Ý kiến của Bà Nguyễn Thị Thủy – Đại học Luật

Thứ Ba 09:04 20-09-2011

Áp dụng luật chuyên ngành trong trường hợp đặc thù: Theo chú Khoát thì đê nghị bỏ quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp để tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho doanh nghiệp bởi vì, theo lập luận ở đây, mọi doanh nghiệp được tổ chức quản lý theo Luật Doanh nghiệp, còn hoạt động thì tuân theo Luật chuyên ngành nếu hoạt động đó liên quan đến luật chuyên ngành vì có nhiều ngành nghề đặc thù buộc phải có luật chuyên ngành điều chỉnh. Tôi có 1 ý kiến hơi khác. Theo quan điểm của tôi, Luật Doanh nghiệp là đặc thù trong kinh doanh nhưng nó là luật chung, có những nghành nghề kinh doanh riêng biệt, được các luật chuyên sâu điều chỉnh, như Luật Chứng khoán, Luật Kinh doanh bảo hiểm … Những luật này điều chỉnh những hoạt động đặc thù, như các hoạt động ảnh hưởng đến nền kinh tế. Theo tôi được hiểu thì nếu cho rằng việc tổ chức quản lý phải tuân theo luật doanh nghiệp thì tất cả các quy định về cơ cấu tổ chức quản trị điều hành trong Luật các tổ chức tín dụng phải bỏ hết để đưa vào Luật Doanh nghiệp. Cũng như thế đối với Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Luật Chứng khoán. Tôi nghĩ không nên như thế bởi đây là những lính vực đặc thù cần phải có luật đặc thù điều chỉnh. Vấn đề đặt ra là, có nhất thiết anh đã được cấp giấy đăng ký hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chi cần giấy đăng ký hoạt động là được, không cần phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nữa. Như vậy là phải tiến hành 2 thủ tục. Theo tôi, Luật Doanh nghiệp chỉ cần điều chỉnh những phần chung thôi, đó là cơ cấu, tổ chức của loại hình doanh nghiệp. Còn điều kiện hoạt động thì phải do luật chuyên sâu điều chỉnh. Đã có giấy phép hoạt động rồi thì không cần phải có giấy chứng nhận kinh doanh nữa. Dẫn đến vấn đề, Luật các tổ chức tín dụng có quy định, doanh nghiệp sau khi có giấy phép thành lập hoạt động rồi phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo tôi, đã có giấy phép đăng ký hoạt động rồi thì cần gì phải đăng ký kinh doanh nữa vì anh đã là hợp pháp rồi. Bây giờ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cần giấy phép hoạt động rồi thì không cần phải đăng ký kinh doanh, chứng khoán cũng thế, trong khi ngân hàng lại phải. Như vậy là bất hợp lý. Do đó, theo tôi, những loại hình doanh nghiệp này nên để các cơ quan chuyên trách quản lý mà không cần phải đăng ký kinh doanh nữa.

Các văn bản liên quan