Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Thị Hoài Thu – Chủ nhiệm Ủy ban về các Vấn đề xã hội

Thứ Ba 14:11 15-08-2006

Kính thưa các đại biểu
Nhiệm vụ của tôi hôm nay là trình bày, lắng nghe ý kiến của các đại biểu để giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý, giải trình, để trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, để Quốc hội xem xét thông qua dự án luật này. Tuy nhiên, qua nghe ý kiến của đại biểu, đặc biệt là ý kiến của đồng chí Đồng và đồng chí Hậu, tôi xin được phát biểu ý kiến của mình, tôi không phát biểu trực tiếp vào văn bản này, vì ý kiến của tôi giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong bản tôi đọc lúc sáng.
Tôi lục lại văn bản báo cáo về tình hình đình công và giải quyết đình công từ năm 1995 đến nay do Chính phủ gửi cho đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 9. Đây là báo cáo đóng dấu mật, nhưng không có thu hồi, các đại biểu Quốc hội đều có báo cáo đó trong tay, nhưng chắc các đại biểu không có đem theo. Như thế tình hình đình công càng ngày càng tăng nhưng tôi muốn nêu một ý kiến cũng là một thắc mắc, tức là từ sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 03 về giải quyết tiền lương tối thiểu cho khu vực FDI thì tại sao cuộc đình công vẫn diễn ra. Chỗ này tôi nghĩ vẫn phải đặt một dấu chấm hỏi thật lớn chứ không phải chúng ta cứ đếm số cuộc đình công đó. Tôi nghĩ như thế.
Thứ hai, mấy tháng nay chúng ta theo dõi tình hình áp thuế mặt hàng giầy da, may mặc của Châu Âu thì bây giờ việc các doanh nghiệp sản xuất giầy da, may mặc đứng trước nguy cơ phá sản và lao động đứng trước nguy cơ thất nghiệp là chắc chắn, mà đại bộ phận lao động trong xí nghiệp giầy da và may mặc là nữ công nhân lao động.
Thứ ba, chưa hoặc ít có cuộc họp nào của lãnh đạo bàn là khi gia nhập WTO thì các doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng gia công sẽ sống như thế nào. Theo tôi đây là 3 vấn đề rất lớn mà tôi nghĩ rằng không phải bàn trong cuộc họp này, bởi vì ở đây từ cuộc họp này chúng ta phải cho ý kiến 14 Luật, thẳng trực tiếp vào trong Luật. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây đối với lãnh đạo của Đảng ta, các vấn đề xã hội nói chung. Riêng vấn đề lao động việc làm của người lao động trong nước của chúng ta đứng trước tình hình chúng ta phải gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới, đứng trước tình hình chúng ta đang bị áp đặt về vấn đề chống thuế đối với ngành giầy da, may mặc. Không những chúng ta phải lo lao động trong nước mà chúng ta còn phải lo bao la trên thế giới, tức là tình hình xuất khẩu lao động của chúng ta. Bây giờ khu vực có tiền, làm được nhiều tiền thì mình vào được ít lao động, mà mới bước tới sân bay đã bỏ trốn là thị trường Anh, Nhật thì phá hợp đồng, Hàn Quốc thì bỏ hợp đồng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn, đi Đài Loan thì đang đóng cửa, Malayxia thì bị đánh đập, chết nhiều nhất trong 1 năm 2003 chết hơn 100 lao động, chết đột tử. Cho nên tôi thấy vấn đề lao động, vấn đề việc làm là một việc hết sức lớn lao. Chúng ta có còn hy vọng là chúng ta thu hút đầu tư nước ngoài bằng giá nhân công rẻ mạt của mình nữa hay không? Cái đó tôi đề nghị lãnh đạo phải có ý kiến, phải bàn bạc cho kỹ trong vấn đề này. Nếu bây giờ tất cả chúng ta lao vào, để làm sao gia nhập được thì cái đó đúng rồi, nhưng cái mà chúng ta gánh là xã hội nặng nề của mình chứ không có WTO nào mà nó gánh xã hội nặng nề cho mình.
