Ý kiến của TS. Bùi Quang Nhơn – VIAC

Thứ Sáu 11:15 26-05-2006
Góp ý dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất

Luật sư Tiến sĩ Bùi Quang Nhơn
Trọng tài viên, Giám đốc Chi nhánh Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ


Vấn đề số 2. Về một số ngành, nghề đòi hỏi phải kinh doanh dưới hình thức hợp danh
Theo tôi các loại dịch vụ
- Dịch vụ kế toán và kiểm toán;
- Dịch vụ thiết kế công trình xây dựng;
- Dịch vụ khám và điều trị bệnh;
- Dịch vụ pháp lý.
phải thực hiện dưới hình thức hợp danh.-
Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể không được kinh doanh các dịch vụ đó.

Các ngành nghề nêu trên phải theo hình thức hợp danh là đủ không nên bổ sung thêm loại dịch vụ, ngành nghề khác vào danh sách nói trên.

Nếu kinh doanh các loại dịch vụ nói trên phải dưới hình thức hợp danh, thì các doanh nghiệp (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty nhà nước) đang kinh doanh các loại dịch nói trên phải chuyển đổi sang hợp danh và cần thời gian 12 tháng để chuyển đổi.

Pháp luật cần quy định cụ thể về các vấn đề chuyển đổi như: Thành viên, tư cách thành viên, việc vốn góp của thành viên, tài sản của các thành viên hợp danh để chịu trách nhiệm vô hạn khi hoạt động

Nếu sau thời gian được quy định mà chưa chuyển đổi, thì hậu quả pháp lý là phải chấm dứt hoạt động.

Vấn đề số 3. Về hạn chế hay khống chế mức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác

Dự thảo Luật hạn chế mức đầu tư của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp khác. Cụ thể là tổng mức đầu tư của một doanh nghiệp (với tư cách là thành viên hoặc cổ đông) vào các doanh nghiệp khác không được vượt quá 50% vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Theo tôi không nên hạn chế tổng mức vốn đầu tư của một doanh nghiệp vào các doanh nghiệp khác vì đây là quyền tự định đoạt, quyền tự do kinh doanh của các cá nhân tổ chức. Chúng ta không nên quy định để rồi ngưiời ta nói chúng ta vi phạm quyền tự định đoạt, quyền tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức.

Những ưu điểm và nhược điểm của việc không khống chế.

Nếu không có khống chế, thì dưới giác độ tài chính doanh nghiệp giải thích thế nào về hiện tượng tương đối phổ biến hiện nay là một doanh nghiệp có vốn đăng ký là 5 tỷ đồng Việt Nam, nhưng lại thành lập công ty con có vốn đăng ký lên đến 10 tỷ đồng?

Tôi chưa nghĩ ra làm sao Công ty con lại đăng ký được vốn 10 tỷ?
Hiện tượng nói trên không thể gây hại gì cho nền kinh tế nói chung và cổ đông, chủ nợ .v.v.. của công ty nói riêng.

6. Có nên cho phép một cá nhân thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn? Hay chỉ có “tổ chức” mới được quyền thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn như hiện nay?

Theo tôi thì nên cho phép một cá nhân kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Điểm lợi (hay ưu điểm) của việc cho phép một cá nhân kinh doanh dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên Luật phải quy định thêm một số quy định cụ thể rỏ ràng về hình thức Công ty TNHH 1 thành viên, trách nhiệm của cá nhân là chủ Công ty.

Nếu cho phép thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân, thì vấn đề hay đặc điểm riêng biệt nào cần lưu ý và xử lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân?

Vấn đề cần lưu ý là trách nhiệm của cá nhân là chủ và nên quy định khi giao dịch hợp đồng thì Công ty phải công khai, minh bạch Công ty là do một cá nhân làm chủ.

Vấn đề số 14. Về tư cách pháp lý của Công ty hợp danh và DNTN, hai chủ thể này không có tư cách pháp nhân nhưng vẫn tồn tại như một thực thể kinh doanh. Vậy nên qui định tư cách pháp lý của chúng như thế nào (ví dụ có thể đi kiện, bị kiện không?)

Doanh nghiệp tư nhân và Công ty hợp danh theo quan điểm của tôi như sau:
Doanh nghiệp tư nhân
Tôi thống nhất hoàn toàn ý kiến là Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, Doanh nghiệp tư nhân co đầy đủ tư cách pháp lý khi họ hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, là một thương nhân theo Luật Thương mại và vì thế Doanh nghiệp tư nhân có đầy đủ các quyền được pháp luật quy định mà không cần phải quy định thêm.

Công ty hợp danh
Về Công ty hợp danh theo tôi là đầy đủ tư cách pháp nhân, lý do là theo Quy định trong Luật dân sư thì Pháp nhân bao gồn có các yêu tố nêu sau:

Điều 94. Pháp nhân (Bộ luật dân sự)
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
1- Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận;
2- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
3- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
4- Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Như vậy khi xem xét thì Công ty hợp danh đã đạt các yêu cầu nêu trên tức Công ty Hợp danh phải có tư cách pháp nhân. Công ty hợp danh sau khi đăng ký và hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh, là một thương nhân theo Luật Thương mại và vì thế Công ty hợp danh có đầy đủ các quyền được pháp luật quy định mà không cần phải quy định thêm.

14.2. Có cần qui định cụ thể hơn về cách thức chịu trách nhiệm về tài sản của thành viên hợp danh (trong Công ty hợp danh) và chủ DN (trong DNTN) không?

