Đại biểu Nguyễn Thanh Hồng tỉnh BÌnh Dương góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biểu Lê Thị Tám tỉnh Nghệ An góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương tỉnh Quảng Bình góp ý dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) tại ký họp thứ 7 của QH
Nguyễn Ngọc Phương - Quảng Bình
Kính thưa Quốc hội,
Tôi cho rằng lần này Ủy ban thường vụ Quốc hội đã có tiếp thu giải trình rất thấu đáo về góp ý của đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên đây là một luật có những điều khoản, có 2 phương án rất giống nhau, có thể ứng dụng phương án nào cũng được, tạo nên tranh luận, theo tôi nghĩ cần phải có những góp ý, trao đổi, thảo luận để làm rõ thêm.
Thứ nhất, về áp dụng tập quán, tôi cho rằng việc sửa đổi, áp dụng tập quán lần này như thế là chặt chẽ. Trường hợp luật pháp không quy định, các bên không thỏa thuận thì mới áp dụng tập quán tốt đẹp, phù hợp bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Tôi cho như thế là chặt chẽ, tất nhiên phần sau phải bổ sung thêm, trong luật ghi là không trái với nguyên tắc tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của luật này thì tôi nghĩ ghi như thế hơi dài, chỉ cần ghi không trái với pháp luật, có nghĩa là các điều khoản trong luật này và những điều khoản của luật khác.
Về điều kiện kết hôn, tôi đồng tình với ý kiến của Ủy ban thường vụ Quốc hội là giữ nguyên như độ tuổi hiện nay và tôi cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Thuyết của Bà Rịa - Vũng Tàu đó là đủ 18 và đủ 20 theo như phân tích của đại biểu. Tôi muốn nhấn mạnh thêm quá trình thực hiện 50 năm qua thể hiện sự cân nhắc kỹ lưỡng phát triển về thể chất, trí tuệ của con người Việt Nam, đặc biệt là với tuổi kết hôn. Luật ngoài chức năng pháp luật còn có chức năng hết sức quan trong là chức năng định hướng và giáo dục, nếu chúng ta giữ độ tuổi như hiện nay bổ sung đủ tuổi 18 và đủ 20 thì đấy là định hướng tạo điều kiện cho thanh niên khi kết hôn xác định vị trí của mình và hiện nay một số nước như Trung Quốc tuổi kết hôn còn cao hơn mình.
Thứ ba, về mang thai hộ, tôi đồng tình với phương án mang thai hộ, tất nhiên có những điểm phải bổ sung. Tôi hoàn toàn thỏa mãn với một số ý kiến của các đại biểu lần trước khi thảo luận có thắc mắc là nếu đẻ con ra mà dị tật dị dạng như thế nào thì dự thảo luật lần này bổ sung điều phải thăm khám để phát hiện điều trị những trường hợp dị tật dị dạng theo quy trình của Bộ Y tế. Tôi cho bổ sung vào luật thế này rất yên tâm khi đứa con ra đời đảm bảo toàn vẹn, đấy là điều khó nhất khi mang thai. Cũng có đại biểu băn khoăn đứa con mang thai hộ này vừa gọi bố mẹ người mang thai hộ vừa gọi người nhờ mang thai thì theo tôi luật quy định là huyết thống thì rất gần gũi.
Việc mang thai này vừa mang tính nhân đạo vừa theo nhu cầu thì tình cảm này hơn hẳn với đứa con nuôi rất xa, cho nên chúng ta không phải băn khoăn về điều này. Tôi đề nghị bổ sung một số điều cho chặt chẽ thêm trong quá trình thực hiện luật. Đó là người mang thai hộ phải chứng minh được khả năng tài chính của mình có đủ điều kiện chi phí cho quá trình mang thai hộ và quá trình nuôi con hay không. Tôi đề nghị phải bổ sung một điều, khoản này vào.
Thứ hai, có một chế tài để xử lý đối với người mang thai hộ lừa dối, khi đẻ con ra, đưa con đấy không phải của người nhờ mang thai hộ, đứa con của một người khác và người khác họ đến, họ nhận thì cũng rất nguy hiểm. Tôi đề nghị phải điều chỉnh chỗ này.
Thứ ba, cần phải bổ sung những vấn đề có liên quan tới tính mạng sức khỏe của người mang thai hộ và đứa trẻ. Ví dụ chế độ bảo hiểm thân thể đối với người mang thai hộ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người mang thai hộ, khi có những vấn đề sự cố xảy ra.
Thứ tư, tôi đề nghị cần phải điều chỉnh một số điểm khác. Ví dụ trong luật có quy định là con 3 tuổi thì giao cho người mẹ, trong quá trình thay đổi người nuôi trực tiếp phải xem xét, lấy ý kiến của con 9 tuổi, như vậy con từ 4 tuổi đến 8 tuổi thì mình phải có hướng quy định như thế nào. Thứ hai, trong Điều 33 đang nói về tài sản chung thì câu cuối cùng lại nói đến tài sản riêng thì nó không đồng nhất. Tôi đề nghị bổ sung một điều quyền thừa kế trong thực tế hiện nay tinh trùng được nuôi dưỡng trong ống nghiệm và khi người chồng mất đi thì người vợ lại thụ thai, đứa con này sinh ra có quyền thừa kế như thế nào. Tôi xin hết ý kiến.