Ý kiến của Bà Vũ Hải Yến – Đại học Luật Hà Nội

Thứ Ba 00:06 27-09-2011

Thứ 1 báo cáo tập trung rất nhiều quy định về quyền sở hữu công nghiệp

Hiện nay khái niệm nhãn hiệu được Khoản 20 Điều 4 với điều kiện bảo hộ quy định ở Điều 72. Khoản 20 Điêu 4 quy định rất mở, dấu hiệu nào có khả năng phân biệt đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Tuy nhiên khoản 1 Điều 72 lại thu hẹp lại, tức là nhãn hiệu chỉ có 3 dấu hiệu: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình và nhãn hiệu kết hợp thôi, bản thân khái niệm này đã bỏ sót 1 dấu hiệu đó là những tổ hợp màu sắc, trên thực tế nó vẫn được bảo hộ, chúng ta cũng nên bảo hộ những nhãn hiệu không truyền thống. Đề nghị xem xét để quy định pháp luật của Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế cũng như phù hợp với xu thế phát triển hiện nay là đa dạng hóa các nhãn hiệu

Hiện nay trong Luật SHTT đã thừa nhận bảo hộ hình 3 chiều, trên thực tế chưa có quy định nào để xác định điều kiện cụ thể những nhãn hiệu là hình không gian 3 chiều. Tại khoản 2 Điều 74 có quy định những dấu hiệu bị coi là không có khả năng tự phân biệt, tuy nhiên trường hợp này chỉ để cập đến 2 loại dấu hiệu đó là dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình mà đây là hình 2 chiều thôi. Tôi đề nghị bổ sung thêm dấu hiệu là hình 3 chiều trong khoản 2 điều 74 sẽ bị coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nó chỉ bao gồm những hình dáng mà có được do bản chất tự nhiên của hàng hóa hoặc những hình dạng cần thiết mà thực hiện chức năng kỹ thuật của hàng hóa đó. Trong rất nhiều các tài liệu nghiên cứu gọi đây là những dấu hiệu mang tính chức năng, Khoản 2 Điều 74 chưa loại trừ các loại dấu hiệu này.

Điều 73, những dấu hiệu không được bảo hộ nhãn hiệu, ở đây Báo cáo đã bổ sung thêm những trường hợp dấu hiệu mà trùng với các biểu tượng quốc gia. Tuy nhiên tôi có đối chiếu với Thông tư số 01 của Bộ Khoa học Công nghệ thì trên thực tế những dấu hiệu mà không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu thì nó rộng hơn rất nhiều những trường hợp được quy định tại Điều 73 mà Điều 73 không đề cập tới. Ví dụ những dấu hiệu trái với trật tự công cộng, đạo đức xã hội hoặc những dấu hiệu mang tính lừa dối...thì cũng chưa được đề cập trong Điều 73 này, chúng ta nên xem xét về vấn đề này

Về nhãn hiệu nổi tiếng, tôi hoàn toàn đồng ý với báo cáo về việc phải có quy định cụ thể thủ tục công nhận nhãn hiệu nổi tiếng như thế nào. Tôi nhất trí với kiến nghị của báo cáo là đưa ra các giải pháp, tôi bổ sung về vấn đề này, hiện nay tiêu chí bảo hộ về nhãn hiệu nổi tiếng chúng ta đã có rồi, quy định ở Điều 75 của Luật SHTT. Tuy nhiên, trong Luật SHTT xuất hiệu 1 loại nhãn hiệu nữa đó là nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi. Đối với những nhãn hiệu được sử dụng và thừa nhận rộng rãi thì nó có cơ chế bảo hộ giống với nhãn hiệu nổi tiếng, tức là bảo hộ không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký và nếu một người đăng ký nhãn hiệu mà trùng với nhãn hiệu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi thì cũng giống như nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu đó được coi là không có khả năng tự phân biệt. Tuy nhiên, trong pháp luật hiện nay chưa có định nghĩa hay khái niệm nào về khái niệm được thừa nhận và sử dụng rộng rãi cũng như là tiêu chí của nó. Nếu như 1 nhãn hiệu tại thời điểm này được coi là thừa nhận và sử dụng rộng rãi nhưng một thời gian sau không được coi là thừa nhận và sử dụng rộng rãi nữa thì cơ chế như thế nào? Nhãn hiệu nổi tiếng thì có quy định rồi, tức là khi không đáp ứng được Điều 75 thì chấm dứt việc bảo hộ. Tôi đề nghị bổ sung thêm quy định này.

