Trích ý kiến của ĐBQH Đoàn Minh Vượng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Thứ Ba 15:29 05-09-2006

Kính thưa các đồng chí Phó Chủ tịch.

Kính thưa toàn thể các đại biểu.

Qua được tiếp xúc và nghiên cứu về Dự thảo Bộ luật thi hành án, qua các ý kiến đại biểu, tôi xin có một số ý kiến mà thể hiện suy nghĩ của mình về bộ luật này.

Trước hết, tôi thống nhất với ý kiến đại biểu Mai ở Tây Ninh buổi sáng và cũng như trong Báo cáo giải trình có nêu đề nghị, kiến nghị với Chính phủ khi mà ta trình cái để thông qua dự án Bộ luật này thì phải có báo cáo như thế nào đó về vấn đề tổng kết. Bởi vì tại sao tôi quan tâm vấn đề này, trước hết như trong Báo cáo chúng ta đều biết theo Luật Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật mà đây ta làm bộ luật thì ta phải có tổng kết. Mà tổng kết này hiện nay báo cáo với các đại biểu theo như cá nhân tôi được tiếp thu thì hiện nay Bộ luật thi hành án này hay công tác thi hành án ta gọi là ngày xưa thì cử tri rất quan tâm về vấn đề này.

Bây giờ tại sao khi ta hỏi còn hàng nghìn can phạm bỏ ở ngoài, tại sao tạm hoãn thi hành án lại nhiều như thế? Tại sao việc ngân sách của Nhà nước chi cho để khi tách thi hành án dân sự ra từ khi có Nghị định 30 đến bây giờ thì cử tri người ta bảo hay là ngân sách Nhà nước chi để đảm bảo công tác thi hành án thì còn vượt quá xa cái mà Nhà nước thu được v.v... rất nhiều vấn đề liên quan đến trong thi hành án. Tôi nghĩ cái này cũng phải cung cấp cho Quốc hội, vì cái này nó liên quan đến vấn đề các quy định, nó liên quan đến bộ máy tổ chức mà làm thế nào ta thực hiện được tư tưởng của Đảng ta là ta cải cách, đổi mới là phải có hiệu quả.

Xin phép đồng chí Chủ tịch và các đồng chí Phó Chủ tịch, tôi có suy nghĩ như sau. Quá trình đổi mới, quá trình đi lên là một quá trình hết sức khó khăn và nan giải, quá trình đấu tranh để tìm ra một chân lý đúng. Nhưng ta thấy thực tiễn của chúng ta đã có những cải cách, ngay của đất nước ta, từ chỗ ta là hợp tác lớn, từ chỗ ta liên tỉnh cuối cùng ta lại chia nhỏ ra. Đấy là một bài học về vấn đề cải cách tổ chức bộ máy. Cho nên có rất nhiều vấn đề liên quan đến vấn đề này. Tôi đề nghị Chính phủ nên có cái đó. Nếu ra Quốc hội không có báo cáo tổng kết hiện nay, nhất là vấn đề hình sự mà hiện nay mới có báo cáo tổng kết vấn đề dân sự.

Vấn đề thứ hai, tôi thấy Luật thi hành án này là luật chuyên ngành cho nên cần thống nhất như thế nào trong quan điểm nhận thức về vấn đề quản lý Nhà nước. Tất cả các luật của chúng ta đều có quy định Chính phủ là cơ quan quản lý Nhà nước, thống nhất quản lý Nhà nước. Nhưng từng luật chuyên ngành một thì luật của chúng ta đều giao cho một Bộ, không phải bất cứ một luật chuyên ngành nào mà giao cho một Bộ hoàn toàn. Phương án này là phương án có sửa đổi, cho nên tôi nhất trí và theo cách hiểu của tôi như buổi sáng đồng chí Nguyễn Văn Yểu có nói quy định ở Điều 16 là Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, các Bộ này, Bộ kia. Mà trong dự thảo về mặt mô hình tổ chức rõ ràng chỉ có tách Bộ Quốc phòng, giữ nguyên như cũ. Cho nên theo quan điểm của tôi vấn đề quản lý Nhà nước ở đây không phải bắt buộc tất cả là tôi quản lý và tôi trực tiếp điều hành toàn bộ, bởi vì nó căn cứ vào tính chất công việc cho nên quan điểm của tôi thấy như vậy.

Vấn đề thứ ba, về phạm vi điều chỉnh. Thứ nhất, tôi hoàn toàn nhất trí quá trình phát triển về vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền ta đề cập xây dựng đây là một Bộ luật thi hành án, tôi hoàn toàn thống nhất là xây dựng Bộ luật. Cũng như trước đây chúng ta xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự cũng có rất nhiều ý kiến, dân sự riêng, lao động riêng, vấn đề ta hiểu dân sự là dân sự theo nghĩa rộng. Từ trước đến nay Bộ luật dân sự ta cũng đề cập nhiều đến vấn đề này là không nên, nhưng rồi phân tích ra thì cũng nên. Bây giờ Bộ luật này theo tôi thấy cũng tương tự như vậy thôi, nhưng việc quan trọng tôi nhất trí như đồng chí Phó Chủ tịch nói là ta xây dựng các quy định, các quy phạm làm thế nào để nó điều chỉnh các mối quan hệ cụ thể, về hình sự thế nào, về dân sự ra làm sao, về hành chính ra làm sao, đó mới là cái quan trọng và nó có liên quan đến bộ máy tổ chức.