Trở lại vấn đề đình công, quá trình từ Pháp lệnh, cả tôi nữa không phải chỉ chị Hằng và chị Hậu cam kết đâu thư ờng xin UBTVQH và Quốc hội cho dừng lại Mục 2 của Bộ luật Dân sự và tố tụng dân sự nếu không thì bất hợp pháp hết. Cuối cùng Quốc hộ i đ ồ ng ý đ ể tiến hành làm pháp lệnh, bây giờ pháp lệnh không phù hợp do Luậ t Đ ình công. Sau khi s uy nghĩ như ch ị Hằng có nói bây giờ Luật Hôn nhân là Luật kết hôn, trong kết hôn không thành thì mới ly hôn chứ không ai làm Luậ t Ly hôn. Cho nên, do đó không làm Lu ật Đ ình công, sửa luật này, tôi thấy nó hợp lý và rấ t đư ợ c đ ại biể u đ ồng tình và quá trình chúng ta đi đư ợc nhiều bậc thang.
Nhưng qua ý kiế n anh Đ ồ ng, tôi tán thành như sáng anh Pao nói v ề vấ n đ ề lương t ối thiểu, thự c ra chúng tôi đi giám sát các lo ại hình doanh nghiệp tuy không nhiề u nhưng trong Nam, ngoài B ắc, Nhà nư ớ c, tư nhân, v ố n nư ớc ngoài cũng có, chúng tôi thấy số trả lương dư ới mứ c lương t ối thiểu của mình là 530 ngàn phải không? Phần lớn nó trả hơn m ột chút, chúng tôi đ ến nó trả hơn m ột chút củ a lương t ối thiểu của mình chứ ít anh nào trả dư ới lương t ối thiểu của mình, bởi vì bản thân doanh nghiệ p đó nó cũng th ấ y lương t ối thiểu của mình quá thấ p nhưng không ch ịu sửa, họ thấ y làm ăn đư ợc họ trả trên mứ c lương t ối thiểu rồi thêm phụ cấ p, ăn trưa v.v...
Tôi không học, nghiên cứu sâu về bản chất giai cấp n hư th ế nào nhưng tôi cho r ằng không phả i dư ới mứ c lương t ối thiể u đâu mà là h ết sống nổ i. Nhưng nh ìn tổng thể thì thấ y ngư ờ i lao đ ộng của mình vô cùng cùng cự c. Đúng là trong hoàn c ả nh đ ấ t nư ớc của mình thì khu công nghiệp của các tỉnh phía Nam nó phát triển hơn, có điều kiện thuận lợi hơn, đầu tư nước ngoài vào nhiều hơn, cho nên nó cần thu hút lao động nhiều hơn. Thành ra các em, các cháu ở từ các tỉnh phía Bắc vào, miền Trung họ vào các doanh nghiệp đó làm. Nhưng bây giờ nó sống kham khổ, ở như các đồng chí nói, chúng tôi đã vào phòng các em ở hết rồi, biết ăn như thế nào, ngủ như thế nào cũng biết, nhu cầu giải trí như thế nào chúng tôi cũng biết. Làm sao nó chịu đựng nổi, mà một tháng phải gửi 200-300 ngàn về gia đình phụ cho cha mẹ nuôi em. Thế thì lương nó thấp chưa được 1 triệu đồng bạc, bây giờ mình thấy xã hội mình sống làm sao. Cho nên tôi cũng nghĩ rằng là đợi đến năm 2008 mà mới làm lương tối thiểu thì không biết lương tối thiểu đó nó có đáp ứng được cái gì hay không? cái yêu cầu hay không? Nhưng mà bây giờ năm 2007 cũng không kịp rồi, nhưng lương tối thiểu giải quyết được cái gì không? cái này để lãnh đạo trả lời, Chính phủ trình, lãnh đạo trả lời thôi.
