Trích ý kiến ĐBQH Tráng A Pao – Chủ tịch Hội đồng Dân tộc

Thứ Ba 13:54 15-08-2006

Tôi xin có một số ý kiến, chúng tôi thấy Bộ luật lao động đã là 14 năm cần phải sửa, chúng tôi thấy rất tán thành. Nhưng sau chúng tôi nghĩ phải có thời gian chuẩn bị và có thời gian tổng kết mà sửa chúng tôi cho rằng sửa cơ bản luật này. Nhưng trong luật này có sửa một số điều, theo tôi nghĩ nó mang tính chất tình thế, tình thế ở đây tôi thấy chưa thật đủ. Trong luật này đọc hết cả thì thấy nó thể hiện cái đó.
Qua theo dõi chúng tôi thấy hơn 1000 cuộc đình công của người lao động vừa qua, chúng tôi thấy có mấy nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất do quản lý kém, thứ hai do chậm sửa đổi bảng lương tối thiểu, trong khi đó tình hình giá cả có biến động. Tôi phân tích thấy rất rõ cái đó và khi xảy ra rồi trách nhiệm phối hợp của các ngành không rõ ràng. Ở đây đặt ra câu hỏi có phải do không có Công đoàn lãnh đạo, cho nên người ta tự phát không hay ở chỗ nào. Theo tôi nghĩ nó có mấy vấn đề và tôi đề nghị.
Vấn đề thứ nhất, khi người ta đình công vì nó vi phạm quyền và lợi ích của người ta, trong hơn 1000 cuộc đình công, thì 90% người ta đòi lợi ích về tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc nghỉ ngơi bảo hiểm, định mức lao động, ký hợp đồng lao động 90% phải nói rằng lớn lắm, chủ yếu tập trung vào lợi ích là cơ bản. Chúng tôi thấy rằng trong văn bản quy định về lương tối thiểu, tôi thấy trước khi làm cái này cũng có đưa ra trưng cầu ý kiến của Quốc hội, nhưng cuối cùng không phải là Quốc hội quyết định mà là Chính phủ quyết định. Văn bản này theo tôi nghĩ nó là văn bản dưới luật, mang tính chất pháp quy. Đọc cụ thể có khi chúng tôi cho rằng chưa phải là văn bản pháp quy, chỉ có quy định tiền lương tối thiểu chung chung như thế này. Chúng tôi cho rằng văn bản này phải xem đã đưa ra trưng cầu ý kiến của Quốc hội, nên đưa ra thành luật, lương tối thiểu phải bao nhiêu năm? Theo tôi nghĩ phải tính như thế. Bây giờ nghiên cứu một số nước tư bản thì thấy người ta quy định lương tối thiểu chung của cả nước, lương tối thiểu của khu vực, lương tối thiểu của từng ngành nghề, người ta quy định như thế. Của ta thì thấy chưa rõ, ví dụ người ta quy định vùng kinh tế trọng điểm lương khác, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư lương cũng khác, những vùng khó khăn lương có khác. Nhưng ở đây chúng tôi nghĩ rằng của ta tất cả chung hết cả, do ta quy định lương tối thiểu quá thấp mà nó kéo dài cho nên người lao động không đủ tiền để sống, nói thẳng ra là không đủ sống, không đủ để tái sức lao động. Tôi xin đưa ra con số để các đồng chí thấy, 280 ngàn đồng, bây giờ là 250 ngàn đồng trả lương 2 kỳ, mỗi một kỳ nếu làm 280.000 chỉ lấy có 160.000 thôi, ăn cái gì, làm 350.000 đồng trả 2 kỳ, mỗi kỳ chỉ có lấy được 175.000. Không đủ sống, đấy là thực tế, không những là không đủ sống mà còn không có tiền để mà trả tiền thuê nhà ở, không thể đủ tái sức lao động cho người ta. Cho nên người ta biểu tình, mà không những người lao động biểu tình, nếu giả sử chúng ta là người công dân như thế thì cũng đứng ra biểu tình. Có phải ông chủ này sử dụng không đúng không? Theo tôi nghĩ là vì do lương tối thiểu của ta quá thấp, kéo dài cho người ta, người chứ trả là đúng chứ không phải người chủ trả là sai, mà do ta, do Chính phủ hay là do Quốc hội, đáng lý ra lương này phải đưa ra trưng cầu ý kiến của Quốc hội thì Quốc hội quy định lương tối thiểu, lộ trình bao nhiêu để thực sự lương tối thiểu để cho người ta đủ sống, lương tối thiểu thấp, nhưng giá cả tăng lên thì xóa hết cả lương lâu đâu sống. Cho nên theo tôi nghĩ là nên xem lại gốc của nó.
