Ý kiến của Ông Lê Thế Bảo – Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Thứ Ba 00:00 27-09-2011

Trước tiên khẳng định rằng Luật Sở hữu trí tuệ của chúng ta cũng như rất nhiều Luật khác của Chính phủ Việt Nam trong mấy năm gần đây thì dần hoàn thiện và có đóng góp rất nhiều cho quá trình phát triển đất nước.  Các vấn đề mà báo cáo rà soát đặt ra đều có thể chấp nhận được, tôi xin đồng tình tất cả. Tuy nhiên, để thực hiện được Luật SHTT, những vấn đề các đồng chí đặt ra đây không quan trọng mà vấn đề quan trọng nhất không thực thi được đó là Điều 105, 106, 103, 97 năm vừa rồi là không sát thực tế, mấy năm nay không xử lý được vấn đề SHTT. Ở Mỹ, Anh, Pháp tòa án là chủ yếu nhưng ở Việt Nam ra tòa chưa được, xử lý hành chính mới là vấn đề, cho nên xử lý hành chính là phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, không xử lý hành chính thì không thực thi được Luật SHTT ở Việt Nam. Vì vậy trong Luật đã quy định nhưng khi lực lượng công an, quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hành chính về lĩnh vực này thì trong Luật không hề nói đến cơ quan giám định là ai? các cơ quan đó chịu trách nhiệm thế nào? quyền lực của các lực lượng này như thế nào? Xử phạt hành chính thì cả nước này hàng trăm nghìn luật sư nhưng có 2 người được có thẻ giám định, như thế là quá ít, vì vậy vấn đề này cần được đào tạo, sửa chữa. Chưa kể tại Điều 25 khoản 4 Luật SHTT quy định trách nhiệm giám định đầy đủ chỉ là tham khảo mà thôi, chỉ là kênh thông tin mà thôi. Luật mà quy định như vậy thì không có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Trước đây Cục SHTT giám định, chia trách nhiệm và rất có trách nhiệm cho lực lượng thực thi nhưng lại bảo họ vừa đá bóng vừa thổi còi, nên bỏ đi. Tóm lại, để thực thi Luật SHTT ở Việt Nam không chỉ đi sâu vào những vấn đề Báo cáo đưa ra mà cần đi sâu những vấn đề thực tiễn nhất để giải quyết.

Thứ 2: Vấn đề SHTT ở Việt Nam doanh nghiệp không quan tâm nhiều, chính các cơ quan báo chí quan tâm nhiều hơn vì làm cái SHTT phải mất nhiều tiền, còn DN ở Việt Nam rất ít doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa khả năng tài chính hạn chế. Tôi đề nghị VCCI nên tổ chức những Hội thảo đi sâu vào từng chuyên đề cụ thể, giải quyết như thế nào, ý kiến luật sư như thế nào, tranh chấp thì vai trò của luật sư như thế nào. Đây là giai đoạn mà tranh chấp luật sư phải phát huy vai trò của mình để giải trình, đấu tranh, cùng với các đối tác của mình để giữ lại những gì của Việt Nam (trong vụ việc tranh chấp cà phê Buôn mê thuật…), chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ của Việt Nam. Nước mắm phú Quốc, nói từ năm 2000 chúng tôi được đi sang Thụy Sỹ trình bày để nộp đơn nhưng không có ai làm, Bên Bộ Thủy sản không làm, các thương hiệu khác không ai quan tâm. Đây là vấn đề SHTT mà cần phải có nhiều Hội thảo về vấn đề này.

Các văn bản liên quan