Đại biểu Thích Thanh Quyết tỉnh Quảng Ninh góp ý dự thảo Luật hộ tịch tại kỳ họp thứ 7 của QH
Thích Thanh Quyết (Lương Công Quyết) - Quảng Ninh
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,
Kính thưa Quốc hội.
Việc Quốc hội cho thảo luận lần đầu về dự án Luật hộ tịch ngay sau dự thảo Luật căn cước công dân, đây là một quyết định rất đúng đắn, cho phép chúng ta tiếp cận với những vấn đề cần xem xét, nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và thuận tiện hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước. Tôi đồng tình cao với việc Quốc hội chỉ đạo xây dựng luật này nhằm tiếp tục luật hóa quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp năm 2013. Tôi đánh giá rất cao cơ quan soạn thảo đã chuẩn bị bộ hồ sơ trình dự án luật một cách tương đối đầy đủ, giúp đại biểu nghiên cứu thuận tiện. Bằng việc xây dựng Luật hộ tịch chính là một bước quan trọng để nâng cao giá trị pháp lý của các quy phạm pháp luật về hộ tịch, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân trong việc thực hiện quyền đăng ký hộ tịch cũng như trong việc thực hiện các yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính thông qua đăng ký hộ tịch. Đây là một bước hết sức quan trọng cùng với các cơ quan quản lý nhà nước khác xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư dùng chung cho cả nước.
Về cơ bản, tôi đồng tình với phạm vi điều chỉnh của luật. Tuy nhiên, tôi thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu và xem xét kỹ, cần thiết phải điều chỉnh. Sáng nay Quốc hội đã bàn nhiều đến một số vấn đề của Luật căn cước công dân. Tôi thấy trong luật này cũng được nhắc đến ví dụ số định danh cá nhân, nhiều đại biểu sáng nay đồng tình đặt lại tên Luật căn cước công dân, do vậy có cần nêu trong luật này nữa hay không. Đã là cơ sở dữ liệu chung thì theo tôi chỉ nên đặt ở một luật, không cần thiết phải nhắc lại ở luật này nữa.
Vấn đề thứ hai là thủ tục cấp giấy khai sinh. Chúng ta đều biết dù là giấy khai sinh hay như sáng nay chúng ta bàn về cấp giấy căn cước cho trẻ mới sinh đều phải do bố mẹ hoặc người giám hộ đi khai và giữ hộ, trẻ sơ sinh không thể giữ được và luôn phải dùng nó vào các yêu cầu cần phải có của các thủ tục cần thiết. Khi thay bằng khai sinh chúng ta nên chuyển bằng thẻ căn cước cho trẻ, tôi cho là một đột phá về thủ tục và hiện đại hóa trong quản lý theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đề án 896 của Chính phủ. Tôi đề nghị nên bỏ quy định về nơi cư trú trong luật, vì nội dung này đã được quy định tại Luật cư trú rồi, Quốc hội chúng ta vừa thông qua.
Kính thưa Quốc hội,
Đây mới chỉ là lần đầu cho ý kiến về bộ luật này, còn nhiều thời gian để xem xét, chỉnh lý, nhất là tính đồng bộ, phù hợp của Luật hộ tịch với các luật khác, đặc biệt là Luật căn cước công dân, Luật cư trú v.v... Đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu và điều chỉnh tiếp. Xin trân trọng cảm ơn Quốc hội.