Bây giờ ta sửa một số mang tính chất tình thế, quy định về vấn đề biểu tình, được phép biểu tình và không được phép biểu tình thì cái đó ta quy định trong luật này thôi. Quy định luật này xong rồi thì cũng không giải quyết được, sau đó cũng không giải quyết được, cái căn bản là giải quyết lương cơ bản. Nếu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay của đất nước ta, vì lương tối thiểu của ta đặt ra là bao giờ cũng nói là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của ta, nhưng rõ ràng thực tế nó không đảm bảo. Theo tôi nghĩ vấn đề đó tôi đề nghị nên có gốc của nó, không nên sửa như điều khác, sửa như điều khác cũng tốt thôi, tôi tán thành với các đồng chí, nhưng tôi cho rằng sửa xong rồi mà cũng chẳng thấy đem lại lợi ích gì cho người lao động và người lao động giả sử là mình, mình vẫn tiếp tục đấu tranh, tiếp tục đình công, chứ không nói đến người lao động. Theo tôi phải sửa cái gốc ở trên này, sửa quy định tiền lương tối thiểu. Tôi đề nghị cách làm như thế. Văn bản này tôi đề nghị bây giờ đã đưa ra trưng cầu ý kiến Quốc hội thì Quốc hội ít nhất cũng phải ra một nghị quyết nếu không thành luật, nếu đưa vào luật thì đưa hẳn đi, quy định lương tối thiểu đi hoặc nếu không ít nhất cũng là Nghị quyết của Quốc hội là quy định lương tối thiểu từng này, và ông chủ doanh nghiệp đó trả thấp hơn thì công nhân có quyền biểu tình và Nhà nước có quyền can thiệp.
Vừa qua hơn 1 ngàn cuộc đình công rõ ràng người ta tự phát, do lợi ích của người ta bị xâm phạm, thì người ta tự phát. Giả sử có công đoàn hay chăng nữa thì cũng không giải quyết được. Xin báo cáo với các đồng chí, nếu có Công đoàn cũng không thể giải quyết được. Vì công đoàn qua nghiên cứu các nước thì người ta thấy ở các nước tư bản các doanh nghiệp tự cử ra để bảo vệ quyền lợi cho người ta. Nhưng ở ta thì do ta cử ra, tất nhiên ta cử ra và người lao động người ta chấp nhận mà lại ăn lương ở nơi khác chứ không phải ăn lương trực tiếp, ở đây cho nên ở ta nó lại khác. Cho nên theo tôi cơ chế này cũng phải nghiên cứu cho hợp lý nếu không ta sửa nhiều cái tôi cũng tán thành, nhưng tôi cho cái gốc của nó có phải chỗ này không. Nếu ở chỗ này thì cũng nên phải nghiên cứu sửa thì phải sửa từ bảng lương tối thiểu như thế nào và cũng nên đưa vào luật này hoặc ở nghị quyết của Quốc hội chứ không để ở dưới tùy tiện. Theo tôi nếu quy định như vậy thì có thể giải quyết được, nếu sửa các điều khác thì rõ ràng nó vẫn tiếp tục diễn ra. Các đồng chí cũng thấy vừa qua, nhất là trong tháng 5 có 266 vụ đình công, trong khi đó khiếu kiện của dân cũng rất đông, đây là một chuyện không bình thường. Nếu nói về chính trị đây là một chuyện không bình thường, rõ ràng là như vậy, hàng ngày chúng tôi ra cửa đã có hàng bao nhiêu người khiếu kiện người ta đến khiếu kiện rồi. Như vậy chứng tỏ bộ máy của chúng ta, người thi hành công quyền ở dưới làm chưa tốt, hai nữa là do một số cơ chế hay do bảng lương của ta chưa tốt, cho nên dẫn đến vấn đề người ta đình công, theo tôi nghĩ phải xem xem cái gốc, mà sửa theo mang tính chất chiến lược. Còn mang tính chất tình thế tôi cho rằng có khi cũng nên phải nghiên cứu chỗ đó một chút thì hợp lý. Nếu không thì ta cứ giải quyết tình thế thôi, còn chiến lược lâu dài phải tính đến như thế, mà văn bản theo tôi nghĩ đưa vào trong luật này, sửa lần này, theo ý tôi, tôi muốn có quy định một mục nào đó về lương tối thiểu, hoặc nếu không tiện thì có thể sửa một số điều như các đồng chí dự kiến. Nhưng Quốc hội ra nghị quyết về mặt lương tối thiểu chung để từ đó thực hiện làm cơ sở pháp lý thực hiện cho tốt.

Các văn bản liên quan