Trích ý kiến của ĐBQH Đặng Như Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội

Thứ Ba 09:08 05-09-2006

Kính thưa các đồng chí.

Trước khi tham gia thảo luận một số vấn đề cụ thể của dự án luật, tôi xin đọc một số văn bản hiện nay trong quy định tôi cũng không rõ nên như thế nào để có góp ý tổng thể.

Trong văn kiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương IX trình ra Đại hội Đảng X ở trang 124 có ghi: Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội v.v... sau đó thực hiện tốt luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Như vậy vấn đề ở đây ta phải chấp hành Văn kiện của Đại hội Đảng và thể chế hoá của ta cũng phải thực hiện vấn đề đó, đoạn cuối viết là đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng. Khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương hình thức, làm tốt công tác dân vận, phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân.

Thứ nhất, ở đây tôi thấy các đoàn thể nhân dân và các hội quần chúng với nghĩa của ta là tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp với đoàn thể nhân dân và hội quần chúng. Các hội quần chúng này là cái gì để thực hiện nghị quyết của Đại hội Đảng, việc này tôi cho hiện nay vẫn chưa rõ.

Hai là trong Luật thanh niên tôi thấy ở Chương V, Điều 32 nói về 3 tổ chức trong Đoàn thanh niên. Điều 32 quy định tổ chức thanh niên là tổ chức tự nguyện của thanh niên nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Như vậy có lẽ nó lại đúng theo nghĩa của định nghĩa trong hội ở đây nếu bàn về chuyện này. Tổ chức thanh niên gồm có Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam và các tổ chức khác của thanh niên.

Sau đó Điều 33 nói về Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh lại không phải là tổ chức mang tính chất hội, nếu như theo định nghĩa ở đây. Định nghĩa là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của thanh niên Việt Nam giữ vai trò nòng cốt trong phong trào thanh niên, tổ chức hướng dẫn hoạt động của thanh niên, thiếu niên nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Đến Hội liên hiệp thanh niên thì lại theo nghĩa của tổ chức hội ở đây. Tôi thấy cái đó cũng là một cái mà giữa vấn đề luật ghi ở đây, sau đó tôi sẽ đi vào nội dung của luật bởi vì tôi đọc các luật và văn kiện có liên quan thì tôi thấy có nhiều cái khó. Đến cái nữa là Pháp lệnh về tôn giáo, xin các đồng chí nghe tôi đọc một chút về vấn đề này: Trong Điều 3 nói Hội đoàn tôn giáo là tổ chức tập hợp tín đồ do tổ chức tôn giáo lập ra nhằm phục vụ hoạt động tôn giáo. Đấy là Hội đoàn tôn giáo. Hoạt động tôn giáo là gì? Là truyền bá thực hành giáo lý, giáo luật, nghi lễ, quản lý tổ chức của tôn giáo. Điều 19 lại ghi Hội đoàn tôn giáo được hoạt động sau khi tổ chức tôn giáo đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Có nghĩa là chuyện ở đây nó đi theo thực hiện này, tôi thấy vấn đề của Hội đoàn tôn giáo với vấn đề của luật hội này quan hệ như thế nào? Tất nhiên với mục tiêu của ta định nghĩa, tôi chỉ nói những vấn đề có liên quan khi đọc các văn kiện về vấn đề này.

Đi vào thảo luận, về khái niệm về hội, tôi thấy lần đầu tiên ta đưa ra một luật vào đầu là định nghĩa ngay, định nghĩa này là định nghĩa chung cho tất cả các loại hội. Sau đó mới bắt đầu trong hội đó chia ra có tư cách pháp nhân và không có tư cách pháp nhân. Rồi luật này chỉ điều chỉnh về hội có tư cách pháp nhân. Có phải ý đồ của cách tổ chức các bố cục trong luật không? Nếu cái này là cái chung thì tôi cũng thấy đây là lần đầu tiên có, là một hội mà có một định nghĩa chung, sau đó chia ra là một phần của hội theo định nghĩa chung thôi, chứ không phải theo tất cả, các luật khác là chỉ có vấn đề đó thì mới có định nghĩa đi theo đúng nghĩa của nó, còn cái này lại là định nghĩa chung sau đó, chia ra, rồi làm.

Nếu đi vào định nghĩa chung thì tôi thấy nếu định nghĩa hội là tổ chức tự nguyện thì phải là tự nguyện của ai? của các hội viên, mà hội viên là ai? hội viên gồm những tổ chức và cá nhân có cùng nhu cầu tôn chỉ thì may ra mới đúng. Nếu như tổ chức chỉ có người không thì nó lại không đúng với phía dưới, nếu định nghĩa chung có những cái là hội viên là một tổ chức chứ không phải hội viên là người.

