Ý kiến của ĐBQH Hoàng Thiện Cát – Tỉnh Hưng Yên

Thứ Ba 08:29 05-09-2006

Kính thưa toàn thể các đồng chí
Khi nghiên cứu Luật về hội tôi thấy Luật này rất khó khăn và phức tạp bởi nó phức tạp, khó khăn ở mấy lý do:
Thứ nhất, hội này liên quan đến vấn đề điều chỉnh tổ chức trong hệt thống chính trị, cụ thể nó có liên quan đến mặt trận tổ quốc và 6 đoàn thể.
Thứ hai liên quan đến Hiến pháp và cụ thể là Điều 69 Hiến pháp.
Thứ ba là nó có yếu tố nước ngoài, đấy là những vấn đề tôi cho ý kiến khá phức tạp, cho nên trong khi thảo luận thì thấy thảo luận rất sôi nổi. Nhiều ý kiến tôi cho rất thỏa đáng để nó vỡ vạc ra nhiều vấn đề, qua tiếp thu lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội tôi cho là rất rõ ràng và một số vấn đề đã được lược đi, gọn lại thì nó đơn giản rất nhiều, bớt phức tạp. Tuy vậy, còn những vấn đề rất phức tạp chúng ta phải thảo luận, ví dụ như vấn đề yếu tố nước ngoài đã gọn lại, không như lúc đầu. Điều 69 bây giờ là tổ chức, mà chỉ có cá nhân thành lập Hội, cái đó cũng là cái ít phải tranh cãi.
Có lẽ vấn đề tranh cãi nhiều nhất là các tổ chức chính trị xã hội và Mặt trận Tổ quốc có điều chỉnh trong luật này hay không. Tôi cho cái đó là cái còn ý kiến khác nhau, nhưng tôi thấy các phương án đưa ra tương đối rõ. Đấy là cái chung tôi có nhận xét như vậy.
Về cụ thể tôi thấy thứ nhất là khái niệm về hội, tôi nhất trí với khái niệm về Hội được quy định trong Điều 1 của Luật, quy định như vậy tôi cho vừa thể hiện được tính khái quát cao, đồng thời lại cụ thể bao hàm đầy đủ các hình thức tổ chức hội, kể cả hội có tư cách pháp nhân và hội không có tư cách pháp nhân hay nói cách khác là hội chính danh và không chính danh. Quy định như vậy tôi cho rằng đều được chấp nhận, ví dụ hội không có tư cách pháp nhân như hội người ta tập trung lại đồng hương thì người ta cũng được đưa vào đây là hội, người ta cũng rất tự hào chấp nhận.
Về tên Luật, tôi thống nhất tên Luật là Luật về hội gọi như vậy thể hiện tính toàn diện cao không chỉ cụ thể hóa Hiến pháp quy định về quyền lập hội của công dân mà còn quy định trình tự, thủ tục lập hội và những vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý Nhà nước về tổ chức và hoạt động của hội. Tôi cho tên Luật như thế là phù hợp.
Về phạm vi điều chỉnh, tôi nhất trí luật này chỉ điều chỉnh đối với các hội có tư cách pháp nhân. Còn các hội không có tư cách pháp nhân giao Chính phủ quy định thì hội này, loại này tổ chức rất giản đơn, mà chúng tôi thường gọi là hội đánh trống ghi tên. Tức là có một số anh thấy gặp nhau, trước đây cùng học, cùng đơn vị, cùng nhau thành hội để đi vào hoạt động mang tính chất hiếu, hỉ, sinh hoạt với nhau cho vui hoặc những lúc buồn, vui thăm hỏi nhau, và họat động của hội này rất đơn giản, nó không có chính quy, điều lệ gì.
Vấn đề thứ tư, vấn đề phức tạp, tôi nói ví dụ như: Đối tượng áp dụng. Trong Dự thảo luật lần này Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu đưa ra 3 phương án, tôi cho 3 phương án đó tương đối là rõ và nó thể hiện được tất cả các ý kiến của đại biểu trước đây. Theo tôi hiểu 3 phương án này có thể về quy mô nó khác nhau. Có phương án quy định 3 khoản, có phương án quy định 4 khoản, nhưng nói chung trong các khoản đó cơ bản thống nhất. Chỉ còn có 1 khoản là vấn đề đối với các tổ chức chính trị xã hội là như thế nào, trong đó có Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể.