Về quyền sở hữu công nghiệp: Tại khái niệm chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 121 mới chỉ quy định chủ sở hữu là những đối tượng mà được xác lập trên cơ sở đăng ký và đối tượng chủ sở hữu được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng. Điều 121 bỏ quên 1 trường hợp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có thể là những người được chuyển giao quyền Sở hữu công nghiệp đó 1 cách hợp pháp thông qua việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho...Nên bổ sung thêm khoản 2 Điều 121 những cá nhân, pháp nhân, những chủ thể khác mà được chuyển giao 1 cách hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp thì cũng được coi là chủ sở hữu.

Quyền tác giả: trong báo cáo rà soát góp ý quyền tác giả chưa được nhiều, do vậy tôi có mấy ý kiến: thứ nhất về cơ cấu, trong 1 Luật yêu cầu đầu tiên đặt ra đó là tính hệ thống, tính thống nhất. Nhưng nếu chúng ta so sánh rõ ràng quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng theo 1 hệ thống giống nhau và rất dễ theo dõi. Nhưng đối với quyền tác giả rõ ràng cơ cấu chưa được hợp lý, trong lần sửa đổi lần này cố gắng sửa đổi phần cơ cấu, lần sửa đổi 2006 mới đi vào những vấn đề nhỏ, chỉ sửa đổi về mặt câu chữ trong đó tôi thấy cơ cấu về quyền tác giả nhiều điểm bất hợp lý. Thứ 1 đó là điều kiện bảo hộ đối với quyền tác giả, điều kiện bảo hộ đối với quyền liên quan nếu trong cơ cấu quyền SHCN và quyền sở hữu đối với giống cây trồng thì đây là ví dụ quyền bảo hộ đối với sáng chế, nhãn hiệu thì trong phần điều kiện bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan lại không có đối tượng bảo hộ là tác phẩm, hay là cuộc biểu diễn hay là ghi hình mà chỉ đề cập tới chủ thể mà có quyền tác giả được bảo hộ. Ví dụ Đ 13 quy định về tác giả có tác phẩm được bảo hộ. Điều 16 quy định tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan thì tôi nghĩ điều 13, điều 16 đặt vào điều kiện bảo hộ là không phù hợp trong khi cái mà chúng ta cần quy định trong phần này là quy định bảo hộ đối với tác phẩm. Ví dụ như tính nguyên gốc, tính sáng tạo được thể hiện dưới 1 hình thức nhất định thì lại không có. Thứ 2, cũng giống như trong phần cơ cấu của quyền SHCN, chúng ta nên đưa phần xác lập quyền lên trên để biết đối tượng đó được xác lập quyền như thế nào? Ở trong phần quyền tác giả lại đưa xuống cuối cùng, cần chỉ rõ những quyền xác lập quyền tác giả, đối với quyền tác giả có thể bảo hộ tự động hoặc là trên cơ sở đăng ký, chúng ta hoàn toàn có thể đưa lên trên giống như quyền SHCN. Thứ 3 chủ sở hữu của quyền tác giả, trong Luật SHTT thiếu khái niệm như thế nào là tác giả, như thế nào là đồng tác giả, và rõ ràng đối với quyền tác giả thì chúng ta rất quan tâm đến tác giả đó cạnh chủ sở hữu. Nhưng trong Luật SHTT chỉ đề cập tới chủ sở hữu, không đề cập tới tác giả, khái niệm tác giả được đề cập trong BLDS 2005 và một lần nữa được giải thích ở NĐ 100 – văn bản dưới luật, tôi nghĩ như vậy là không phù hợp vì cùng là chủ thể thì chúng ta nên đưa vào nội dung của Luật. Đề nghị bổ sung khái niệm tác giả và khái niệm đồng tác giả, đặc biệt hiện nay có rất nhiều tranh cãi về khái niệm đồng tác giả. Hiện nay cơ cấu của phần quyền tác giả lại đưa phần chủ sở hữu quyền tác giả xuống dưới cùng sau phần nội dung, giới hạn quyền và phần xâm phạm, tức là các hành vi xâm phạm đưa lên trước, sau đó mới có chủ thể như thế là hoàn toàn ngược bởi vì những tiêu chí để xác định hành vi xâm phạm. Như NĐ 105 quy định đó là một trong tiêu chí chủ thể thực hiện hành vi đó không thể là chủ thể quyền, ở đây chưa biết chủ thể quyền là ai mà đã xác định hành vi xâm phạm, nội dung lại đưa lên trước, chưa biết chủ thể là ai, có quyền gì. Chúng ta nên xác định mô hình của quyền sở hữu công nghiệp tức là quy định chủ thể, tác giả, chủ sở hữu, tác giả có những quyền gì, chủ sở hữu có những quyền gì, rồi đến giới hạn quyền, nội dung quyền như vậy sẽ phù hợp hơn.

