Một số ý kiến đối với báo cáo rà soát Luật Đất đai – Bà Nguyễn Thị Thu Ngà, Phó phòng Pháp chế và kiểm soát nội bộ, Công ty Vinaconex-ITC

Thứ Tư 02:40 21-09-2011

Vấn đề góp ý sửa đổi: Điều 5 , khoản 1, khoản 2 ( Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nươc ngoài-  Nghị quyết 19/2008/QH12 ban hành ngày 3/6/2008 VỀ VIỆC THÍ ĐIỂM CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI MUA VÀ SỞ HỮU NHÀ Ở TẠI VIỆT NAM

Điều 5. Quyền của chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, cá nhân nước ngoài

Tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có các quyền sau đây:

1. Tại một thời điểm, cá nhân nước ngoài quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 2 của Nghị quyết này được sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại; nếu đối tượng này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu một căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết này được sở hữu một hoặc một số căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại cho những người đang làm việc tại doanh nghiệp đó ở; nếu doanh nghiệp này được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở khác thì chỉ được chọn sở hữu căn hộ chung cư trong dự án phát triển nhà ở thương mại, đối với loại nhà ở khác thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

Theo ý kiến của chúng tôi, việc tổ chức cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu căn hộ  chung cư mà không được sở hữu nhà riêng lẻ là quá chặt chẽ và không hợp lý, Trên thực tế người nước ngoài ở Việt nam có nhu cầu mua nhà riêng lẻ chứ không có nhu cầu mua căn hộ. Đó là xét về nhu cầu thị trường. Còn đứng trên bình diện gìn giữ kỷ cương luật pháp thì việc sở hữu nhà riêng lẻ hay căn hộ đều không hê gây ảnh hưởng hay thiệt hại gì, mức độ an toàn giống hệt nhau. Vì một người khi sở hữu nhà riêng lẻ thì đồng thời không có quyền sở hữu mảnh đất có ngôi nhà đó, kể cả người nước ngoài lẫn công dân Việt Nam. Đất đai là sở hữu của Nhà nước, nhà nước có quyền giải tỏa. mua lại theo giá quy định trong trưòng hợp cần thiết. .Vậy thì các nhà lập pháp còn điều gì phải quan ngại khi quyết định hạn chế quyền mua nhà riêng lẻ của người nước ngoài?

Hơn nữa,  Luật ban hành chỉ có tính khả thi khi xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người. Người nước ngoài phần lớn muốn mua nhà riêng lẻ ở Việt nam . Luật pháp  hãy cho phép họ làm điều này, có như vậy Luật mới có tính khả thi và mới phù hợp với thực tế, nếu không sẽ chỉ là Luật "chết" mà thôi. Đã có cơ quan nào để ý đến việc thống kê xem có bao nhiêu căn hộ đã được bán cho người nước ngoài trong 3 năm qua , kể từ khi Nghị quyết 19/2008/QH12 ban hành? Chác chắn là rất ít. Trong khi trên thực tế nhu cầu mua nhà của Người nước ngoài ở Việt Nam lại không nhỏ. Vậy tại sao nghịch lý này lại tồn tại? Phải chăng vì các điều luật được làm ra theo kiểu" ban hành để không thể thực hiên?"

 

Các văn bản liên quan