Góp ý của LS. Nguyễn Chúng, Giám đốc CN Viettrust

Thứ Sáu 10:52 26-05-2006
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT DOANH NGHIỆP THỐNG NHẤT

Ngày 11 tháng 04 năm 2005

Trước hết xin cảm ơn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ban soạn thào Luật Doanh nghiệp thống nhất đã tổ chức và chuẩn bị “Các vấn đề gợi ý lấy ý kiến Dự thảo”.

Trong số các vấn đề “gợi ý”, chúng tôi có ý kiến về một vài vấn đề từ góc độ bên cạnh các nhà kinh doanh.

1. Về Giấy phép kinh doanh :

“ Khái niệm mới” về Giấy phép mà Dự thảo đưa ra, chúng tôi thấy không cần thiết. Bởi lẽ, “Giấy phép” tất nhiên phải có Người cấp phép theo phân cấp quản lý nhà nước. Trong thực tế, Các Doanh nghiệp không cần quan tâm tới khái niệm khoa học pháp lý (phần này dành cho các nhà nghiên cứu), chủ yếu họ chỉ quan tâm đến Luật quy định cái gì ?

Nguyên tắc chung chủ đạo và các quy định cụ thể có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh mà họ phải tuân thủ và áp dụng các quy định này vào hoạt động thực tế của mình. Do đó, Luật phải bao gồm các quy định hướng dẫn Doanh nghiệp được làm và các quy định bắt buộc (không được làm trái).

Mặt khác, Quyền kinh doanh là Quyền Hiến định. Hiến pháp năm 1992, điều 57 quy định : “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của Pháp luật”. Đặc biệt, trong nền kinh tế mở nhiều thành phần, nhiều loại hình doanh nghiệp như hiện nay thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào là hoàn toàn phụ thuộc vào quyền của chủ thể (tự đăng ký) có trước, việc cấp giấy phép (có sau). Vì vậy, các quy phạm hướng dẫn và các quy phạm bắt buộc của Luật mới càng chi tiết, cụ thể càng tốt, tránh các khái niệm chung chung khó hiểu.

Để không mâu thuẫn với “Quyền tự do kinh doanh”, chúng tôi thấy nên thay các cụm từ, chẳng hạn :

Cấm kinh doanh: -----> không được kinh doanh
Hạn chế, khống chế -----> hạn mức, giới hạn

Bởi vì, hoạt động kinh doanh được điều chỉnh bởi cả một hệ thống pháp luật trong đó có luật chuyên ngành. Vì vậy, Dự thảo Luật Doanh nghiệp thống nhất cũng cần phải được các nhà soạn thảo đối chiếu, rà soát lại các quy định có liên quan trước khi trình Quốc hội để tránh các xung đột không đáng có.

2. Một số ngành nghề đòi hỏi phải kinh doanh theo hình thức Công ty hợp danh :

Quan điểm của chúng tôi là :

Loại hình Công ty hợp danh hiện nay không phải là phổ biến, nhưng lại rất cần thiết cho cả hiện tại và tương lai. Vì sao loại hình này lại không phổ biến?

+ Chủ thể kinh doanh còn e ngại vì chế độ trách nhiệm vô hạn, khi gặp rủi ro trong kinh doanh các thành viên phải chịu trách nhiệm về tài sản lớn (không giới hạn trong số vốn góp)

+ Vai trò của loại hình công ty này chưa định hình rõ trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Theo chúng tôi đây là loại hình doanh nghiệp cần được phát triển vì trình độ chuyên nghiệp của Doanh nghiệp trong nước còn nhiều mặt cần có sự hợp tác của các chuyên gia giỏi khi thành lập Doanh nghiệp.

Thiết nghĩ, Luật mới nên có những quy định mở rộng cho phép Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể được phép hoạt động các ngành nghề này.

Theo chúng tôi cần bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh dưới hình thức Công ty hợp danh là :

+ Dịch vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật (nôngnghiệp, cơ khí, sinh học,…)
+ Dịch vụ lao động có yếu tố nước ngoài (tuyển dụng, xuâấ khẩu lao động,…)
+ Dịch vụ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.

Nếu các doanh nghiệp lựa chọn loại hình công ty này là do nhu cầu của thị trường thì Luật Doanh nghiệp thống nhất chỉ nên tiên liệu các quy phạm hướng dẫn, không nên có những quy phạm bắt buộc phải chuyển đổi loại hình kinh doanh ngay mà nên để quy luật của thị trường điều chỉnh. Cạnh tranh là yếu tố cơ bản để chủ thể kinh doanh lựa chọn có nên chuyển đổi qua hình thức hợp danh để nâng cao sức mạnh của mình trên thương trường hay không. Như vậy, sẽ không mâu thuẫn với “Quyền tự do kinh doanh” của các chủ thể. Khi kinh doanh dịch vụ hay ngành nghề dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty nhà nước mà không hiệu quả thì tất yếu các chủ thể kinh doanh sẽ tự mình chuyển đổi sang hình thức Công ty Hợp danh tương tư như nông dân “chuyển đổi giống cây trồng”.

Chính vì vậy, việc quy định thời gian chuyển đổi cố định là chủ quan và không khả thi trong việc luật hoá các hoạt động kinh doanh.

3. Về cơ chế đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thay vi xin phép đầu tư.

Theo chúng tôi, việc đặt thêm rào cản đối với nhà đầu tư nước ngoài là không nên. Bởi vì :

Chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế mở tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong nước có cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến đồng thời phát triển khoa học công nghệ trong nước. Việc đặt thêm rào cản là hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài và gây tâm lý e ngại đầu tư. Thay vì hạn chế bằng những điều kiện kinh doanh thì chúng ta cần xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng cho các chủ thể kinh doanh và hạn chế tiêu cực trong hoạt động đầu tư.

Trong quá trình hội nhập, DN trong nước buộc phải tự làm mới mình để tồn tại chứ không thể dựa vào những quy định của pháp luật trong nước để tạo lợi thế cạnh tranh. Đây là xu hướng tất yếu trong tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

Chúng tôi đồng tình với việc thay cơ chế đăng ký thành lập DN có vốn đầu tư nước ngoài thay vì xin cấp phép đầu tư như hiện nay. Việc này phải đơn giản hoá thủ tục đầu tư, thu huú vốn đầu tư nước ngoài chứ không phải đặt thêm những rào cản gây khó khăn về mặt thủ tục xin phép và triển khai dự án cho các nhà đầu tư.

Đối với những ngành nghề hạn chế bằng giấy phép, vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề,.. ,mà nhà đầu tư muốn kinh doanh trong nước thì mới được phép hoạt động.

Khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi nhận thấy vấn đề chính yếu không phải là hạn chế hay không hạn chế hoạt động đầu tư nước ngoài mà chúng ta sẽ xây dựng một cơ chế quản lý như thế nào để bình ổn thị trường kinh doanh trong nước - Một thị trường sẽ tồn tại nhiều chủ thể kinh doanh có những trình độ quản lý, năng lực vốn khác nhau ?

Các DN của chúng ta sẽ chống chọi như thế nào khi phải tuân thủ luật lệ chung của các nước, phải đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt để chiếm lĩnh thị trường ?
Theo chúng tôi, việc xây dựng một kế hoạch tổng thể từng bước nâng cao năng lực sản xuất, trình độ quản lý của DN trong nước là việc làm cấp bách.

Việc xây dựng pháp luật cũang chỉ để tạo điều kiện cho kinh tế trong nước phát triển bền vững mà thôi.

CN VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VIETTRUST
VIETRUST LAW FIRM

Các văn bản liên quan