Thứ 2 nội dung về quyền tác giả: bổ sung khái niệm tác giả và khái niệm đồng tác giả. Thứ 2 về khái niệm tác phẩm phái sinh đã được giải thích ở Khoản 8 Điều 4 trong phần giải thích thuật ngữ và trong đó có liệt kê các tác phẩm phái sinh nhưng trong NĐ 105 cũng như trong Luật SHTT không giải thích về các loại hình tác phẩm phái sinh này dẫn đến rất nhiều tranh cãi như thế nào là một tác phẩm phái sinh. Trước đây chúng ta có NĐ 76 trước khi có Luật SHTT về quyền tác giả và NĐ 76 có giải thích thế nào là các loại hình tác phẩm phái sinh nhưng hiện nay là không có, đề nghị bổ sung thêm quy định này. Thứ 3 về giới hạn quyền tác giả, tôi nghĩ quy định này chưa được khoa học, lo gic ví dụ một trong những giới hạn quyền tác giả đó là liên quan đến quyền sao chép. Tuy nhiên trong Điều 25 về quyền sao chép lại để mấy khoản, tôi nghĩ là không phù hợp, như khoản 3 quy định sao chép không áp dụng với phần mềm máy tính, tác phẩm kiến trúc...cái này hoàn toàn đúng, tuy nhiên trong trường hợp giới hạn quyền tác giả về mặt cơ cấu chúng ta phải chia từng trường hợp. Thứ nhất là giới hạn trong trường hợp quyền sao chép, riêng với quyền sao chép tôi nghĩ là có vấn đề ví dụ Điều 25 quy định đối với sao chép sử dụng mục đích khoa học, giảng dạy thì không quá 1 bản nhưng đối với trường hợp sao chép để sử dụng trong thư viện lại không nói 1 bản hay nhiều bản mà cái này được giải thích trong NĐ 100, NĐ 100 cũng quy định sao chép trong thư viện không quá 1 bản. Vậy tại sao trong cùng trường hợp giới hạn quyền tác giả lại quy định ở 2 văn bản khác nhau, hơn nữa ở đây chúng ta mới đề cập đến nghiên cứu khoa học, giảng dạy và lưu trữ trong thư viện, nếu sử dụng trong trường hợp cá nhân, không phải để nghiên cứu, mục đích phi thương mại, để giải trí? trường hợp này không được đề cập tới, đây là sử dụng tự do, các nước đã công nhận rồi, tại sao mình lại không quy định?

Điều 33 của Luật SHTT – Trường hợp sử dụng quyền liên quan mà không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao, hiện nay Điều 33 gây ra rất nhiều tranh cãi, mà cái này xuất phát từ những quy định không rõ ràng từ Luật SHTT, bởi vì thực tế ở VN đa phần người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu của biểu diễn. Ví dụ tôi là diễn viên nhưng tôi thuộc 1 đoàn nghệ thuật nào đó, khi tôi đi biểu diễn thì tôi không phải là chủ sở hữu cuộc diễn đó mà chủ sở hữu là người tổ chức hoặc là tôi là tác giả nhưng tôi lại sáng tạo theo nghĩa vụ hoặc theo hợp đồng. Nhưng trong Khoản 2 Điều 33 liệt kê tất cả những tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã công bố cho hoạt động thương mại thì không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả cho chủ sở hữu quyền tác giả người tổ chức, bản ghi hình, tổ chức phát sóng. Tức là khi chúng ta liệt kê các chủ sở hữu như thế này dẫn đến 1 cách hiểu tất cả những người này khi tác phẩm được sử dụng hình thức phái sinh, được tổ chức, cá nhân sử dụng hoạt động kinh doanh, thương mại như là nhà hàng, vũ trường, quán karaoke hay các nhà mạng như mobi, vinaphone...thì tất cả chủ thể này đều được trả tiền. Tôi nghĩ cái này là không chính xác vì rõ ràng nếu tác giả không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả thì họ chỉ có quyền nhân thân và được hưởng 1 số quyền thù lao, còn quyền khai thác vật chất thì cái này là chủ sở hữu. Do vậy, quy định này phải nói rõ theo thỏa thuận cho chủ sở hữu quyền tác giả thì chủ sở hữu có thể đồng thời là tác giả có thể không, chủ sở hữu cuộc biểu diễn bởi vì nếu ghi là  người biểu diễn ở đây thì có cách hiểu là người biểu diễn không đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn thì cũng có quyền này.

Các văn bản liên quan