Đại biểu Trịnh Thị Thanh Bình tỉnh Bến Tre góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trần Hoàng Ngân TP Hồ Chí Minh góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trần Du Lịch TP Hồ Chí Minh góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Trần Du Lịch - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Sáng nay tôi định không phát biểu vì đoàn của tôi có một số đại biểu phát biểu và tôi cho rằng đây là một dự luật quá tốt để có thể thông qua. Tuy nhiên, một số đại biểu phát biểu tôi thấy không thể không nói. Bởi vì, tôi chia sẻ với nhiều đại biểu lo lắng sợ luật này ra người ta lợi dụng đi kiện tụng, tuyên bố phá sản. Thứ hai là sợ phá sản nhiều quá. Tôi không lo như vậy.
Thứ nhất, nếu chúng ta không sửa đổi theo luật này, như một số đại biểu phát biểu chúng ta không giải quyết được thực tế là doanh nghiệp chết mà không chôn được. Luật này hoàn toàn không khuyến khích phá sản doanh nghiệp. Luật này tiếp cận theo hướng làm sao giúp doanh nghiệp lành mạnh hóa tài chính trong kinh doanh và bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ hợp pháp bằng thủ tục phá sản. Tôi dẫn chứng, hiện nay chúng ta có tình trạng, bởi vì luật này tiếp cận trên dòng tiền chứ không tiếp cận trên tài sản, luật cũ là tài sản, luật này là dòng tiền. Vì tình trạng tài chính của một doanh nghiệp thể hiện ở 3 báo cáo, một là cân đối tài sản, hai là báo cáo lời lỗ, ba là chu chuyển dòng tiền. Có nhiều doanh nghiệp mà thực tế ở Việt Nam kinh doanh rất có lãi nhưng vay vốn ngắn hạn, đầu tư trung, dài hạn khấu hao không đủ. Ví dụ bất động sản lấy tiền người ta góp xây nhà đi mua đất, khủng hoảng không trả được, do dòng tiền quản lý yếu kém và gây thiệt hại cho xã hội, luật này răn đe việc đó. Thành ra luật này khi quy định chúng ta không nhầm lẫn, mở thủ tục phá sản quy định tại Điều 25 nhưng tuyên bố phá sản tới Điều 105, chúng ta có tới 80 điều để phục hồi doanh nghiệp, để giải quyết quyền lợi, để hội nghị khách hàng, để thỏa thuận và phục hồi doanh nghiệp, cho tới chẳng đặng đừng doanh nghiệp thực sự không có khả năng thanh toán nữa mới tuyên bố phá sản, quá chặt chẽ, Quốc hội đừng lo chuyện này. Từ Điều 25 tới Điều 105 phải tuyên bố, dường như chúng ta nhầm lẫn là cứ nộp đơn mở phá sản là đã phá sản, tôi giúp anh phục hồi, tôi hội nghị khách hàng, tôi hội nghị các chủ nợ để có thể chuyển nợ thành vốn phục hồi anh, không còn con đường nào nữa mới tuyên bố phá sản thì quá chặt chẽ. Tôi đề nghị đây là vấn đề chúng ta phải thống nhất, tôi nghĩ để Thường vụ Quốc hội cân nhắc, nếu không chúng ta lại trở lại luật cũ thì không ý nghĩa gì.
Về vấn đề bổ sung, tôi nói lại là cách tiếp cận về khả năng thanh toán là tiếp cận trên dòng tiền, chứ chưa bàn đến tài sản. Do đó, tôi đề nghị cân nhắc 2 chỗ. Một chỗ liên quan đến người lao động, đại biểu Hải thành phố Hồ Chí Minh phát biểu đề nghị cân nhắc cho kỹ và tiếp thu.
Thứ hai, Điều 42, Khoản 2 liên quan đến đại biểu Ánh nêu, chúng ta đang nói về dòng tiền lại nói về tài sản thì chỗ này phải cân nhắc lại cho kỹ, chúng ta chưa bàn tài sản, chưa định giá. Tôi chỉ tính khả năng trả nợ, chỗ này là chỗ mấu chốt, tôi đề nghị cân nhắc 2 điểm đó và tôi có khác đại biểu Trương Trọng Nghĩa ở đoàn tôi là luật này cần thông qua kỳ họp này với một vài chỉnh sửa, không thể kéo dài hơn nữa. Xin cám ơn Quốc hội.