Góp ý của Cty TNHH Vĩnh Thắng, Hải Phòng

Thứ Sáu 09:44 26-05-2006
GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT DOANH NGHIỆP (THỐNG NHẤT)

Công ty chúng tôi tham gia một số ý kiến sau đây:

I - Về giấy phép kinh doanh:
1.1. Định nghĩa như dự thảo cần bổ sung thêm để dễ hiểu:
- Công việc phải nói rõ là "Công việc SX - KD - DV nhất định"

1.2. Vấn đề thực chất của "Giấy phép kinh doanh" hiện nay ở nước ta là: "Xác định quyền và nghĩa vụ sản xuất SX - KD - DV của cá nhân, hoặc tổ chức được Pháp luật công nhận".

1.3. Cần giải pháp nào để giải quyết các vướng mắc về giấy phép kinh doanh? Phải căn cứ vào Hiến pháp và Pháp luật (Các Bộ luật) để cấp phép và phải có định chế cụ thể cho doanh nghiệp, cho người đại diện Pháp nhân khi lập doanh nghiệp để cấp giấy phép.

Trong phạm vi luật doanh nghiệp nên quy định các nội dung sau để giải quyết vấn đề nêu trên, gồm:
- Nội dung SX - KD - DV mà Pháp luật không cầm thì cá nhân và tổ chức đương nhiên được cấp giấy phép.
- Nội dung SX - KD - DV có điều kiện phải được cơ quan quản lý ngành có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho cá nhân, tổ chức hành nghề thì cơ quan ĐKKD cấp phép.
- Vốn điều lệ phải được thẩm định và xác định là có thực (Vì tình hình chung hiện nay vốn điều lệ của nhiều DNTN bao gồm cả Công ty TNHH và Công ty cổ phần đều có tình trạng khai vốn khống) để đảm bảo tính nghiêm túc của Luật doanh nghiệp và sự trong sáng lành mạnh nguồn vốn điều lệ thực của doanh nghiệp.
- Người đại diện Pháp nhân của doanh nghiệp phải có nhân thân rõ ràng, có năng lực Pháp lý và điều kiện để chống việc lập các doanh nghiệp "Ma" đi lừa đảo doanh nghiệp bạn và Nhà nước.

1.4. Công ty chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nội dung này của dự thảo Luật doanh nghiệp thống nhất. Tuy nhiên cần có nội dung chống độc quyền nếu không phải là ngành hàng cấm SX - KD - DV để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, tạo đà phát triển cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

3. Về hạn chế hay khống chế mức góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác

3.1. Chỉ nên khống chế đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để đảm bảo quyền lợi (Bảo hộ) tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2. Với các doanh nghiệp trong nước với nhau thì khống nên chế vì:
a. Một doanh nghiệp chỉ khi khả năng tài chính bị hạn chế mới phải gọi thêm doanh nghiệp bạn liên kết đầu tư để tạo thêm sức mạnh cho doanh nghiệp cần vốn đầu tư, thúc đẩy doanh nghiệp yếu kém có đủ khả năng tài chính mà vươn lên.
b. - Riêng đối với doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con Luật phải khống chế vốn điều lệ của doanh nghiệp con chỉ được đăng ký vốn điều lệ của họ tối đa bằng 49% vốn điều động của doanh nghiệp mẹ có toàn quyền quyết định việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp con. Nếu vốn điều lệ của doanh nghiệp con (Công ty con) bằng 50% thì Luật bắt buộc phải lập Công ty độc lập không thể để làm Công ty con được. Vì nếu để vốn điều lệ Công ty con bằng 50% hoặc lớn hơn nữa sẽ gây hại.
- Công ty mẹ phá sản, Công ty con phải chịu thiệt hại cho Công ty mẹ.
- Khi có mâu thuẫn giữa Công ty mẹ và Công ty con thì việc phân xử về tài chính (quyền và nghĩa vụ) cho Công ty mẹ và Công ty con rất phức tạp.

4. Về quy định "Người đang bị truy cứu trách nhiệm Hình sự"
Luật doanh nghiệp 1999 quy định "Người đang bị truy cứu trách nhiệm Hình sự" không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

4.1. Về khái niệm "Người đang bị truy cứu trách nhiệm Hình sự" luật cần ghi rõ là những người đang bị điều tra, đang bị khởi tố, ... để đưa ra xét sử.

4.2. Nên cấm những người "đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" đứng ra thành lập, quản lý doanh nghiệp.

