Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thạc Nhượng – Tỉnh Bắc Ninh

Thứ Ba 14:35 31-10-2006

Thứ nhất, tôi có một điều xin được phát biểu như sau:

Khi thảo luận thì có nhiều đại biểu quốc hội ở Hội nghị Chuyên trách cũng như cho ý kiến thì rất băn khoăn về việc xác định thế nào là một cuộc đình công hợp pháp và bất hợp pháp, khi toà giải quyết vấn đề này, ra toà thì toà chỉ tuyên mỗi cái là đình công hợp pháp, hay đình công bất hợp pháp, mà không tuyên nội dung đình công đó được xử như thế nào, đây là vấn đề mà tôi rất quan tâm, tôi đề nghị như thế này:

Tại Điều 173, 174, chúng ta vẫn nói Ban chấp hành công đoàn, hoặc đại diện của người lao động là người đứng ra lãnh đạo cuộc đình công, lãnh đạo bằng cách lấy ý kiến bằng văn bản, chữ ký, hoặc bằng văn bản của những người lao động để tổ chức đình công. Ở đây, chúng tôi thấy tính khả thi của việc Ban chấp hành công đoàn, người lãnh đạo công đoàn lấy ý kiến này, đã được thảo luận tại Hội nghị chuyên trách, có rất nhiều băn khoăn. Cho là công đoàn là cán bộ công chức rồi, mà trên ba công nhân ở một đơn vị lao động được là công chức, gần như công đoàn cấp trên cử xuống để ăn lương, nằm vùng ở đấy để ăn lương, xin thưa với các vị người này khi giám sát lao động ở các doanh nghiệp ở địa địa phương, họ lại được cả những khoản phụ cấp, hỗ trợ của doanh nghiệp đó, giám đốc đó. Như vậy nói thực là họ được hai lương, báo cáo với đồng chí lãnh đạo công đoàn Trung ương là như thế. Thế thì đã ăn hai lương như thế thì liệu họ tâm huyết, trách nhiệm với công nhân đến mức độ như thế nào? Tôi thấy đây là một điều hết sức băn khoăn, chính người công nhân người ta cũng băn khoăn, ngay bản thân những người làm công đoàn ở tỉnh người ta cũng phát biểu vấn đề này. Tôi xin đề nghị thế. Họ có thực sự đã đứng về phía công nhân hay không? Đã không đứng về công nhân thì cuộc đình công này của công nhân bức xúc đến mấy cũng không thành khi nổ ra. Thực tế đã chứng minh hàng ngàn cuộc đình công vừa qua đã không thành, không hợp pháp một cuộc nào cả. Đề nghị phải xem xét vấn đề này kỹ hơn.

Thứ hai, sau này nó còn liên quan đến chủ thể của cuộc đình công và hậu quả của cuộc đình công.

Về thủ tục trình tự giải quyết đình công theo Mục 4 từ Điều 176 đến các điều sau. Điều 176b tôi thấy thủ tục gửi đơn, thụ lý đơn, nghĩa vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ thì thực hiện theo Bộ luật Tố tụng dân sự. Không biết là khi ta thảo luận Bộ luật Tố tụng dân sự thì kiên quyết gạt giải quyết đình công ra ngoài, bây giờ lại kéo giải quyết đình công này lại theo thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự. Sau đó chúng ta lại thiết kế một loạt các thủ tục trình tự sau thì gần như Bộ luật Tố tụng dân sự không có những quy định này, thậm chí là trái với quy định này. Như anh Sơn - Chánh án Toà án tỉnh Hải Dương nói là có những điều còn trái cả Hiến pháp và tôi cũng thống nhất như thế.

Ví dụ giải quyết khiếu nại, Tòa án là giải quyết vụ án đình công hoặc việc đình công chứ không phải là khiếu nại đình công, trong Tòa án thì Bộ Luật Dân sự không có giải quyết khiếu nại mà giải quyết khiếu nại bằng hành chính thì mới giải quyết khiếu nại, chứ giải quyết bằng Tòa án là thủ tục đình công, là giải quyết bằng vụ án, vụ án đó sau này hợp pháp hay không hợp pháp. Như các đồng chí nói là phải tuyên bất hợp pháp hoặc tuyên không hợp pháp hoặc tuyên hợp pháp. Sau này có kháng cáo lên cấp trên thì Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục phúc thẩm như Luật Tổ chức Tòa án hoặc theo thẩm quyền là Luật Tổ chức Tòa án, hoặc theo Bộ Luật Tố tụng dân sự thì cũng theo trình tự của nó là thủ tục kháng cáo, chứ không phải thủ tục giải quyết khiếu nại của Tòa án cấp đã xử lại tiếp tục có khiếu nại. Đây không phải giải quyết khiếu nại, như vậy trái Hiến pháp và trái chỗ đó, tức là đã có kháng cáo giải quyết theo sơ thẩm ở cấp tỉnh thì lên Tòa án nhân dân tối cao là giải quyết phúc thẩm, chứ không phải giải quyết khiếu nại. Cho nên, tôi đề nghị phải xem xét lại vấn đề này.