Theo tôi định nghĩa này nên sửa lại nếu đây là định nghĩa chung, nên sửa lại là: "Hội là tổ chức tự nguyện của các hội viên bao gồm: tổ chức cá nhân có cùng nhu cầu tôn chỉ mục đích" Riêng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận thì tôi cho là có lẽ cả không vụ lợi, cả không mục đích lợi nhuận, theo tôi không nên, Nên nói là: "Tự trang trải về tài chính" thì nó đúng hơn là hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, còn các đoạn về sau tôi xin không bình luận.

Ở đây các đồng chí đã ghi tất cả những cái này là: "Hội viên cộng đồng góp phần phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh" v.v... sau đó đến các đoạn 2 lại vừa là đối tượng áp dụng, vừa là phạm vi điều chỉnh. Cho nên tôi thấy viết giữa Điều 1, Điều 3 và Điều 5 là đều có chuyện về cách viết. Nếu như ta đã từ định nghĩa chung đi đến cái chia ra và chỉ thực hiện đối với luật có tư cách pháp nhân thì cũng phải chú ý và cả cách viết, theo tôi nên xem xét lại.

Ở Điều 2 bảo đảm về quyền lập hội, theo tôi bảo đảm quyền lập hội cái này trong Hiến pháp đã ghi và cũng vì cái ghi trong Hiến pháp thì ta mới có Luật này, theo tôi là không nên bỏ. Nhưng Khoản 3 của Điều 2 thì không nên ghi, vì ta căn cứ vào tất cả những Hiến pháp và các pháp luật có liên quan rồi, đã quy định rồi lại phải viết lại tổ chức hoạt động hội này phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật thì đương nhiên. Theo tôi, câu không cần thiết phải quét như thế này, tất cả những cái ở trên đã có, hai khoản là đủ, Khoản 1 và Khoản 2, công dân có quyền lập hội, Nhà nước đảm bảo tôn trọng thế này. Theo tôi, như vậy là đủ.

Ở đây các đồng chí rất sợ là trong nội dung thể hiện của ta không dám nói đích danh, không nói đích danh ở đây thể hiện trong Điều 1, các đồng chí cũng đã ghi rồi, Khoản 2 hội có tư cách pháp nhân hoạt động thường xuyên, có điều lệ đăng ký hoạt động theo quy định của luật này, các quy định của pháp luật có liên quan, tôi hiểu theo nghĩa là Mặt trận Tổ quốc hoạt động theo luật của Mặt trận Tổ quốc, công đoàn thì hoạt động theo Luật Công đoàn, một số các anh khác đã có luật thì hoạt động theo luật của anh ấy, nhưng ở đây không dám viết thẳng ra là anh nào, viết cách như thế này mà các đồng chí khen ngợi cách viết này, đó là cách viết tôi cho là nó không rõ, mình làm thế này thì áp dụng theo kiểu gì nó cũng dễ cả, viết như thế này có nghĩa là ta sẽ áp dụng theo luật của anh kia, thế thôi. Ví dụ có Luật thống kê kế toán thì Hội kế toán, sẽ thực hiện theo Luật kế toán đúng không ạ.

Cho nên, cách viết như thế này theo tôi nếu có thể viết được rõ hơn hay không, ở dưới này là "các quy định khác của pháp luật có liên quan" lại sợ, cho nên Điều 2 cũng lại viết là công dân có quyền lập hội và lại quy định của pháp luật có liên quan, có nghĩa là để khẳng định lại một lần nữa chuyện là luật anh nào đã có, thì đi theo anh đó. Cái này tôi thấy rằng ở 2 khoản, Khoản 1 và Khoản 2, tôi xin có một số ý kiến như vậy. Còn đi vào chi tiết trong dự thảo luật tôi thấy có một số nội dung như thế này:

Ở Điều 12, Khoản 1 các đồng chí ghi: "Không vi phạm đạo đức xã hội thuần phong mỹ tục" nó đã trùng với Khoản 3, Điều 9 rồi, xin các đồng chí nên xem xét lại có cần thiết phải viết lại không?

Thứ hai, ở đây cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hội hay là cấp giấy phép thành lập hội là 2 khái niệm khác nhau. Cho nên tôi thấy chữ "đăng ký", cơ quan Nhà nước lại đăng ký, theo tôi vấn đề đó không đúng, theo tôi anh lập ra tổ chức phải đi đăng ký thì mới đúng. Ở đây nó phải là giấy phép thành lập hội chứ không phải giấy chứng nhận đăng ký, cái nghĩa đó theo tôi không chuẩn xác.

Các văn bản liên quan