Đại biểu Nguyễn Thanh Hải tỉnh Hòa Bình góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 QH
Đại biểu Âu Thị Mai tỉnh Tuyên Quang góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 của QH
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền tỉnh Lâm Đồng góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 QH
Nguyễn Bá Thuyền - Lâm Đồng
Kính thưa Chủ tọa kỳ họp,
Kính thưa Quốc hội,
Trong Luật công chứng chúng tôi trong Hội nghị đại biểu chuyên trách đã phát biểu. Tuy nhiên, sự tiếp thu cũng ở mức độ, cho nên tôi xin phát biểu lại 5 vấn đề.
Một là phạm vi công chứng.
Thứ hai là nguyên tắc hành nghề công chứng.
Thứ ba là tiêu chuẩn công chứng viên.
Thứ tư là tuổi hành nghề công chứng viên.
Thứ năm là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng.
Về phạm vi công chứng, tôi đồng tình với đại biểu Cương, bởi vì trước đây đã có thời kỳ chúng ta nhập cả công chứng với chứng thực, cho nên dồn tất cả vào chỉ có một vài phòng công chứng gây áp lực rất lớn nên nhân dân rất bức xúc. Vì vậy, sau đó chúng ta tách ra, chúng ta phân biệt công chứng là chứng cả về nội dung, còn chứng thực là về hình thức, 2 việc đó phân biệt rất rõ, cho nên chúng ta đã giải quyết được vấn đề bức xúc của dân. Nhưng khi phân chia thì nó có một số vấn đề không thuận lợi cho dân, ví dụ tôi cần 3 giấy tờ phải công chứng, 3 giấy tờ cần phải chứng thực thì tôi lại phải đi 2 nơi. Một là công chứng, công chứng xong tôi lại chạy sang chỗ khác chứng thực, khi mở ra thì như đại biểu Cương đã phân tích nên mở tất cả, tức là giấy tờ phải công chứng thì chúng ta thu tiền giá ngạch cao hơn và giấy tờ chứng thực thì chúng ta thu tiền thấp hơn theo giá chứng thực. Nó rất thuận lợi cho người dân, bởi vì các cháu rất cần bằng chứng thực để hôm sau đi Sài Gòn để thi hoặc đi làm, nhưng đến xã, họ đóng cửa không có ai làm. Cho nên phòng công chứng gần nhà mà sang chứng thì có vấn đề gì. Theo tôi nghĩ đã mở là mở hết để công chứng có quyền làm cả chứng thực và tôi tin tưởng rằng những vấn đề đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, chứ không có mâu thuẫn gì, chỉ có điều là chúng ta thu tiền giấy tờ chứng thực thì thu tiền giá rẻ và giấy tờ nào công chứng thì thu đúng theo giá công chứng.
Ý thứ hai, chứng thực bản dịch, tôi hỏi tất cả các công chứng viên của Lâm Đồng họ đều nói là nếu như bắt chúng tôi làm cái này chúng tôi sẽ từ chối, bởi trong luật cho phép từ chối thì làm ở đâu? Theo tôi các đồng chí nên cân nhắc, bởi vì những người không biết chữ mà công chứng cho người biết chữ đó là một điều phi lý, cho nên tôi nghĩ rằng người dịch phải chịu trách nhiệm, người chứng thực chỉ chịu trách nhiệm về chữ ký và sang bản kia, cho nên tôi đề nghị phần này nên cân nhắc.
