Ý kiến góp ý của ông Phạm Tuấn Anh về báo cáo rà soát và khuyến nghị hoàn thiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp

Thứ Hai 08:24 07-11-2011

Tôi thấy, thực tế chúng tôi là cơ quan xét xử, chung tôi tuân theo Hiến pháp và luật quy định “chỉ tuân theo pháp luật”. Do vậy yêu cầu chính của chúng tôi là đảm bảo cho pháp luật rõ ràng, minh bạch và như vậy sẽ giúp chúng tôi, người xét xử, hiểu được, thực thi được. Nó không rõ ràng sẽ gây việc tư duy của Thẩm phán khác nhau, gây việc xét xử theo ý thức chủ quan của các thẩm phán. Chính việc rà soát góp phần giúp dỡ chúng tôi rất nhiều trong việc thực thi và xét xử . Các bài phát biểu trước tôi hoàn toàn nhất trí, phân tích rất sâu sắc, nhất là ý kiến bác Tuấn, tôi cho đó là đóng góp rất lớn của chúng ta, và có thể là hướng cho các vị trong rà soát luật chuyên ngành sẽ xem xét thêm. Chúng tôi không đi sâu vào các luật chuyên ngành, tôi thấy Luật doanh nghiệp có nhiều vấn đề. Mặc dù đã được sửa đổi 2005 nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Ý kiến thay Luật doanh nghiệp đi bằng Luật doanh nghiệp mới tôi cho là đúng. Nhưng tôi có ý kiến, nếu thay đổi hay sửa đổi. có những chế định thực tế bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Ví dụ: tôi đi nhiều nơi, người ta nói dấu của công ty, một anh công ty cứ giữ dấu thì doanh nghiệp không hoạt động được; cứ giữ dấu như thế thì trách nhiệm thế nào? Đồng thời buộc anh anh không làm thì phải có chế tài nhất định. Tôi cho rằng, giữa luật và nghị định, nếu có điều kiện, ta rà soát cả nghị định. Tôi cho rằng có ý kiến rất hay khi ta phải xem xét nữa tính thống nhất, đồng bộ giữa các luật với nhau. 16 luật có gì chưa thống nhất , đồng bộ ta có thể kiến nghị thì nó hay hơn.

Cuối cùng, tôi thấy, chúng ta mới hoàn thiện được 16 luật. Một luật rất quan trọng, ở đây chúng ta mới rà soát 16 luật, ban hành các luật để các doanh nghiệp thực hiện. Luật Phá sản hiện nay đối với chúng tôi rất khó khăn thực thi nhưng không nằm trong danh sách chúng ta rà soát. Thực tế, các doanh ngiệp, công ty cổ phần.. người ta không quan tâm, có 1 số doanh nghiệp mang tính chất Nhà nước mà Thủ tướng Chính phủ ra quyết định yêu cầu phải phá sản, bây giờ nộp đơn cho chúng tôi mà luật không được rà soát, xem xét để chúng tôi thực thi thì cực kì khó.

Trên diễn đàn này tôi đề nghị nếu được, các vị có thể làm được có thể đề xuất Chính phủ xem xét, rà soát lại Luật phá sản. Tôi biết luật phá sản đã được rà soát ở Bộ tư pháp nhưng rà soát ấy chưa mang tính chất hoành tráng như ở bên VCCI làm.

Các văn bản liên quan