Đại biểu Trần Tiến Dũng tỉnh Hà Tĩnh góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh tỉnh Bình Định góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh thành phố Hồ Chí Minh góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Huỳnh Ngọc Ánh - TP Hồ Chí Minh
Kính thưa Quốc hội,
Tôi hoàn toàn thống nhất với bản tiếp thu giải trình về Luật công chứng. Tôi xin có một ý kiến nhỏ về vấn đề tiêu chuẩn công chứng viên và vấn đề miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự nghề công chứng. Theo Điểm a, Khoản 1, đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề tư 5 năm trở lên thì được miễn là đào tạo nghề công chứng. Trong khi đó Điểm b, Khoản 1, Điều 8, người có thời gian công tác lập pháp từ 5 năm trở lên ở các cơ quan, tổ chức, sau khi đã nhận được bằng cử nhân luật có nghĩa là 2 hoặc 3 người cùng học luật, cùng nhận bằng cử nhân luật ra trường, một người làm công các khác, còn một người vào tòa án hoặc viện kiểm sát làm thì sau 5 năm cũng được qua đào tạo một lớp chức danh tư pháp 1 năm hoặc chức danh kiểm sát, thẩm phán, được bổ nhiệm làm thẩm phán hoặc kiểm sát viên, thêm 5 năm nữa làm nghề thẩm phán, kiểm sát viên thì mới được miễn lớp học nghề công chứng. Trong khi đó cũng một sinh viên như thế ra trường làm ở cơ quan pháp luật nào đó, họ chỉ cần 5 năm cộng thêm 1 năm nữa là 6 năm họ có thể trở thành công chứng viên. Trong khi đó cũng người như thế đối với thẩm phán và kiểm sát viên thì hết 10 năm, tôi cho như vậy là bất hợp lý. Như vậy có nghĩa thẩm phán, công chứng viên có phân biệt đẳng cấp khác nhau, công chứng viên có thể cao hơn mà phải có 5 năm nữa.
Điểm c, thẩm tra viên cao cấp của ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp của ngành kiểm sát, thẩm tra viên cao cấp cũng chưa phải là thẩm phán nhưng nếu muốn bổ nhiệm làm thẩm phán thì lại phải đưa vể bổ nhiệm vào thẩm phán cấp tỉnh, có thể là 10 năm, 12 năm mới đạt đến thẩm tra viên cao cấp, nhưng khi về bổ nhiệm thẩm phán cấp tỉnh lại phải 5 năm nữa mới được làm công chứng viên. Tôi cho rằng như thế là bất hợp lý, không nên quy định thẩm phán, điều tra viên, kiểm sát viên thường 5 năm trở lên. Tôi đề nghị bỏ từ "5 năm trở lên", để như vậy nó sẽ phù hợp, đồng đều, kể cả khi bổ nhiệm luật sư thì cũng cần 5 năm hành nghề và 1 năm đi học đào tạo nghề luật sư, cũng giống như công chứng là 5 năm làm công tác pháp luật, 1 năm đi đào tạo nghề công chứng, giống như bên thẩm phán và kiểm sát viên có 5 năm thực tiễn rồi lúc đó mới được đi học, đào tạo chức danh tư pháp rồi được bổ nhiệm làm thẩm phán. Như vậy thì sẽ phù hợp hơn.
Vấn đề thứ hai, về độ tuổi theo Điều 35, tôi hoàn toàn tán thành phương án không quy định độ tuổi nghỉ đối với công chứng viên giống như phân tích của các đại biểu khác. Riêng tôi bổ sung thêm bởi vì công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các văn phòng công chứng. Cho nên trưởng văn phòng công chứng chịu trách nhiệm về sức khỏe, sự minh mẫn, tỉnh táo của công chứng viên để mình ký hợp đồng lao động tại cơ sở văn phòng của mình. Chúng ta không lo là không đủ sức tỉnh táo, không đủ sức khỏe, không đủ minh mẫn để làm công tác công chứng, bởi vì trách nhiệm hậu quả pháp lý đối với trưởng Văn phòng công chứng phải bồi thường hậu quả pháp lý xảy ra không tốt thì họ phải bồi thường. Họ phải chịu trách nhiệm chính đối với việc họ ký hợp đồng với công chứng viên. Tôi xin hết ý kiến.