Luật sư Trần Anh Đức – Văn phòng Vilaf

Thứ Hai 15:24 19-06-2006

Tác động của Nghị định này, quy định này sẽ gây khó khăn hơn cho hoạt động thu hồi nợ nhất là trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

Dự thảo Nghị định này bó hẹp lại nhưng hoạt động có thể tiến hành để thu hồi nợ. Ví dụ Khoản 3 Điều 4: còn chung chung, chưa rõ “phạm vi thẩm quyền của chủ nợ” là gì? Chủ nợ được làm gì? Thông thường Ngân hàng nhờ chúng tôi đòi nợ, chúng tôi thường nhờ cơ quan nhà nước can thiệp, thuê chuyên gia đánh giá con nợ hay viết thư doạ doanh nghiệp theo hướng không trả thì chúng tôi kiện, những quy định này ở đâu? Không có văn bản quy định.

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 cũng quy định “trong phạm vi hợp pháp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ” thay vì quy định như thế này chúng ta quy định rõ ràng hoạt động thu hồi nợ không được trái quy định của pháp luật để cho chủ nợ và văn phòng luật sư, công ty thu hồi nợ được tiến hành tất cả những biện gì mà pháp luật không cấm.

Điều 8: Từ ngữ “Nợ không có giấy tờ pháp lý”, vậy giấy tờ nào là giấy tờ pháp lý, và đã có giấy tờ pháp lý rồi thì giấy tờ đó có hiệu lực hay không có hiệu lực, công chứng rồi hay không công chứng? Con nợ thì sẵn sàng nói “khoản nợ này không đủ giấy tờ pháp lý” vì rất nhiều lý do khác nhau.

Quy định thứ hai là “khoản nợ đang tranh chấp” được hiểu như thế nào? Và con nợ có thể lấy cớ này để không thanh toán nợ.
Đây là những quy định rất nguy hiểm, tạo điều kiện cho con nợ lách luật và trì hoãn trả nợ hơn là tạo thuận lợi cho chủ nợ thu nợ

Về việc không cho luật sư tham gia vào hoạt động thu hồi nợ bằng cách quy định số vốn 5 tỷ đồng, quy định này không phù hợp.
Những quy định này làm cản trở việc thu hồi nợ, làm tăng rủi ro tín dụng, đây là một yếu tố để nước ngoài họ hạ chỉ số tín nhiệm ở Việt Nam hay không? Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng mà chúng ta cần xem xét.

Điều 16. Phí dịch vụ: Quy định như vậy là không phù hợp mà nên tính theo công sức bỏ ra của người thu hồi.

Các văn bản liên quan