Đại biểu Lê Minh Hiền tỉnh Khánh Hòa góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 QH
Đại biểu Huỳnh Nghĩa thành phố Đà Nẵng góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 QH
Đại biểu Hồ Thị Thủy tỉnh Vĩnh Phúc góp ý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) tại kì họp thứ 7 QH
Hồ Thị Thủy - Vĩnh Phúc
Kính thưa chủ tọa phiên họp,
Kính thưa Quốc hội.
Dự thảo Luật công chứng (sửa đổi) đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, tôi cơ bản tán thành với Báo cáo giải trình, tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, để hoàn thiện dự thảo luật này, tôi xin đóng góp một vài ý kiến như sau:
Một, về phạm vi công chứng, tôi đồng ý với việc mở rộng phạm vi thẩm quyền của công chứng viên, giao cho công chứng viên chứng nhận bản dịch giấy tờ và công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, tính hợp pháp của giấy tờ được dịch, công chứng viên phải chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 2 của dự thảo giải thích thuật ngữ "công chứng" đang có sự nhầm lẫn giữa thẩm quyền của công chứng viên với nội hàm phạm vi công chứng Xét về nguồn gốc bản chất thì đối tượng của công chứng chỉ là các hợp đồng giao dịch, do đó tôi đề nghị không đưa cụm từ "chứng nhận tính xác thực của bản dịch" vào Khoản 1, Điều 2 mà chỉ thiết kế nội dung này vào Điểm c, Khoản 1, Điều 17 của dự thảo luật là đủ và phù hợp. Có như vậy mới đảm bảo được tính minh bạch trong hoạt động công chứng, chứng thực mà thực tế hiện nay đang có sự nhầm lẫn, kể cả các cơ quan nhà nước dẫn đến phiền hà cho người dân.
Hai, đối với việc chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký, tôi xin có ý kiến như sau:
Theo tiếp thu giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì chỉ giới hạn chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký đối với các giấy tờ, văn bản có liên quan đến hợp đồng giao dịch mà mình đã công chứng hoặc đang thực hiện việc công chứng. Tuy nhiên quy định như Điểm c, Khoản 1, Điều 17 và Khoản 2, Điều 32 của dự thảo luật là chưa bám sát quan điểm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bởi cách diễn đạt điều luật nêu trên lại thể hiện chỉ có chứng thực chữ ký cá nhân mới bị giới hạn trong giấy tờ, văn bản liên quan đến nội dung được công chứng. Còn đối với bản sao, công chứng viên có thẩm quyền chứng thực tất cả bản sao giấy tờ, văn bản không liên quan đến việc công chứng hợp đồng giao dịch và được thu lệ phí.
Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 41 của dự thảo đã quy định bản sao giấy tờ liên quan đến hợp đồng giao dịch không phải có chứng thực. Khoản 8, Điều 41 dự thảo quy định trước khi ký công chứng, công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng. Như vậy, nếu quy định như điểm c, Khoản 1, Điều 17 và Khoản 2, Điều 32 thì có thể sẽ tiếp tục xảy ra tình trạng quá tải tại các tổ chức hành nghề công chứng như trước khi Luật công chứng 2006 có hiệu lực, ảnh hưởng tới yêu cầu chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng trong điều kiện hội nhập.
Mặt khác, việc quy định cho các tổ chức hành nghề công chứng, thẩm quyền thu lệ phí bản sao là chưa phù hợp với pháp lệnh về phí và lệ phí, chỉ có cơ quan nhà nước khi thực hiện công việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân mới có thẩm quyền thu lệ phí. Còn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chỉ được thu phí.
Ba, về tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay, các hợp đồng giao dịch có yếu tố nước ngoài ngày càng nhiều, trong đó nhiều hợp đồng giao dịch được ký kết để sử dụng ở nước ngoài và cần được lập bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và trên cơ sở kế thừa quy định về tiếng nói, chữ viết dùng trong công chứng, chứng thực. Cần quy định tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng là tiếng Việt. Tôi đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 6, cụ thể là đối với hợp đồng giao dịch được ký kết để sử dụng ở nước ngoài thì văn bản công chứng được lập bằng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
Bốn, về các hành vi bị cấm ở Điều 7. Hiện nay giữa các tổ chức hành nghề công chứng đã và đang có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh với nhau, nhằm thu hút, tranh giành khách hàng. Đã có dư luận biểu hiện về việc lợi dụng, ảnh hưởng gây sức ép buộc các tổ chức, cá nhân phải sử dụng dịch vụ công chứng của một số tổ chức hành nghề công chứng đã được định hướng, chỉ định. Việc làm này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động công chứng cũng như quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng của các tổ chức, cá nhân. Do đó, tôi đề nghị bổ sung vào Khoản 2, Điều 7 hành vi cấm tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực công chứng định hướng, chỉ định tổ chức hành nghề công chứng hoặc công chứng viên thực hiện công chứng các hợp đồng giao dịch.
Năm, về tên gọi của tổ chức hành nghề công chứng. Tên gọi của tổ chức hành nghề công chứng tại Khoản 3, Điều 22 là chưa phù hợp, không phù hợp với thực tế, vì nếu thành viên hợp danh không đồng ý để tên của một mình trưởng văn phòng đại diện mà phải đặt tên của tất cả các thành viên hợp danh thì sẽ dẫn đến tên của tổ chức hành nghề công chứng rất dài. Vì vậy, tôi đề nghị tên của tổ chức hành nghề công chứng giữ như Luật công chứng hiện hành là phù hợp. Tôi xin hết ý kiến, xin cám ơn Quốc hội.