Ý kiến của ĐBQH Dương Ngọc Ngưu – Tỉnh Thanh Hoá

Thứ Sáu 15:55 01-09-2006

Kính thưa các đồng chí.

Qua ý kiến của các vị đại biểu đã phát biểu trước, nhiều ý kiến đã trùng rồi cho nên tôi xin phát biểu 1 vấn đề, tức là phạm vi điều chỉnh.

Tôi nhất trí cao với dự thảo là trong dự thảo này chỉ điều chỉnh 1 vấn đề về công chứng. Về công chứng và chứng thực là 2 phạm vi hoạt động rất khác nhau. Về chứng thực thì rất rộng, không chỉ của Ủy ban nhân dân xã, phường mà có khi các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đều có quyền chứng thực. Ví dụ, họ ban hành 1 văn bản nào, cái chứng chỉ hay bằng cấp gì thì ngay đơn vị đấy có quyền chứng thực cấp bản sao cho người được sử dụng văn bản đó. Ở nước ngoài cũng vậy, tức là các cơ quan đại diện nước ngoài có lẽ nên gói gọn lại trong việc làm nhiệm vụ chứng thực là chủ yếu. Với phạm vi như vậy đưa vào trong dự thảo này thì 1 phần điều mà điều chỉnh thì không phù hợp và nó có 2 vấn đề hoàn toàn tách bạch nhau, cho nên đưa vào trong này sẽ khó.

Một vấn đề quan trọng khác, tức là Tờ trình của Chính phủ trình ra Quốc hội có mỗi dự thảo Luật về công chứng. Nếu đưa phần chứng thực này vào thì theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là phải có cơ quan thẩm tra về phần chứng thực này trước khi trình ra Quốc hội cho ý kiến mới được đưa vào dự thảo. Trong khi đó phần chứng thực lớn như vậy và phạm vi nó rộng như vậy thì cần phải có một luật riêng để điều chỉnh.

Liên quan đến vấn đề 3% với 97%, trên thực tế 3% của công chứng này thì thời gian đầu tư để giải quyết 3% vụ việc này là rất lớn, nó tương đương với việc cấp chứng thực trong nhiều phần trăm tổng số vụ việc, cho nên số lượng này thì nhỏ.

Một vấn đề nữa có liên quan đến cơ chế thị trường, hiện nay những giao dịch bất động sản vẫn đang trong tình trạng giao dịch ngầm, những vấn đề cần phải công chứng thì vẫn đang giao dịch ngầm chưa được công khai, minh bạch, nếu như trong xu thế phát triển và hội nhập thì tất cả các vấn đề khác đều được công khai, minh bạch thì số lượng, vụ việc công chứng sẽ tăng lên.

Liên quan đến vấn đề này, về tổ chức hiện nay trong dự thảo đưa ra hai loại là Văn phòng công chứng và Phòng công chứng, Phòng công chứng Nhà nước và Phòng công chứng hoạt động tự do. Trước hết, hai hoạt động này có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn giống nhau, nhưng về Phòng công chứng Nhà nước do cán bộ công chức Nhà nước thực hiện, nhưng công chứng viên của Phòng công chứng thì không phải là cơ quan Nhà nước, không ăn lương Nhà nước nhưng lại được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện việc công chứng này. Đây là một loại dịch vụ công mà Nhà nước giao cho, cho nên về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hai loại hình tổ chức này là giống nhau, cho nên liên quan đến vấn đề đóng dấu và hai văn bản này cũng phải giống nhau. Hiện nay quy định dấu của Phòng công chứng là quốc huy thì Văn phòng công chứng này khi thực hiện công chứng có sử dụng dấu quốc huy của Nhà nước để đóng vào trong văn bản công chứng hay không là một vấn đề cũng cần phải nghiên cứu.

Vấn đề liên quan đến bồi thường, đồng chí Lê Thị Nga đã phát biểu, tức là Phòng công chứng không phải là cán bộ công chức Nhà nước, cho nên anh phải mua bảo hiểm nghề nghiệp, khi có rủi ro xảy ra thì anh phải bồi thường. Còn nếu Phòng công chứng là cán bộ, công chức của Nhà nước, cho nên khi xảy ra những vụ việc phải bồi thường thì Nhà nước phải bồi thường và cán bộ, công chức bồi hoàn lại theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến việc để bảo đảm khi có rủi ro xảy ra, người yêu cầu công chứng họ sẽ đến các Phòng công chứng của Nhà nước. Đặt ra loại hình Văn phòng công chứng như thế này thì cũng như đồng chí Nguyễn Đức Dũng đã phát biểu là rất khó hoạt động. Cho nên theo quan điểm của tôi thì tôi có đề xuất, nếu chúng ta xây dựng Luật công chứng riêng thì nên để cho công chứng Nhà nước thực hiện. Hiện nay trên toàn quốc có khoảng trên 100 Phòng công chứng, nếu như sau này nó phát triển ra, hiện tại chỉ thực hiện 3% tổng số vụ việc nhưng nếu các vụ việc phát triển lên thì có thể lập nhiều Phòng công chứng Nhà nước ở các tỉnh. Chủ yếu các Phòng công chứng này ở tỉnh còn ở cấp huyện không có, ngay cả các Văn phòng công chứng cũng chỉ ở cấp tỉnh thôi.

Có thể nghiên cứu phần xã hội hóa nên đưa vào Luật chứng thực thì nó mới phù hợp và mở ra hoạt động xã hội hóa thì việc phát triển hợp lý hơn. Theo quan điểm của tôi cần nghiên cứu thêm vấn đề này

Các văn bản liên quan