Bây giờ việc mà sửa toàn diện Bộ Luật lao động là tất yếu, bởi vì Bộ Luật lao động ban hành rất lâu, tôi tán thành ý kiến đồng chí Lộc. Bộ Luật lao động nó vẫn là Luật ống, bây giờ ống nó nhỏ quá không chứa nổi cho nên nó bị phá ra bằng nhiều luật khác rồi, từ Luật Bảo hiểm, Luật Dạy nghề, Luật Xuất khẩu lao động nói nôm na nay mai bảo vệ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thưa các đồng chí, bây giờ Luật lao động còn lại vấn đề gì? Còn những vấn đề rất cơ bản nhưng nó rất khập khiễng, rất vênh. Cho nên việc sửa toàn bộ Bộ luật Lao động là đúng, chính xác và càng sớm càng tốt. Nhưng tôi muốn nói một điều là có những điều trong Bộ luật Lao động mới sửa mà Chính phủ không hướng dẫn thi hành. Ví dụ, ngay trong Điều 153 mà chị Hậu vừa nhắc ghi ngay trong điều đó là Chính phủ hướng dẫn thi hành điều này, nhưng không hướng dẫn thi hành. Tôi không hiểu nổi, tôi nói người dân người ta hỏi tôi Pháp lệnh người có công, tôi thấy ông Chủ tịch nước có nói là người được Huy chương kháng chiến thì được lĩnh tiền. Hướng dẫn của mình hối thúc Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sửa Pháp lệnh người có công cho nó phù hợp với đề án cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp người có công. Đồng chí Chủ tịch Nguyễn Văn An bảo rằng đồng ý ý kiến của Ủy ban chúng tôi là làm Pháp lệnh, làm Luật không sửa Pháp lệnh, nhưng vì yêu cầu đừng để Chính phủ phải vi phạm pháp luật. Cho nên sửa, sửa xong cũng không hướng dẫn thi hành. Cho nên bây giờ tình hình tồn đọng về nghị định của Chính phủ có thể nói là rất nhiều mà Quốc hội đã có giám sát rồi. Tuy nhiên ta đứng trên cương vị của Chính phủ để ta xét xem có quá tải với Chính phủ không, nếu quá tải đối với Chính phủ thì phải chia sẻ trách nhiệm. Chia sẻ trách nhiệm ở chỗ là luật cụ thể và nói rõ là luật này thi hành chứ không chờ đợi, từng bước Chính phủ phải tích cực lên trong việc làm nghị định để hướng dẫn thi hành, nghị định còn chờ thông tư nữa chứ không phải nghị định không mà đã thi hành được. Quốc hội cũng phải tích cực lên để làm những luật có thể thi hành ngay được, trên tinh thần đó tôi cũng xin mạo muội đề nghị với Quốc hội là chúng ta cố gắng cụ thể nếu nó vênh một chút thì Ủy ban pháp luật anh Thuận, với chị Bắc có phạt hay không. Cũng trong một luật mà cái nào Chính phủ hướng dẫn thì hướng dẫn ngay, hôm qua trong Luật ghép mô, tạng có đồng chí nói là quên, nhưng không phải quên, nhớ đấy muốn điều nào thì chỉ ngay điều đó, nhưng vấp phải một nhược điểm là cứ réo đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế nhiều quá. Cho nên hôm qua tôi có suy nghĩ hay ta làm một điều riêng là trách nhiệm của Bộ Y tế phải hướng dẫn điều nào, bỏ phần dưới là Chính phủ hướng dẫn thi hành điều này thì không biết có đúng hay không. Trong suy nghĩ tích cực của mình làm sao để giảm bớt quá tải của Chính phủ về nghị định, mấy ngày nay báo cũng có nói trách nhiệm của Bộ trưởng chứ không phải là trách nhiệm của chuyên viên mà là nghị định, nhưng Bộ trưởng có "3 đầu 6 tay" cũng không thể làm hết được. Tôi nghĩ Quốc hội cũng chia sẻ với Chính phủ bằng cách mình nâng lên cái nào chi tiết được thì chi tiết còn cái nào không phải là khó để Chính phủ nghĩ thế là không đúng. Tức là cái nào có thể thay đổi nhanh thì để nghị định hướng dẫn, còn cái nào có thời gian thì Quốc hội nên cụ thể luôn.

Các văn bản liên quan