Ý kiến của Bà Bùi Thảo Lê – Công ty Invenco

Thứ Hai 23:58 26-09-2011

Về việc công nhận bảo hộ các dấu hiệu là các ngôn ngữ không thông dụng trong báo cáo rà soát – tôi cho rằng thực tiễn Việt Nam là chưa hợp lý. Thứ 1 đứng ở góc độ người tiêu dùng việc phân biệt 1 nhãn hiệu nước ngoài bằng ngôn ngữ không phổ biến như là tiếng trung quốc, tiếng Thái Lan là 1 điều không thể. Thứ 2 là dưới tư cách 1 thẩm định viên, liệu chúng ta có đủ lực lượng thẩm định viên có thể thẩm định đủ nội dung và ý nghĩa của nhãn hiệu nước ngoài cung cấp đăng ký tại Việt Nam hay không? Đứng ở góc độ người tiêu dùng và cơ quan quản lý thì hiện nay có 2 xu hướng chúng tôi thấy rằng đó là cũng cố, khuyến khích kiến thức việt hóa các chỉ dẫn thương mại trên sản phẩm, xu hướng thứ 2 là ngay các người nước ngoài hiện nay họ cũng đã đưa các nhãn hiệu thuần việt kết hợp với biểu tượng của công ty họ đăng ký tại Việt Nam để cho người tiêu dùng Việt Nam nhận biết nhanh và quen thuộc hơn đối với thị trường. Việc đưa công nhận bảo hộ đối với 1 nhãn hiệu là ngôn ngữ không thông dụng có thể là trái với 2 xu hướng tôi đã nói hay không?

Thứ 2 liên quan đến thủ tục hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu. Theo báo cáo thủ tục hủy bỏ: văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ toàn bộ hiệu lực đối với 1 phần sản phẩm đăng ký trong trường hợp nhãn hiệu đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ. Có 1 trường hợp tôi nêu ra ở đây đó là giả sử nhãn hiệu mà bị hủy bỏ, có yêu cầu hủy bỏ trên cơ sở tại thời điểm nộp đơn trùng hoặc tương tự nhãn hiệu nổi tiếng, đây là quy định không thành văn nhưng chúng tôi thấy rằng nhãn hiệu nổi tiếng thì bất kỳ 1 dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với nó thì dù đăng ký ở nhóm dịch vụ sản phẩm nào thì cũng không được. Vì vậy, nhãn hiệu tự nghĩ ra mà lỡ kết hợp với 1 nhãn hiệu nổi tiếng thì việc hủy bỏ toàn bộ nhãn hiệu của tôi thì có phải là quy định quá khắt khe hay không?

Đó là 2 vấn đề tôi có ý kiến cho Bản báo cáo, xin cảm ơn

Các văn bản liên quan