Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Thị Bắc – Phó Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật

Thứ Ba 14:10 15-08-2006
Kính thưa các đồng chí,
Qua nghiên cứu dự thảo đã được chỉnh lý, tôi thấy đây đúng là vấn đề rất phức tạp, những thông tin thực tiễn đối với chúng tôi rất mức độ qua Tờ trình của Chính phủ như vừa rồi đồng chí Đồng nói, trên báo chí, tất nhiên ở đây chúng tôi thấy đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo lần này, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Vấn đề thứ nhất, tôi hoàn toàn tán thành với tinh thần là trong vấn đề đình công này để làm sao ta đảm bảo được lợi ích của cả người lao động và của doanh nghiệp. Của người lao động ở đây tôi nghĩ là rằng kể cả người lao động mà họ tham gia đình công, kể cả người lao động họ không tham gia đình công, tức là cả một dây truyền sản xuất phải ngừng, mà ngừng tức là không ra sản phẩm thì người mà không đình công có phần nào thiệt thòi.
Cho nên hài hòa lợi ích ở đây tôi tán thành với tinh thần là mình quy định như thế nào để bảo đảm lợi ích hài hòa lợi ích của 2 bên. Tuy nhiên, rõ ràng người lao động vẫn là người cùng cực nhất. Do vậy, tính ưu tiên theo quan điểm của tôi phần nào cũng cần phải quan tâm đến người lao động hơn.
Thứ hai, Điều 157 tôi rất băn khoăn, ta phân ra 2 vấn đề tranh chấp lao động tập thể về quyền tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Khi phân định như vậy theo đó ở phần dưới, nếu mà tranh chấp lao động tập thể về quyền thì giải quyết đó cuối cùng theo con đường tòa án và không được đình công. Nếu đình công là đình công bất hợp pháp, như vậy vấn đề này là vấn tôi cho rằng rất lớn bởi vì Luật hiện hành thì tranh chấp lao động tập thể về quyền vẫn được phép qua quá trình đó, cuối cùng vẫn được đình công. Tôi tán thành với một số đại biểu phát biểu trước tôi, vấn đề đình công là vũ khí cuối cùng của người lao động mà họ bần cùng, họ phải sử dụng để cho đấu tranh cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tôi rất băn khoăn, cho nên phân như thế này nhưng phân rồi thì hậu quả dưới thì phải chăng đây mình hạn chế tối đa đình công, mình lại quy nạp vào việc mình đình công, nếu trong trường hợp đình công tranh chấp lao động tập thể về quyền coi như bất hợp pháp. Tôi rất băn khoăn chỗ này, đề nghị Quốc hội cân nhắc, bởi vì nó không phải chỉ đơn thuần ở Điều 157 và cuối cùng lại một loạt những vấn đề về sau tại các Điều từ 173 trở xuống tức là người lao động họ không được sử dụng vũ khí cuối cùng, phải đợi Tòa án giải quyết mà Tòa án của Nhà nước rồi.
Vấn đề tiếp theo chúng tôi quan tâm tức là chúng tôi xin tham gia thêm điều về Điều 174a, Điều 174d, Khoản 2. Ở đây nói đến vai trò của Công đoàn chúng tôi rất tán thành vai trò của Công đoàn trong vấn đề đình công. Tuy nhiên, Bộ luật Lao động được thông qua từ năm 1994 đến bây giờ theo số liệu thì Công đoàn cơ sở còn một tỷ lệ rất lớn không được thành lập ở các doanh nghiệp. Ở đây, chúng tôi có một suy nghĩ tức là hệ thống Công đoàn như trong đây có đặt vấn đề giải quyết hoà giải, Công đoàn của cơ sở cấp huyện, cấp tỉnh.v.v...ở đây tôi có một cái băn khoăn là tổ chức Công đoàn của mình ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp Trung ương thì tổ chức theo cơ chế hành chính bao cấp, tức là như cán bộ công chức, bây giờ ở đây đối với người lao động và người sử dụng lao động có một cái rất băn khoăn. Cho nên, ở đây chúng tôi cũng đề nghị cân nhắc vấn đề tại sao vai trò Công đoàn không phát huy để bảo vệ những lợi ích của người lao động, như đồng chí Đồng nói. Cuối cùng, người ta đình công thì mới sửa được Nghị định, không hiểu kiểu Công đoàn như thế nào, có phải chăng đây là cơ chế Công đoàn của mình nó là cơ chế Công đoàn là hành chính bao cấp không, chúng tôi cũng đề nghị cân nhắc thêm.
Tuy nhiên, tôi vẫn đứng về quan điểm là vai trò Công đoàn rất quan trọng, nhưng mình phải đổi mới tổ chức Công đoàn và đổi mới về tổ chức và hoạt động của Công đoàn thì mới bảo vệ được lợi ích của người lao động được.