.<� >/�P `VVấn đề thứ ba, về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Khoản 1, Điều 59 dự thảo luật quy định dữ liệu điện tử được kết nối để trao đổi thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hiện nay Chính phủ đang chỉ đạo đề án 896 về việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Theo chúng tôi hiểu cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là cơ sở nền tảng gốc để sau này cho tất cả các ngành, các cấp khác sử dụng cơ sở dữ liệu này trên cơ sở các ngành, các cấp khác chỉ được xây dựng cơ sở dữ liệu là phân hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chứ tránh tình trạng nếu như chúng ta không nêu. Nên tôi đề nghị trong soạn thảo của luật nêu rõ là cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử là một phân hệ của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Có như vậy để tránh tình trạng sau luật này được thông qua thì trên cơ sở những điều luật này chúng ta lại xây dựng một đề án, lại làm đề án để đi thu thập lại toàn bộ dữ liệu để phục vụ cho việc làm hộ tịch này của Bộ Tư pháp thì sẽ gây tốn kém mà chúng ta nên tập trung nguồn lực cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Sau đó từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì chúng ta kết nối và cơ sở này chỉ là một phân hệ.
Ý kiến thứ tư, qua phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội từ sáng liên quan đến Luật căn cước cũng như buổi chiều hôm nay có hai đại biểu có băn khoăn liên quan đến xung quanh vấn đề bảo mật các dữ liệu thông tin đến cá nhân trong quá trình xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như dữ liệu quản lý và xây dựng trong quá trình làm chứng minh thư nhân dân. Ở đây qua thực tiễn tôi xin cung cấp các đại biểu thêm mấy thông tin như sau:
Thứ nhất, trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng tôi đang xây dựng hệ thống điện tử hóa toàn bộ quản lý nhân hộ khẩu của lực lượng cảnh sát khu vực thành dữ liệu điện tử và cách làm là chúng tôi thuê hệ thống Server của Tập đoàn Viettel và Tập đoàn Viettel là kéo các đường truyền cho Công an Hà Nội và Công an Hà Nội chỉ có tự trang bị máy tính cho cảnh sát khu vực để nhập dữ liệu. Cảnh sát khu vực chúng tôi có 1.700 người và hiện nay cơ quan công an quản lý là quản lý dữ liệu về nhân hộ khẩu của công dân thì chúng tôi đã có 32 thông tin. Từ 32 thông tin này chúng tôi cập nhật vào máy tính và từ trên cơ sở đó để thành một dữ liệu chung. Cách cập nhật và bảo mật về mặt bảo mật phần cứng thì do Tập đoàn Viettel chịu trách nhiệm và bảo mật đường truyền cũng do Tập đoàn Viettel chịu trách nhiệm.
Còn bảo mật liên quan đến người sử dụng thì công nghệ hiện nay chúng tôi sử dụng đó là công nghệ điện toán đám mây và toàn bộ được chạy trên nền tảng cơ sở dữ liệu của hãng Oracle và khi viết các phần mềm thì chúng tôi có phân ra nhiều phân hệ quản lý khác nhau và phân hệ quản lý việc bảo mật này hoàn toàn chúng ta yên tâm:
Thứ nhất là đối với từng cảnh sát khu vực thì chúng tôi mã hóa đối với bộ máy tính của cảnh sát khu vực nào, tên như thế nào thì người đó mới cập nhật được.
Thứ hai là toàn bộ các dữ liệu ổ cứng cũng như của máy tính đó đều được mã hóa để bảo mật.
Thứ ba, mỗi một người được cấp một Password và 12 chữ số anh phải nhập trong 30 giây, nếu như trong 30 giây anh không nhập được thì anh phải nhập lại lần thứ hai và nếu qua 3 lần thì không nhập được, như vậy thì trung tâm phải cấp lại cho anh thì anh mới cấp được. Sau khi cảnh sát khu vực nhập xong thì phó phường kiểm tra toàn bộ dữ liệu và đến trưởng phường kiểm tra toàn bộ dữ liệu đó, sau đó enter hệ thống dữ liệu đó chính xác rồi thì mới chạy vào máy chủ để quản lý. Chúng tôi phân cấp sử dụng thì ai sử dụng ở máy tính nào thì được phân cấp quyền sử dụng, cho nên với công nghệ hiện nay có thể đảm bảo bảo mật được. Xin hết. Xin cảm ơn Quốc hội.