Điều 177 nói rằng Tòa án tỉnh là nơi giải quyết thủ tục đình công, nơi có vụ việc đình công xảy ra, theo tôi nếu đưa cho Tòa án rồi thì cần phải xem xu thế hiện nay ta đang giao thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, mà Tòa án nhân dân tối cao chỉ làm nhiệm vụ giám đốc và hướng dẫn xét xử thôi, chứ không nên lại giảm. Nếu chúng ta đưa cho Tòa án cấp tỉnh xem xét thì phúc thẩm là Tòa án nhân dân tối cao xem xét thì không hợp lý, vì chúng ta đang giao mạnh thẩm quyền cho cấp cơ sở. Nhất là các vụ án về kinh tế, thương mại cũng thế chúng ta đã giao cho Tòa án cấp huyện rồi, hay là các thủ tục thẩm quyền mới của cấp huyện về dân sự cũng đã được giao nhiều. Theo tôi nên giao thẩm quyền này cho Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh là xử theo phúc thẩm. Đó là Điều 177a và Điều 177b nên như thế, kể cả 177b cũng cần phải viết lại.

Về Điều 177c chúng ta nói thủ tục nếu đơn kiện Tòa án thụ lý thì phải giải quyết trong thời hạn 3 ngày phải đưa ra xem xét, đưa ra giải quyết ở Tòa án tức là xét xử bằng một hội đồng do 3 thẩm phán. Cho nên trong 3 ngày ấy không biết có đủ điều kiện để cho nguyên đơn chuẩn bị chứng cứ nộp cho Tòa án, để chứng minh cho Tòa án, nguyên tắc là nguyên đơn phải chứng minh chứ Tòa án không đi chứng minh, Tòa án chỉ xác minh thôi. Vậy 3 ngày giao đủ cho nguyên đơn cung cấp chứng cứ để 1 vụ án chưa? Thứ hai bị đơn cũng phải chứng minh, thậm chí là Tòa án phải có một thời gian để ra quyết định đưa vụ án ra xét xử trước mấy ngày, chứ không phải là nhận đơn thụ lý sau 3 ngày đưa ra giải quyết. Như vậy là trái với Bộ luật tố tụng dân sự, đấy là cái thứ hai trái với Bộ luật.

Ý thứ ba, Điều 78, nội dung quyết định của một bản án, Khoản 1 nói là Toà án nhân dân tối cao sẽ phải tuyên một trong hai cái:

Một, quyết định đình công này hợp pháp hay bất hợp pháp, nếu như Toà án chỉ tuyên mỗi hai việc này thì chưa giải quyết vấn đề là nội dung bức xúc của cuộc đình công này đạt đến cái gì thì chưa đạt được, như vậy là bất hợp pháp, chấm dứt đi về mà làm việc, nhưng hợp pháp thì giải quyết thế nào, Toà án phải tuyên cái gì, chứ không phải chỉ tuyên là hợp pháp. Tuyên là các yêu sách của họ có đúng hay không và tuyên ngay, ví dụ tăng lương, người ta yêu cầu tăng lương thì yêu cầu Toà án phải tuyên là phải tăng lương cho người lao động theo quy định của chế độ lương, hay là giảm giờ làm, vấn đề bảo hiểm. Tức là Toà án phải tuyên nội dung của quyết định đó như thế nào chứ không phải chỉ tuyên mỗi hai cái là quyết định là hợp pháp hay không hợp pháp, Điều 78 tôi xin tham gia như vậy.

Điều 79, có chấm chữ hoa thị ở trên, tôi không hiểu lại viết thêm cái này làm gì, vì hoàn toàn viết như thế này thì nó không đem lại cái gì, ví dụ trong thời gian 3 ngày thì phải giải quyết khiếu nại v.v..., trong thời hạn 15 ngày thì phải chuyển hồ sơ lên toà án cấp trên, những cái này theo quy định của Bộ luật Tố tụng rồi, không cần ghi Điều 179 nữa.

Ý kiến cuối cùng tôi tham gia là hậu quả của bản án này. Hậu quả của bản án này thì Toà án tuyên bất hợp pháp rồi thì giới chủ người ta sẽ làm gì? Ví dụ tuyên bất hợp pháp, thì giới chủ người ta phản lại ngay, người ta sẽ làm đơn ra toà kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vậy kiện ai bây giờ? Kiện người lãnh đạo là Ban chấp hành Công đoàn hay kiện người đại diện hay kiện toàn bộ những người ký đơn trong cuộc đình công. Ví dụ, người ta kiện anh gây thiệt hại cho chúng tôi trong 10 ngày qua, anh làm mất của chúng tôi bao nhiêu tiền, thiệt hại về hợp đồng, chúng tôi đáng lẽ xong hợp đồng rồi nhưng lại không có hợp đồng để trao trả cho bên mua, bán cho nên bị thiệt hại, người ta phạt tôi. Vậy bây giờ tôi yêu cầu Toà phải giải quyết bồi thường thiệt hại. Giải quyết bồi thường thiệt hại thì ai bồi thường? Và quỹ ở đâu? Không lẽ lại khấu trừ của người lãnh đạo cuộc đình công hay là khấu trừ lương của những người đang lao động hay có một quỹ nào đó. Tôi đề nghị Ban soạn thảo giải trình thêm chỗ này, xin hết.

Các văn bản liên quan