Thứ hai, nói về nguyên tắc hành nghề công chứng cũng như một số đại biểu đặc biệt và đại biểu Huỳnh Nghĩa đã phân tích kỹ, tôi chỉ nói thêm một chút hình tượng như thế này để chúng ta biết là có lợi nhuận hay không lợi nhuận? Có thu tiền hay không thu tiền. Khi khánh thành một nhà văn hóa cấp huyện mời tất cả cán bộ lên dự khánh thành, sau đó viết lưu niệm, đầu tiên mời đồng chí quân đội đồng chí ghi một câu là "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" rất đúng, công an ghi "vì nước quên thân, vì dân phục vụ", giáo viên nói tôi dạy học cho tất cả, rất đúng, luật sư bảo tôi bào chữa cho tất cả, ông bác sĩ bảo tôi chữa bệnh, đến ông công chứng bảo tôi công chứng cho tất cả, cuối cùng bác nông dân ghi một câu gì cho ý nghĩa, bác ghi một câu là tôi trả tiền cho tất cả, tất cả đều phải dân trả tiền, cho nên vấn đề thu tiền phải có lợi nhuận. Tôi muốn nói ý chỗ này là chúng ta làm gì thì làm nhưng đừng có khẩu hiệu, phải thiết thực, tôi nghĩ rằng văn phòng công chứng như là doanh nghiệp xã hội như anh Vinh trình bày doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp xã hội có thu, nhưng thu trong khung giá của nhà nước thì có lợi nhuận, nhưng lợi nhuận ở mức độ doanh nghiệp xã hội. Nếu chúng ta nói là phi lợi nhuận như anh Trần Du Lịch trước hội nghị chuyên trách phân tích rất kỹ là lợi nhuận không được chia cho cổ đông, không chia cho tất cả những người góp vốn thì mới gọi là phi lợi nhuận, cho nên vấn đề này tôi đề nghị bỏ.
Vấn đề thứ ba là tiêu chuẩn công chứng viên, trung thành với Tổ quốc, Tổ quốc nào? Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hay tổ quốc nào phải ghi rất rõ là trung thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hoặc theo đúng Hiến pháp quân đội với công an phải trung thành với Tổ quốc, trung thành với nhân dân, với Đảng cộng sản Việt Nam. Theo tôi luật này không cần thiết phải ghi trung thành với Tổ quốc ở đây, nói như thế để mình không đề cao nghề này, đã là công dân Việt Nam phải trung thành với Tổ quốc, cần gì phải ghi trong này, nếu ghi phải ghi cho đầy đủ trung thành Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa chứ không phải Tổ quốc nào. Phải ghi cho rõ chỗ này không có thì mập mờ. Trước đây Hiến pháp quy định là: "Quân đội nhân dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, với nhân dân" chúng ta phải bổ sung là "với Đảng cộng sản Việt Nam" thì nó đầy đủ, chặt chẽ còn nếu không có thì thôi, nghề công chứng có gì ghê gớm lắm phải trung thành với Tổ quốc ghi vào đây, chỉ cần trung thành với Hiến pháp, làm đúng pháp luật và đúng đạo đức nghề nghiệp là đủ.
Thứ tư là tuổi hành nghề công chứng, tôi cho rằng nghề công chứng cũng như nghề khác không nên khống chế về tuổi, bây giờ ta tổng kết mới là "60 mới tuổi dậy thì, 70 mới chập chững bước đi vào đời, 80 mới là tuổi ăn chơi, 90 cũng không muốn xa rời phòng the, 100 còn muốn cặp kè, 110 tuổi mới tò te ra đồng", không có vấn đề gì cả, tuổi làm nghề thì không có vấn đề gì, theo tôi nghề công chứng cũng như nghề bác sĩ chữa bệnh khi nào không chữa được thì thôi, khống chế độ tuổi là 65 tuổi theo tôi là không cần thiết.
Tôi có một anh bạn là Bộ trưởng Bộ Tư pháp, 68 tuổi, anh mới ký xong 2 tháng nếu thông qua luật này thì ông ấy lại bỏ hay sao. Rất nhiều công chứng viên của tôi quá tuổi, nếu quy định cái này ra thì đóng cửa hết. Cho nên công chứng không có gì ghê gớm mà các đồng chí phải nói đến 65 tuổi phải nghỉ hưu, các đồng chí lãnh đạo ở đây 65 - 70 tuổi vẫn khỏe, không có vấn đề gì, theo tôi nghĩ không cần thiết.
Thứ năm là tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng là nghề tự nguyện, tổ chức tự nguyện thì không nên bắt buộc người ta phải vào, tổ chức nào hấp dẫn đương nhiên họ vào, còn cái nào không hấp dẫn chúng ta mới bỏ, nó trái với nguyên tắc tổ chức nghề nghiệp. Tôi xin phát biểu một số ý kiến. Xin hết. Xin cảm ơn.