VCCI góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và Luật quản lý thuế
Bà Nguyễn Ngọc Biện Thùy Hương - Giảng viên Khoa Luật học Trường Đại học Bình Dương góp ý Dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20 tại Hội thảo VCCI TP.HCM ngày 17/3/2015
VCCI góp ý Dự thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại (Dự thảo tháng 10/2015)
Kính gửi: Vụ Pháp chế – Bộ Công Thương
Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có một số ý kiến góp ý đối với Dự thảo
Nghị định về hàng hóa, dịch vụ địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong hoạt
động thương mại – phiên bản 5, ngày 12/10/2015 (sau đây gọi tắt là Dự thảo) như
sau:
So
với các phiên bản trước, Dự thảo 5 đã tiếp thu một số ý kiến góp ý của VCCI trước
đây (đặc biệt là quy định về tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc
quyền Nhà nước), VCCI hoan nghênh tinh thần tiếp thu cầu thị, nghiêm túc này của
cơ quan chủ trì soạn thảo.
Để
tiếp tục hoàn thiện Dự thảo, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc, xem xét một số vấn
đề sau:
1.
Địa
bàn độc quyền Nhà nước
Khoản
3 Điều 5 Dự thảo quy định, địa bàn độc quyền Nhà nước là “toàn bộ lãnh thổ Việt
Nam”.
Do
Dự thảo không xác định rõ khái niệm thế nào là “địa bàn độc quyền Nhà nước” nên
cũng không rõ quy định tại khoản 3 Điều 5 này thực chất có ý nghĩa gì.
Cụ
thể, hiện có ít nhất 02 cách hiểu về khái niệm này:
–
Cách (1): Địa bàn độc quyền Nhà nước được
hiểu là phạm vi lãnh thổ mà ở đó Nhà nước thực hiện độc quyền tất cả các hoạt động
thương mại (khái niệm độc lập với hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước); hoặc
–
Cách (2): Địa bàn độc quyền Nhà nước được
hiểu là phạm vi lãnh thổ mà Nhà nước thực hiện độc quyền thương mại đối với các
loại hàng hóa, dịch vụ có trong Danh mục tại Nghị định này (khái niệm gắn với
hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước);
–
Cách (3):.Địa bàn độc quyền Nhà nước được
hiểu là phạm vi lãnh thổ mà ở đó Nhà nước thực hiện độc quyền đối với một số hoạt
động thương mại nhất định (gắn với tính chất của địa bàn và tính chất của hoạt
động thương mại, ví dụ hoạt động trồng rừng tại địa bàn nhạy cảm về an ninh quốc
phòng…).
Từ
mỗi cách hiểu khái niệm “địa bàn độc quyền Nhà nước” thì kết hợp với quy định tại
khoản 3 Điều 5 Dự thảo sẽ có hệ quả khác nhau:
–
Nếu hiểu theo cách (1) thì quy định tại
Dự thảo đồng nghĩa với việc toàn bộ lãnh thổ sẽ chỉ có Nhà nước độc quyền thực
hiện các hoạt động thương mại đối với mọi loại hàng hóa, dịch vụ. Điều này tất
nhiên là không thể (do đi ngược lại mọi nguyên tắc về kinh tế hiện nay).
–
Nếu hiểu theo cách (2) thì quy định tại
Dự thảo là không cần thiết, bởi các hàng hóa, dịch vụ trong Danh mục mà Nhà nước
thực hiện độc quyền, đương nhiên thực hiện trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (theo
tiêu chí xác định hàng hóa, dịch vụ độc quyền thì đây là các loại thiết yếu,
quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp
và hoàn toàn không có giới hạn về địa bàn).
–
Nếu hiểu theo cách (3) thì quy định tại
Dự thảo là mâu thuẫn hoàn toàn giữa khái niệm và quy định. Ngoài ra, theo giải
trình của Ban soạn thảo thì hiện cũng chưa chỉ ra được thực tế ở Việt Nam có địa
bàn độc quyền Nhà nước theo nghĩa này hay không (mặc dù có thể có những trường
hợp độc quyền hiểu theo cách này đã từng được áp dụng đâu đó, nhưng có lẽ là thực
hiện theo những quy định khác liên quan tới ngoại lệ về an ninh quốc phòng mà
không có quy định về độc quyên Nhà nước kiểu này)..
Nói
cách khác, dù hiểu theo hướng nào thì khái niệm địa bàn độc quyền Nhà nước cũng
không thích hợp với quy định tại khoản 3 Điề u5. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo
cân nhắc, xem xét bỏ quy định tại khoản 3 Điều 5 Dự thảo.
2.
Cơ
chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục
Điều
6 Dự thảo quy định về cơ chế sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa, dịch vụ thuộc
Danh mục. Tuy nhiên, đây đều là các trường hợp sửa đồi trực tiếp vào Danh mục
theo hướng ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định này. Còn trường hợp bổ sung/bãi
bỏ hàng hóa, dịch vụ độc quyền Nhà nước trong các văn bản cấp Nghị định trở lên
ban hành sau thời điểm có hiệu lực của Nghị định này thì Dự thảo lại chưa có cơ
chế để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa thuộc Danh mục tại Nghị định. Điều này
sẽ dẫn tới việc, Danh mục hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước tại Nghị định sẽ
không bao quát được hết các loại hàng hóa, dịch vụ độc quyền trên thực tế.
Do
đó, đề nghị Ban soạn thảo quy định về cơ chế, bổ sung, bãi bỏ hàng hóa,
dịch vụ thuộc Danh mục trong trường hợp có sự thay đổi về loại hàng hóa này
trong các văn bản cấp Nghị định trở lên ban hành sau thời điểm có hiệu lực của
Nghị định. Ví dụ, có thể quy định theo hướng: Nghị định này sẽ được sửa đổi, bổ
sung cùng với thời điểm văn bản cấp Nghị định trở lên có bổ sung, sửa đổi về
hàng hóa, dịch vụ Nhà nước độc quyền theo trình tự thủ tục rút gọn.
Trên
đây là một số ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đối với Dự
thảo Nghị định về hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện độc quyền nhà nước trong
hoạt động thương mại (phiên bản 5 – ngày 12/10/2015). Rất mong quý
Cơ quan soạn thảo cân nhắc để chỉnh
sửa, hoàn thiện.
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Cơ quan.