Luật sư Trần Xuân Tiền - VPLS Đồng Đội góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự tại Hội thảo VCCI ngày 21/4/2015
Ngân hàng Công thương Việt Nam góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự
Kính gửi: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Để đảm bảo tính hợp lý, khả thi của văn bản, bảo đảm quyền và lợi ích của doanh nghiệp, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VBI) xin gửi tới quý Phòng bản góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) theo công văn số 0133/PTM-PC ngày 23/01/2015 của Phòng Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam như sau:
1. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn:
"Tài sản tranh chấp có giá trị dưới 200 triệu đồng"
Ý kiến doanh nghiệp: Không đồng ý với điều kiện này
Vì giá trị tài sản tranh chấp không phản ánh chính xác độ phức tạp của một vụ án. Có những vụ án giá trị tranh chấp rất nhỏ nhưng tình tiết, chứng cứ lại rất phức tạp và ngược lại.
2. Nội dung thủ tục rút gọn:
Ý kiến doanh nghiệp: Đồng ý với nội dung dự thảo.
3. Hiệu lực của bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn:
Ý kiến doanh nghiệp: Đồng ý với nội dung dự thảo.
Vì đã gọi là rút gọn thì chỉ cần 01 cấp xét xử. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo việc giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định chung đối với các bản án đã có hiệu lực pháp luật.
4. Thủ tục tố tụng lao động:
Ý kiến doanh nghiệp: Chọn phương án 2: Duy trì thủ tục tố tụng lao động chung với tố tụng dân sự như hiện nay.
5. Phiên họp xem xét chứng cứ:
Ý kiến doanh nghiệp: Không đồng ý
Vì sẽ phát sinh thêm một thủ tục càng làm việc giải quyết vụ án thêm phức tạp, kéo dài.
6. Nguyên tắc tranh tụng:
Ý kiến doanh nghiệp: Chọn phương án 2: Chấp nhận nguyên tắc tranh tụng từ khi thụ lý, thu thập chứng cứ cho đến khi kết thúc việc xét xử.
7. Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không gắn liền với việc khởi kiện:
Ý kiến doanh nghiệp: Cần quy định rõ hơn về phạm vi, đối tượng được yêu cầu áp dụng biện pháp này. Tránh việc cá nhân, tổ chức không liên quan lợi dụng quy định này để yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì mục đích khác.
8. Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục đặc biệt:
Ý kiến doanh nghiệp: Đồng ý với nội dung dự thảo.
9. Công nhận kết quả hòa giải thành
Ý kiến doanh nghiệp: Đồng ý với nội dung dự thảo.