Tôi hiểu phương án 1 các đồng chí muốn đưa tất cả được điều chỉnh trong luật này. Phương án 2 thì 5 đoàn thể điều chỉnh trong luật này và Mặt trận Tổ quốc không điều chỉnh trong luật này. Phương án 3 là phương án tất cả từ Mặt trận Tổ quốc và 5 tổ chức chính trị xã hội là không điều chỉnh trong luật này.
Qua nghiên cứu, qua thực tế hoạt động tôi thấy phương án 2 là hợp lý, tức là riêng Mặt trận Tổ quốc không điều chỉnh trong luật hội, còn 5 đoàn thể nên điều chỉnh. Bởi vì từ trước đến hiện nay tôi chưa bao giờ thấy gọi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một hội và thực tế không có hội riêng, mà chúng ta đã được quy định trong luật Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị, nó gồm nhiều các thành viên và thành viên đó có cả các hội, các tổ chức nữa không phải là hội. Trong đó 5 thành viên là tổ chức chính trị xã hội: phụ nữ, thanh niên, công đoàn, nông dân, cựu chiến binh đều là thành viên của Mặt trận. Tôi nói một thành viên đặc biệt nữa là Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là thành viên của Mặt trận Tổ quốc. Đấy là về mặt tổ chức tôi thấy nó khác hẳn mà những tổ chức khác không thể có được, đấy là đặc thù.
Thứ hai, về chức năng nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc nó cũng có cái rất đặc biệt, nó phù hợp với hệ thống chính trị chúng ta hiện nay và trước đây. Một là chỉ có Mặt trận Tổ quốc mới là một cơ quan được giao cho nhiệm vụ tổ chức, tập hợp và phát huy đại đoàn kết toàn dân. Tôi cho đây là quyền cao nhất của Mặt trận Tổ quốc.
Thứ hai, chỉ có Mặt trận Tổ quốc là cơ quan được đứng ra tổ chức hiệp thương để bầu các đại biểu dân cử, trong đó có đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp. Tới đây tôi cho Mặt trận Tổ quốc còn nhiều vấn đề được Đảng và Nhà nước quy định những quyền cao hơn nữa, ví dụ quy định về quyền phản biện xã hội, đấy là quyền tôi cho tới đây là rất tốt, phát huy truyền thống của Mặt trận, chắc chắn tới đây, kể cả việc chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng, có thể Mặt trận Tổ quốc cũng là một kênh để thăm dò và giới thiệu cho Đảng những Đảng viên, cán bộ tốt để giới thiệu vào cấp Uỷ. Tôi cho Mặt trận Tổ quốc nó có cái đặc biệt như vậy. Cho nên, theo quan điểm của tôi, không nên đặt vấn đề Mặt trận Tổ quốc điều chỉnh trong luật này, còn các đoàn thể, các hội khác thì được. Đó là vấn đề thứ năm là quản lý Nhà nước về hội.
Tôi thống nhất quản lý Nhà nước về hội là Chính phủ thống nhất quản lý toàn diện, Bộ Nội vụ giúp cho Chính phủ quản lý chung cả nước và những hội có liên quan đến liên ngành. Còn các hội ở địa phương thì giao cho Uỷ ban Nhân dân các cấp, tôi cho cái đó là được quy định, bỏ Bộ đi, các Bộ cũng rất chung chiêng và đem đến một ấn tượng từ trước đến nay người ta vẫn cho là Bộ chủ quản đối với hội thì không nên, thực sự nếu quy định như vậy thì hội vẫn hoạt động được. Về hội viên, tôi thấy có hội viên chính thức thì nên để, hội viên liên kết theo tôi là không nên, đây là một số ý kiến tôi xin tham gia bước đầu. Tôi xin hết ý kiến.

Các văn bản liên quan