VỀ XÃ HỘI HÓA HỆ THỐNG THI HÀNH ÁN

Thứ Hai 15:27 19-06-2006

Trong bộ luật này lẽ ra phải quy định về hình sự và hành chính đối với những người không chấp hành, phải quy định rõ nếu họ có những vi phạm thì phải bị xử lý như thế nào? Nhưng điều đó là rất khó vì bị vướng vào Bộ Luật hình sự lại không cho phép như vậy, tôi nghĩ đây là vấn đề mà nếu Luật này được thông qua nên thay đổi tư duy, rất khó, không hiểu Bộ Tư pháp có chấp nhận quan điểm này không?

Tôi xin bình luận về thủ tục thi hành án, với ba cấp như hiện nay, Tổng cục và chi cục tôi cho rằng sẽ không hiệu quả, tôi đề xuất chỉ có hai cấp là trung ương và tỉnh vì có khá nhiều địa phương chỉ tập trung ở tỉnh, với thời đại thông tin và giao thông như hiện nay hoàn toàn có thể làm được, hiện nay người ta tập trung chủ yếu ở các đô thị nên có thể lập ở thành phố, còn nếu tiếp tục theo như dự thảo thì tôi e rằng sẽ khó thể tập trung được nhân lực để đảm bảo quyền lợi cho người được thi hành án.

Về vấn đề xã hội hoá hệ thống thi hành án: trong Bộ luật này có nói về một điều khoản nhưng không đưa ra điều khoản khác, điều khoản phần chung về vấn đề này có lẽ là không thực hiện hoặc phải đợi năm năm, mười năm nữa và chúng tôi cho rằng nếu như thế thì không nên ghi ở đây, nếu đã ghi là phải có cơ chế thực hiện.

Chúng tôi cho rằng cơ quan thi hành án của nhà nước mà thu tiền của họ thì tôi sẽ rất là khó bởi vì ai cũng biết rằng để ra bản án tôi phải nộp tiền, rồi thi hành án lại phải nộp tiền, rồi thực tế ngoài ra cũng có thể phải chi các khoản tiền khác. Nhiều trường hợp thi hành án bị bế tắc. Ví dụ có bản án toà ghi rõ “Ngân hàng có quyền phát mại tài sản” nhưng đến cơ quan thi hành án thì bảo “đây là nhiệm vụ của Ngân hàng, cơ quan thi hành án tham gia làm gì” như vậy là rất bế tắc.
           
Nếu chúng ta chấp nhận xã hội hoá hệ thống thi hành án là chúng ta chấp nhận có thể chế mà khi có bản án có hiệu lực họ sẽ thuyết phục đương sự là phải thi hành, nếu họ thuyết phục đương sự lần thứ nhất không được thì họ có quyền mang thẳng đến toà án hoặc cơ quan thi hành án nào đó để cho biết đây là cưỡng chế, nếu lần thứ hai mà không được, khi chúng tôi chứng minh được rằng nếu có khả năng thi hành án mà không thi hành thì đã vi phạm pháp luật hình sự tức là chúng tôi có quyền áp dụng biện pháp đặc biệt, tôi cho rằng trường hợp này là phạm tội quả tang, có quyền bắt người nếu chúng ta làm như thế thì chúng ta sẽ giải quyết được trường hợp những người có khả năng thi hành sẽ phải thi hành. Hiện nay, có tình trạng những người có khả năng thi hành nhưng lại không thi hành án, như vậy nếu luật sư sang bảo vệ cho người có khả năng thi hành mà không thi hành có lợi hơn là bảo vệ cho người được thi hành vì chúng tôi dùng mẹo “kéo cưa lừa xẻ”, kéo mười năm nữa thì sẽ có lợi cho người bị thi hành. Xã hội hoá hệ thống thi hành án thì ở đây với động lực, tất nhiên có lợi nhuận thì người ta sẽ rất quan tâm đến vấn đề này, bên cạnh đó tôi đồng ý là phải có cơ quan thi hành án của Nhà nước nhưng phải có hệ thống thi hành án được xã hội hóa nhất là để phục vụ cho các doanh nghiệp. Tiền bạc, thời gian là rất quan trọng đối với doanh nghiệp nên cần có cơ chế này và phải có thiết chế nào đó để đảm bảo cho việc này.

Ở đây chúng tôi lại nêu một vấn đề nữa liên quan đến thi hành án đó là hiện nay trong bộ luật không nói đến là “các tài sản đang được khai thác”. Vấn đề hiện nay “đang được khai thác” sẽ được xử lý như thế nào vì nó sinh ra quyền tài sản và các hợp đồng đang được khai thác từ lâu và nó sẽ được tiếp tục, vậy cơ quan thi hành án có quyền can thiệp để thu hay không. Cũng có tình trạng tài sản rất lớn nhưng khi biết bị thi hành án, người ta khai báo giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường. Trong trường hợp này sẽ thi hành theo giá trị nào, Luật này chưa quy định rõ. Đây là vấn đề về khai thác tài sản, chúng ta cần quy định rõ để tránh tình trạng bị lợi dụng.

Về vấn đề trách nhiệm của người thi hành án, chúng tôi đề xuất người nào có khả năng thi hành án mà không thi hành án phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc ít nhất là trách nhiệm hành chính hoặc có thể bị tạm giữ hành chính và phải bị tạm giam, phải có biện pháp xử lý. Thứ hai đối với người không có khả năng thi hành án chúng ta phải quy định rằng bắt buộc họ phải phá sản, đây là một định chế rất bình thường, nếu không có đủ khả năng thi hành thì phải phá sản, như vậy vấn đề phá sản cá nhân cũng phải đặt ra. Chúng tôi muốn nêu ra vấn đề là nếu Bộ luật này được thi hành một cách đầy đủ, kiên quyết là chúng ta phải có tư duy mới về mặt pháp luật. Từ kinh nghiệm thi hành Luật phá sản, trong thực tế ở Hà Nội không có vụ việc và đến nay cũng không thể giải quyết nổi. Chúng tôi đề nghị cần nghiên cứu thêm về những kinh nghiệm thực tiễn.

Các văn bản liên quan