Với tinh thần đó, Điều 174a, b tiếp theo tôi thấy vai trò Công đoàn để lãnh đạo cuộc đình công thì tôi hoàn toàn tán thành. Trong quy định ở Điều 174 đều có câu là Ban chấp hành Công đoàn hoặc đại diện lao động, tức là đại diện của người lao động lấy ý kiến v.v.... Ở đây tôi rất băn khoăn chữ "hoặc", tôi không biết có ý chị Hậu không nhưng tôi tán thành với ý kiến chị Hậu, tôi rất băn khoăn chữ "hoặc" và tôi muốn nếu như trong trường hợp cơ sở ấy mà không có Công đoàn thì mới là đại diện người lao động, cho nên không nên dùng chữ "hoặc". Bởi hoặc thì có thể có Công đoàn, nhưng người ta không cần Công đoàn mà người ta vẫn dùng tổ chức lao động tập thể là người đại diện. Cho nên tôi đề nghị bỏ chữ "hoặc" mà nên quy định là: "Ban chấp hành Công đoàn hoặc đại diện người lao động, nếu nơi đó không có Ban chấp hành Công đoàn" ta phải ghi rõ như vậy, trong trường hợp không có Ban chấp hành Công đoàn thì mới là người đại diện.
Tôi đề nghị quy định cụ thể để làm sao vẫn đề cao vai trò Công đoàn, nhưng mình vẫn mở ra là nếu không có Công đoàn thì được là người đại diện lao động để họ lãnh đạo cuộc đình công đó. Đó là ở liên tiếp những điều từ Điều 174 trở xuống, tôi đề nghị cân nhắc viết làm sao thể hiện được vai trò của Công đoàn, nhưng vẫn có cơ chế mở nếu không có Công đoàn thì có người đại diện lao động để người ta lãnh đạo cuộc đình công đó.
Ý thứ hai là vấn đề thủ tục đình công, tôi thấy nếu như thủ tục mà quy định như thế này thì có lẽ các cuộc đình công rồi cũng bất hợp pháp thôi. Bởi những quy định như Điều 174a điểm a chẳng hạn "đối với doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có dưới 500 lao động thì lấy ý kiến bằng hình thức bỏ phiếu hoặc lấy chữ ký trực tiếp của tất cả người lao động". Có 500 lao động trở xuống thì phải lấy tất cả những người đó, nếu không lấy tất cả coi như bất hợp pháp, mà 500 người đó thì phải có 50% đồng ý, 50% thì tôi tán thành, nhưng phải lấy tất cả, thiếu 1 người cũng không được thì thủ tục quá rườm rà mà quy định quá cứng nhắc. Cho nên chúng tôi đề nghị cân nhắc làm sao mà những quy định về các thủ tục, các bước để tiến tới cuối cùng là được đình công thì nó phải có tính khả thi và nó phải đảm bảo lợi ích của người lao động. Chứ còn quy định như thế này cuối cùng các cuộc đình công bất hợp pháp hết. Cho nên chúng tôi đề nghị rà lại, như Điều 174 thôi. Tôi đề nghị rà lại những bước, những thủ tục mà cuối cùng để đến đích đình công thì quy định ở chỗ này quá chặt chẽ và quá khắt khe. Quan điểm của tôi đề nghị Ban soạn thảo, các cơ quan hữu quan rà lại để làm sao nó bảo đảm tính khả thi và nó đảm bảo lợi ích của người lao động. Vấn đề tiếp theo, vấn đề bồi thường, tôi cũng đánh dấu vào đây và hoàn toàn đồng ý với ý kiến của chị Hậu ở Điều 174đ, Khoản 2 và nếu quy định như Điều 174đ, Khoản 2 này thì có lẽ các Công đoàn không bao giờ họ dám lãnh đạo cuộc đình công nào cả. Bởi vì người lãnh đạo phải ra quyết định bằng văn bản, tức là họ ký rồi mà, cuối cùng như thế nào lại phải bồi thường. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lãnh đạo cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường thiệt hại vật chất nếu có. Bởi vì cái phân định bất hợp pháp và hợp pháp, bây giờ họ nói nhỡ bất hợp pháp thì sao, chúng tôi nghĩ nếu mà quy định như thế này thì họ luôn lo lắng không biết cuộc đình công mà mình lãnh đạo đây nó có hợp pháp hay không và nếu cuối cùng mà lại bị kiện ra Tòa thì mình lại bồi thường sẽ không biết như thế nào. Chúng tôi cũng đề nghị các đồng chí cân nhắc và nếu như thế này thì có lẽ không ai dám ra quyết định, Ban chấp hành Công đoàn ra quyết định bằng văn bản là để đình công v.v... Đấy là một số ý tôi xin phát biểu, còn những cụ thể tôi xin gửi lại

Các văn bản liên quan