việc ghi nhận giá trị pháp lý của các văn bản số hoá có thể được thực hiện bằng hai cách chính như sau:
1. Thứ nhất: Nên định nghĩa khái niệm văn bản số hoá và có những qui định riêng đối với loại văn bản này.
2. Thứ hai: Phải coi các văn bản số hoá có giá trị như các văn bản viết nếu như chúng đảm bảo được các yếu tố:
- Khả năng chứa thông tin có thể được lưu giữ và tham chiếu lại khi cần thiết;
- Đảm bảo được tính xác thực của thông tin (và người ký văn bản);
- Đảm bảo được tính toàn vẹn của thông tin.
Nếu như trong Luật Giao dịch điện tử tới đây có thể giải quyết chỉ một vấn đề thời sự như tính pháp lý của văn bản số hoá, chúng ta sẽ có cơ sở hy vọng Luật Giao dịch điện tử sẽ thực sự giúp ích cho sự phát triển CNTT Việt Nam.