Từ đó mới quay trở lại phạm vi điều chỉnh, tôi đề nghị Khoản 1 kết cấu chỉ lấy đoạn 1 thôi, còn đoạn 2 ta không nên đưa mục đích ý nghĩa của việc này vào đây. Nhưng đoạn 2 này cũng xin báo cáo các đại biểu nghiên cứu thêm xem như thế nào, trong đó đoạn cuối có xác định nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyền phán quyết của trọng tài, quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, gọi tắt sau đây là bản án và quyết định. Tôi thấy phải phân định rõ chỗ này, quyết định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền là cơ quan nào? Nhưng liên quan đến chỗ này phải chăng nếu viết theo chữ nghĩa như thế này, tôi nghĩ rằng cơ quan thi hành án nhiệm vụ rất lớn. Họ phải thi hành tất cả các quy định về hành chính Nhà nước, như vậy có đúng không? Theo quan điểm của tôi ở trên phạm vi điều chỉnh ở đây ta muốn nói hành chính là những bản án về thuộc Tòa án hành chính hay bao hàm cả ý nghĩa theo đoạn dưới này là các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tức là tất cả các quyết định hành chính cuối cùng nếu không chấp hành phải đưa cơ quan thi hành án này ra cưỡng chế.

Điểm thứ hai liên quan đến phạm vi điều chỉnh tức ở Điều 2, báo cáo với các đại biểu tôi quan tâm đến Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7.

Khoản 3 quy định bản án và quyết định Tòa án nước ngoài mà Tòa án Việt Nam đã công nhận và cho thi hành ở Việt Nam là được rồi không có ý kiến gì về nội dung.

Khoản 4 cũng không có ý kiến gì tức là phán quyết của trọng tài Việt Nam, phán quyết của trọng tài nước ngoài mà Tòa án Việt Nam công nhận cho thi hành án tại Việt Nam. Như vậy riêng đối với Việt Nam ra Pháp lệnh về trọng tài thương mại được ghi ở đây với quyết định của trọng tài nước ngoài vào Việt Nam mà cơ quan thi hành án này thi hành phải có một điều kiện được Tòa án Việt Nam thừa nhận, đấy là kể cả trọng tài trong nước và trọng tài ngoài nước. Tôi cho rằng Khoản 4 ghi như vậy đúng rồi.

Nếu như nó liên quan đến các quyết định khác mà phải sử dụng đến cơ quan thi hành án buộc phải thi hành, thì có phải qua thủ tục này không hay là không, chỗ này phải làm rõ, bởi vì nếu viết câu chữ như thế này, sau này tất cả các quy định hành chính khác của cơ quan có thẩm quyền, ví dụ như cấp Bộ chẳng hạn, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân v.v... có liên quan đến tài sản hoặc liên quan đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người công dân mà anh không thi hành, thì cuối cùng tôi sử dụng đội thi hành án làm, có đúng thế không, chỗ này cũng phải làm cho rõ.

Từ đó, Pháp lệnh về trọng tài có quy định rồi, trước đây ta ra Pháp lệnh đã quy định như thế rồi nhưng phải qua cơ quan toà án, vậy thì đến Khoản 5, cam kết những hợp đồng có tài sản thì trong này có dự kiến, theo tôi thấy rằng nên bỏ, vì nếu bây giờ chỉ là cam kết, nghĩa vụ về tài sản giữa hai bên mà được công chứng, bây giờ xác định công chứng là này có phải là quyết định của cơ quan có thẩm quyền không, tôi nghĩ không phải, tôi công chứng là công chứng văn bản mà hai bên cam kết thôi, chẳng lẽ bây giờ ai là người đứng ra gọi cơ quan thi hành án thi hành, theo tôi đề nghị là bỏ.

Khoản 6, quy định về vấn đề xử lý về biện pháp cạnh tranh, cái này tôi cũng xin hỏi luôn là có phải trong Luật Cạnh tranh có quy định, nhưng bây giờ có phải qua cơ quan toà án không. Toà án công nhận quyết định này là đúng hay không đúng mới được thi hành, nếu quy định như thế này tôi thấy rất là khó, sau này nó liên quan đến tổ chức bộ máy rất nhiều.

Cuối cùng, Khoản 7 tôi đề nghị không biết dự phòng đến đây là có bản án nào nữa, ta chỉ có một loại bản án, tức là một bản án hình sự, dân sự, hôn nhân, gia đình v.v....chứ còn không biết có bản án nào nữa hoặc quyết định nào do pháp luật quy định, bây giờ tôi thấy cũng hơi khó. Cho nên, chúng tôi đề nghị như vậy.

Các văn bản liên quan