Ý kiến của Bà Nguyễn Thị Phi Nga – Công ty Tilleke and Gibbins

Thứ Hai 23:58 26-09-2011

Tôi rất đồng ý là nếu chúng ta có được các văn bản luật khác nhau áp dụng riêng cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng. Thực tế điều đó giải quyết được phần lớn các vấn đề mà đang khúc mắc ở các văn bản hiện hành, bởi vì các nhà làm luật rất lúng túng với các đối tượng khác nhau, với bản chất khác nhau thì lại đưa vào 1 chỗ cũng giống như chúng ta đưa học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 vào 1 lớp và bảo 1 thầy giáo giảng dạy. Nếu thực hiện được ý tưởng đó thì giải quyết được rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải thảo luận mãi trong các lần sửa đổi, đó là giải pháp căn bản. Ngoài ra tôi xin đề xuất 1 số vấn đề mà trong quá trình thực hiện, trong quá trình hành nghề chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Thứ 1 đó là thời hạn xét nghiệm, nội dung đối với các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, thời hạn đăng ký đối với sở hữu công nghiệp là không quá 18 tháng, đối với nhãn hiệu không quá 9 tháng và đối với kiểu dáng công nghiệp không quá 7 tháng kể từ ngày công bố đơn. Ở đây chúng ta thấy là rất tốt bởi vì chúng ta đã hạn chế được đơn không bị xét nghiệm quá lâu, thế nhưng trên thực tế chúng tôi thấy có những đơn được xét nghiệm quá nhanh, thế mà coi như thời hạn xét nghiệm công chứng, mục đích của công bố đơn là để xét nghiệm công chứng, thực tế thời gian xét nghiệm công chứng là rất ít để có ý kiến với cái đơn đó. Đây là ý kiến tôi nghĩ là chúng ta đã khống chế trần thì nên không chế sàn. Ví dụ sàn ít nhất có thể là 6 tháng kể từ ngày nộp đơn, đó là điều bắt buộc, 6 tháng đối với nhãn hiệu và 12 tháng đối với sáng chế nhưng đối với sáng chế thì cái đó không phải là vấn đề lớn. Nhưng đối với đơn kiểu dáng và nhãn hiệu thì phải là 6 tháng để phù hợp với quy định 6 tháng quyền ưu tiên của công ước paris, để các đơn kê ưu tiên còn kịp vào, còn nếu dưới 6 tháng thì sau đó sẽ phức tạp vì khi các đơn có quyền ưu tiên vào thì gây nhẫm lẫn hoặc các kiểu dáng về nguyên tắc không được cấp bằng thì đã được cấp rồi.

Về rút đơn, đây cũng là khúc mắc rất nhiều, trong Điều 116 của Luật SHTT quy định người nộp đơn có quyền tuyên bố rút đơn và kể từ khi người nộp đơn tuyên bố rút đơn thì các thủ tục đối với đơn đều được chấm dứt. Tuy nhiên đến Điều 116.3 lại chỉ quy định là đơn sáng chế và kiểu dáng công nghiệp đã bị coi là rút hoặc đơn nhãn hiệu đã rút…đơn được coi là tuyên bố rút thì được coi là rút tại thời điểm nào? Tại thời điểm người nộp đơn tuyên bố rút đơn ở Cục hay tại thời điểm cục SHTT ra quyết định rút đơn vì trên thực tế có một số trường hợp không ra quyết định rút đơn và khách hàng ngồi chờ nhiều năm để chờ 1 quyết định của Cục SHTT rút đơn và không biết đã được coi là rút hay chưa? có rút thì rút tại thời điểm nào? Cái này cần quy định rõ trong Luật là người có quyền từ bỏ đơn là xong hay là tôi muốn từ bỏ đơn nhưng cơ quan nhà nước không đồng ý mà phải có 1 quyết định của cơ quan nhà nước? và đến ngày ký quyết định thì mới là ngày quyền được bỏ?

Về chấm dứt hiệu lực, Điều 95 và Điều 96 chấm dứt và hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ, Điều 95 là chấm dứt hiệu lực, Điều 96 hủy bỏ văn bằng bảo hộ. Điều 96.1 hiệu lực văn bằng hủy bỏ toàn bộ và Điều 96.2 hiệu lực văn bẳng bị hủy bỏ từng phần. Thế nhưng trong Điều 95 về chấm dứt hiệu lực thì lại không có chấm dứt hiệu lực từng phần, chỉ có chấm dứt toàn bộ và trên thực tế Cục SHTT đang áp dụng tương tự, có nghĩa là vẫn có chấm dứt hiệu lực từng phần. Ví dụ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 3 nhóm, nếu không sử dụng cho 1 số sản phẩm này thì hiệu lực văn bằng bị chấm dứt cho những văn bằng đó, còn những sản phẩm khác vẫn còn hiệu lực, đó chỉ là 1 sự áp dụng tương tự. Nhưng nếu phía tôi lại lập luận theo hướng khác mặc dù không biết là có được tòa án hay cơ quan chức năng chấp nhận không? Tại Điều 96 đã xem xét rất kỹ là hủy bỏ hiệu lực văn bằng toàn bộ và từng phần nhưng Điều 95 lại không quy định cụ thể như thế thì không thể nói là do sơ suất được, như vậy ý đồ của nhà làm luật là không cho phép chấm dứt từng phần, nếu như cách hiểu đó là đúng thì chúng ta không được phép chấm dứt từng phần văn bằng bảo hộ.

Văn bằng bảo hộ ở Điều 74.2h là khi nào văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn được cấp văn bằng bảo hộ. Nếu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã chấm dứt hiệu lực quá 5 năm hoặc nó tương tự gây nhầm lẫn 1 nhãn hiệu mà nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực vì lý do không sử dụng, cái này nghe rất đầy đủ nhưng lại bị thiếu 1 phần đó là nhãn hiệu của khách hàng tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu mà người ta không gia hạn được khoảng 3 năm, như thế áp dụng cả 2 trường hợp đều không được. Chúng tôi muốn hủy bỏ hiệu lực cũng không được bởi vì hiệu lực đã hết nhưng nhãn hiệu chấm dứt hiệu lực chưa đủ 5 năm theo Luật, chúng tôi đã điều tra nhãn hiệu đó chưa từng được sử dụng ở Việt Nam nhưng bằng chứng đó cũng không được chấp nhận bởi vì không áp dụng được điều luật nào để cấp.

Trên đây là ý kiến của tôi, cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

Các văn bản liên quan