Đại biểu Phạm Văn Hà tỉnh Nghệ An góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trần Xuân Hòa tỉnh Quảng Ninh góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Trần Tiến Dũng tỉnh Hà Tĩnh góp ý kiến dự thảo Luật phá sản (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Trần Tiến Dũng - Hà Tĩnh
Kính thưa Quốc hội,
Theo nội dung gợi ý thảo luận, tôi xin tham gia một số ý kiến vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, tôi xin tham gia vào chế định quản tài viên được quy định từ Điều 10 đến 15 của luật này. Chúng tôi thấy đây là một quy định mới về một loại hình tổ chức hành nghề quản lý và thanh lý tài sản khi tòa án thụ lý giải quyết tuyên bố phá sản, với mục đích chúng ta muốn khắc phục những hạn chế, tồn tại của luật hiện hành. Trong hoạt động này quản lý và thanh lý tài sản đang còn gặp nhiều khó khăn, mong muốn của chúng ta là xã hội hóa mạnh hoạt động này, đây cũng là một xu hướng tiến bộ bằng kinh nghiệm của nhiều nước.
Chúng tôi đồng tình nội dung giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội và đồng tình đưa khái niệm chế định này vào. Chúng tôi rất băn khoăn về tính khả thi của nó trong điều kiện hiện nay của đất nước chúng ta. Cho nên để đảm bảo tính khả thi chúng tôi xin đề nghị, cần phải xem xét, bổ sung một số quy định vào một số điều, cụ thể trong này có Điều 16 và một số điều khác về trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự và trách nhiệm, quyền hạn của đội ngũ chấp hành viên của cơ quan thi hành án dân dự trong hoạt động quản lý và thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết các vụ phá sản của Tòa án nhân dân. Như vậy, phải đề cao về trách nhiệm và thẩm quyền quản lý giám sát hoạt động của quản tài viên, trực tiếp phân chia tài sản của doanh nghiệp, của hợp tác xã theo quyết định của tòa án, nhất là hoạt động của trọng tài viên khi không có hiệu quả. Tóm lại chúng tôi muốn đề nghị có thể xem xét quy định cùng trong thời kỳ quá độ, hiện nay có thể cùng tồn tại hai loại hình tổ chức hoạt động quản lý, thanh lý tài sản, đó là quản tài viên doanh nghiệp gồm cá nhân, tổ chức hành nghề quản lý và thanh lý tài sản này.
Thứ hai, tổ chức nhận được tham gia quản lý là cơ quan thi hành án như chúng ta đã áp dụng cho một số mô hình, chẳng hạn như hoạt động của công chứng hiện nay chúng ta đang hoạt động, ví dụ như vậy. Để bảo đảm cho hoạt động này có hiệu quả chúng tôi xin đề nghị như vậy.
Tại Khoản 7, Điều 16 quy định về cơ quan thi hành án dân sự, chúng tôi đề nghị xem xét và sửa lại, vì ở đây có một quy định là cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. Chúng tôi thấy quy định này hết sức chung, tất cả những vấn đề gì liên quan đến vấn đề tuyên bố phá sản, xem xét giải quyết việc phá sản thì đều được quy định trong này. Theo chúng tôi như vậy, cho nên cần phải xem xét để quy định cụ thể. Đó là ý thứ nhất.
Ý thứ hai, chúng tôi thấy trong luật này có rất nhiều nội dung liên quan đến quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, của cơ quan thi hành án dân sự mà hiện nay tại kỳ họp này chúng ta đang xem xét, chúng tôi thấy có nhiều điều mà quy định chưa tương thích giữa luật này. Đề nghị các cơ quan soạn thảo rà soát lại làm thế nào thống nhất để khi chúng ta thông qua luật này thì những luật khác cũng tương thích được để khỏi sửa nhiều lần.
Ý thứ ba, về quyền kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tại Điều 111, theo gợi ý thảo luận của Đoàn thư ký, chúng tôi thấy thẩm quyền của viện kiểm sát nhân dân đã được quy định rất đầy đủ tại Điều 20 của luật này, trong đó Khoản 21 quy định tuân theo pháp luật trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, và có quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị kiểm sát các quyết định giải quyết phá sản của tòa án nhân dân, trong đó có quyền kháng nghị cả quyết định tuyên bố phá sản. Do đó, tôi thấy viện dẫn quy định tại Điều 111 là không cần thiết, trùng lặp nên đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét, rà soát lại quy định này để có thể lược bỏ tất cả những nội dung ở Điều 111, 112 đã trùng với quy định tại Điều 20 của luật này.
Nội dung cuối cùng tôi xin tham gia là theo quy định tại Điều 39 về thụ lý đơn theo thủ tục rút gọn, nhưng chỉ hạn chế cho phép áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 của Điều 5. Trong khi đó Điều 5 có đến 6 khoản quy định 6 nhóm đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, như vậy chỉ cho phép 2 trong 6 nhóm đối tượng có quyền quy định tại Điều 5 có quyền và nghĩa vụ nộp đơn theo thủ tục rút gọn. Tôi thấy việc này cần xem xét thêm, rà soát lại kỹ hơn để có thể mở rộng cho phép các nhóm đối tượng khác có thể nộp đơn theo thủ tục này, từ đó có điều kiện cho tòa án nhân dân xử lý loại vụ việc này. Xin cám ơn Quốc hội.