6 - Về việc cho phép cá nhân thành lập Công ty TNHH
Theo Công ty chúng tôi "Luật không nên cho một cá nhân thành lập Công ty TNHH" mà giữ nguyên nội dung của Luật doanh nghiệp 1999. Nếu một cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp thì chỉ được lập doanh nghiệp tư nhân để không lầm lẫn giữa Công ty TNHH với doanh nghiệp tư nhân.

7 - Về tiêu chuẩn người đại diện theo ủy quyền

7.1. Rất cần quy định tiêu chuẩn người đại diện theo ủy quyền vì:
- Để có người có đầy đủ năng lực, trình độ đảm bảo hiệu quả kinh tế trong quá trình SX - KD - DV của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm về các hành vi hoạt động của doanh nghiệp trên Pháp luật.
- Để có người đứng đầu doanh nghiệp được ủy quyền có đầy đủ năng lực và tín nhiệm trong quá trình giao dịch với đối tác, khách hàng cũng như các cơ quan có liên quan thì hoạt động của doanh nghiệp mới thông suốt, trôi chảy được.

7.2. Về điều khoản cụ thể quy định theo dự thảo đối với người đại diện pháp nhân của doanh nghiệp.

Công ty chúng tôi thấy hoàn toàn hợp lý, nhưng xin bổ sung thêm:
c - Bắt buộc phải có ít nhất 30% vốn điều lệ và có bằng cấp về ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật hoặc quản lý kinh tế - không thể 1 doanh nhân mù chữ hoặc chỉ có biết đọc, biết viết mà lại là người chủ trì điều hành, quản lý doanh nghiệp được?

8 - Về tiêu chuẩn giám đốc (Tổng giám đốc Công ty TNHH)

Công ty chúng tôi có ý kiến bổ sung "Điều 41b" tiêu chuẩn giám đốc - Tổng giám
đốc của dự thảo.

8.1. Bất kỳ thành viên nào sở hữu tối thiểu 30% vốn điều lệ của Công ty và có đủ trình độ năng lực quản lý hiểu biết pháp luật để điều hành mọi hoạt động của Công ty thì đều có thể được Đại hội thành viên bổ nhiệm làm Giám đốc (Tổng giám đốc), không nên để 10% vì:
- Phải ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ tài chính (hữu hạn 30% vốn điều lệ) để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Phải có trình độ, năng lực quản lý mới điều hành được doanh nghiệp - có vốn điều lệ tới 30% mà lại khong có năng lực trình độ, không biết gì về quản lý kinh tế và không hiểu biết Pháp luật thì không thể điều hành Công ty hoạt động có hiệu quả được.

8.2. Về quy định tiêu chuẩn của Giám đốc (Tổng giám đốc)
Đồng ý như dự thảo, Công ty chúng tôi bổ sung thêm các nội dung sau:
- Nếu là thành viên Công ty phải có 30% vốn điều lệ và phải có năng lực, trình độ quản lý kinh tế và phải hiểu biết về Pháp luật.
- Nếu là Giám đốc (Tổng Giám đốc) thuê thì cần phải bổ sung thêm "Phải là người hiểu biết về pháp luật" (ngoài năng lực, trình độ điều hành và quản lý SX - KD - DV của Công ty).

18. Về quản lý Nhà nước.

Rất cần chương về quản lý Nhà nước trong Luật doanh nghiệp thống nhất và nên quy định.

- Phối hợp các ngành có liên quan để cấp và xác định hồ sơ có nhân thân tốt, có đầy đủ tính pháp lý và là hồ sơ thực để Cơ quan ĐKKD cấp phép được chuẩn xác, tránh lập các doanh nghiệp "Ma" đi lừa đảo (bao gồm cả lập vốn đieùe lệ ma, nhân thân người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người xấu).
- Hỗ trợ doanh nghiệp về xúc tiến thương mại, về đầu tư, về thông tin, về thị trường, về tiêu thụ sản phẩm....
Trên đây là một số ý kiến Công ty chúng tôi xin đóng góp vào dự thảo Luật doanh nghiệp thống nhất.
Những nội dung mà VCCI Hải Phòng đưa ra, Công ty chúng tôi không có ý kiến có nghĩa là hòan toàn đồng ý theo dự thảo Luật.

Công ty TNHH Vĩnh Thắng
của TBB - người mù & tàn tật

Các văn bản liên quan