Chúng tôi nhận thấy Quy định theo dự thảo là chưa hoàn toàn hợp lý ở các điểm sau:

Tại Điều 96. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh quy định
1. Thành viên hợp danh có quyền:
a. Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về tất cả các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu bầu, nếu điều lệ công ty không quy định khác.
b.Có quyền nhân danh công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh bình thường trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty;
c. Sử dụng tài sản của công ty, kể cả con dấu, để tiến hành các công việc kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và hoạt động bình thường hành của công ty; nếu ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty, thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi trên số tiền gốc đã ứng trước.
d. Yêu cầu công ty bù đắp cho mình số thua lỗ hoặc thiệt hại từ việc tiến hành hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền, nếu số thua lỗ hoặc thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó.
đ. Yêu cầu công ty hoặc bất kỳ thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; và có quyền kiểm tra tài sản, sổ sách kế toán và các tài liệu khác của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết.
e. Được chia lợi nhuận tương với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại điều lệ công ty;
g. Khi công ty giải thể, được chia một phần giá trị tài sản còn lại theo tỷ lệ góp vốn vào công ty, nếu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.

Quy định như trên thì Công ty Hợp danh không có người đại diện trước pháp luật.

Các thành viên hợp danh đều có quyền như nhau, như vậy việc điều hành công ty thế nào? Mặc dù thông lệ các nước đều quy định như trên nhưng theo tôi nên quy định cụ thể hơn về vấn đề Các thành viên hợp danh khi ký hợp đồng thì có nên quy định gì không? Vấn đề nầy nên quy định việc điều hành, phân nhiệm trong Công ty phải được quy định rỏ ràng trong điều lệ của Công ty

Cần quy định thêm câu: Nếu các thành viên công ty có thoả thuận khác trong điều lệ.

2. Nghĩa vụ của thành viên hợp danh.
a. . . .b. . . . c. . . d. . . .
đ. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty; nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty, thì các thành viên hợp danh phải cùng nhau thanh toán hết số nợ còn lại của công ty. Trong trường hợp này, chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào trong số họ thanh toán thay cho công ty.

Điều nầy theo tôi nên quy định thêm hai vấn đề:

Thứ nhất Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty như vậy trong giai đoạn đăng ký và trong hồ sơ đăng ký Thành viên phải kê khai rỏ toàn bộ tài sản của mình. Vấn đề nầy gặp khó khăn là đối với thành viên hợp danh có tay nghề nhưng lại không có tài sản thì Luật phải giải quyết ra sao?

Vấn đề thứ hai Chủ nợ có quyền yêu cầu bất kỳ thành viên hợp danh nào trong số họ thanh toán thay cho công ty, như vậy đã hợp lý chưa? Thực tế việc giải quyết theo quy định nêu trên là rất khó khăn

Điều 96c. Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh

1.Nếu Điều lệ công ty không quy định khác, thì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật của công ty; có quyền điều hành và tiến hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; có quyền đàm phán và ký kết hợp đồng, thoả thuận hoặc giao ước với các điều kiện mà thành viên hợp danh đó đánh giá là có lợi nhất cho công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty đều có hiệu lực đối với bên thứ ba.

Khoản nầy theo tôi nên bắt buộc phải quy định rỏ quyền, trách nhiệm của thành viên hợp danh, việc phối hợp hoạt động, quyền đàm phám ký kết hợp đồng vân vân trong Điều lệ công ty.

2. Trong điều hành và tiến hành hoạt động kinh doanh, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức trách quản lý công ty và kiểm soát công ty. Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh, thì quyết định được thực hiện theo nguyên tắc đa số. Hoạt động rõ ràng không thuộc hoạt động kinh doanh bình thường trong phạm vi ngành nghề kinh doanh của công ty được thực hiện bởi bất kỳ thành viên nào đều không thuộc trách nhiệm của công ty trừ trường hợp hoạt động đó đã được sự chấp thuận của các thành viên còn lại.
Khoản nầy khi thực hiện sẽ có gặp nhiều vấn đề thực tế khó khăn.

4. Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời kiêm giám đốc (tổng giám đốc).
Chủ tịch có nhiệm vụ:

a. Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh. (theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên điều hành như là một thành viên hợp danh là chưa đầy đủ)

Vấn đề số 15. Về công ty nhà nước và Luật doanh nghiệp (thống nhất)

Mục tiêu của việc ban hành Luật doanh nghiệp (thống nhất) là áp dụng cho cả công ty nhà nước. Tuy vậy, công ty nhà nước hiện nay chưa phải là công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần như quy định của Luật doanh nghiệp. Vì vậy, sau khi Luật doanh nghiệp thống nhất có hiệu lực, thì công ty nhà nước hiện nay vẫn chưa thuộc đối tượng áp dụng của Luật này.

Theo quan điểm của tôi thì chỉ cần quy định một thời hạn cụ thể có thể là 12 tháng để chuyển công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn để “đưa” công ty nhà nước vào Luật Doanh nghiệp (thống nhất) Không nên để song song tồn tại 2 Luật; Hơn nữa đã đặt tên là Luật Doanh nghiệp thống nhất thì tồn tại hai luật là điều không hợp lý

16. Cơ chế chuyển đổi những doanh nghiệp FDI hiện tại sang Luật Doanh nghiệp thống nhất

Có cần chuyển đổi những doanh nghiệp FDI hiện tại sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất không? Nếu cần phải chuyển đổi thì cơ chế chuyển đổi sẽ như thế nào? Có cần qui định trong Luật này không?

Theo tôi nên quy định những doanh nghiệp FDI hiện tại phải hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thống nhất. Việc quy định như thế thì theo tôi không có việc chuyển đổi, Luật chỉ cần Quy định mềm dẽo các việc mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài phải thực hiện để phù hợp với quy định trong Luật doanh nghiệp thống nhất, trong việc áp dụng các lĩnh vực, các vấn đề như quản lý, điều hành công ty, kế toán, quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, thuế.

Các văn bản liên quan