Góp ý Dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi) của Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên – Công ty Luật LNG and Partners – Hội thảo VCCI (Tp. HCM ngày 11/3/2014)

Thứ Ba 11:33 18-03-2014

Ý KIẾN THAM LUẬN DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ ĐIỀU CHỈNH

Ngày 07/3/2014

Luật sư Hoàng Nguyễn Hạ Quyên

Liên quan đến dự thảo Luật đầu tư điều chỉnh, LNT & Partners trình bày một số ý kiến như sau:

STT

Hạng mục

Nội dung

Quy định hiện tại

Ý kiến của LNT

1

Phạm vi điều chỉnh

Dự thảo có nên quy định tất cả các vấn đề về đầu tư (chuẩn bị - thực hiện – chấm dứt dự án đầu tư, ưu đãi – hỗ trợ đầu tư, đầu tư có điều kiện, thủ tục đăng ký – xin chứng nhận đầu tư…) hay không? Hay là chỉ nên tập trung vào các vấn đề liên quan tới khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư?

Bao gồm cả nội dung đăng ký kinh doanh

Nên tách phần đăng ký kinh doanh ra khỏi Luật đầu tư, theo đó Luật đầu tư chỉ bao gồm các quy định liên quan đến quan hệ pháp luật về đầu tư, bao gồm cả quy định về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư.

Có nên quy định đầu tư ra nước ngoài trong Luật Đầu tư không hay là quy định riêng về đầu tư ra nước ngoài trong một văn bản độc lập khác?

Quy định trong Luật đầu tư và Nghị định

Do đây là một Phương thức đầu tư nên phải được quy định trong Luật đầu tư và hướng dẫn chi tiết bằng một nghị định như hiện tại.

2

Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài

Giống ý kiến của chúng tôi trong Luật Doanh nghiệp điều chỉnh.

Theo chúng tôi, định nghĩa nhà đầu tư nước ngoài trong Quyết định 88/2009 là phù hợp:

a)   Tổ chức thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài và chi nhánh của các tổ chức này tại nước ngoài và tại Việt Nam;

b)   Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

c)   Quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngoài trên 49%.

d)  Cá nhân nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, cư trú tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam.

- Chính sách áp dụng đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngòai như thế nào?

+ Đối xử bình đẳng hoàn toàn hay có giới hạn giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài?

+ Bảo đảm đầu tư trong trường hợp pháp luật thay đổi ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư như thế nào?

Theo chúng tôi, bất kể chính sách xây dựng theo hướng nào thì cần làm rõ:

a)      Đối xử với doanh nghiệp mà nước ngoài nắm từ 51% vốn trở lên;

b)      Đối xử với doanh nghiệp mà nước ngoài nắm từ 49% vốn trở xuống;

c)      Đối xử với doanh nghiệp nước ngoài nhưng được hưởng các điều kiện kinh doanh như doanh nghiệp trong nước theo Hiệp định quốc tế (ví dụ Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản).

Tránh tình trạng có quy định nhưng không thực thi được (ví dụ điều 29.4 Luật đầu tư quy định doanh nghiệp loại b) trên đây được hưởng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như nhà đầu tư trong nước nhưng đến nay quy định này vẫn chưa được thi hành).

Về bảo đảm đầu tư thì nên quy định theo hướng đảm bảo cái gì có lợi nhất cho nhà đầu tư, nếu pháp luật thay đổi thì việc bồi thường sẽ xác định theo quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước.

3

Thủ tục đầu tư

Có nên quy định chung cho tất cả các dự án đầu tư hay chỉ áp dụng thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư cần ưu đãi, hỗ trợ hoặc tài nguyên từ Nhà nước?

Điều chỉnh tất cả các loại dự án

Theo chúng tôi nên áp dụng cho tất cả các loại dự án như hiện tại, tuy nhiên trong quá trình thực thi chúng tôi thấy quy trình thẩm tra mỗi nơi áp dụng một kiểu, đặc biệt ở TP HCM xảy ra tình trạng dự án dịch vụ đơn giản đã được quy định trong WTO nhưng hỏi tới 4, 5 Bộ khi thẩm tra. Trong khi đó các dự án trước đó đã hỏi và được trả lời thì không được sử dụng để tham chiêu. Ngoài ra, việc trễ hẹn ở TP HCM và Hà Nội là thường xuyên.

Theo đó, cần có quy định điều chỉnh rõ ràng hơn về việc này.

Thủ tục quản lý các dự án đầu tư có điều kiện nên quy định ở Luật này hay theo pháp luật chuyên ngành?

Đã quy định trong Luật đầu tư

Nên quy định trong Luật đầu tư và nếu cần thì ban hành thêm Nghị định hướng dẫn chi tiết.

Trình tự, thủ tục thực hiện dự án đầu tư nên quy định theo hướng nào để cần đảm bảo yếu tố minh bạch, hiệu quả, đơn giản, tránh chồng chéo, mâu thuẫn với Luật doanh nghiệp và các luật khác, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư?

Đã quy định trong Luật đầu tư

Khi xây dựng Luật Đầu tư điều chỉnh nên có một cái nhìn bao quát sang các luật khác để giới hạn phạm vi cũng như tránh quy định chồng chéo, mâu thuẫn.

Ngoài ra, chúng tôi đánh giá vai trò của cơ quan giải thích pháp luật là rất quan trọng, tuy vậy công tác này chưa được thực thi đúng theo kỳ vọng, các ý kiến trả lời thường là rất lâu, chung chung, thậm chí mâu thuẫn lẫn nhau. Theo đó, Luật nên có quy định cụ thể về việc này (ai có vai trò giải thích luật và văn bản giải thích là nguồn tham chiếu chính thức.

- Về thủ tục đăng ký đầu tư và thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:

+ Có nhất thiết phải có thủ tục đăng ký đầu tư không? Nếu có nên áp dụng cho trường hợp nào, hay là tất cả?

+ Nếu vẫn giữ thủ tục đăng ký đầu tư thì có cần quy định giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo hướng là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án đầu tư mà mình đăng ký?

Đã quy định trong Luật đầu tư

Đăng ký đầu tư là thủ tục nên làm để bảo vệ quyền lợi cũng như ràng buộc trách nhiệm của nhà đầu tư, tuy nhiên Luật đầu tư điều chỉnh nên xây dựng theo hướng:

a)      Đối với dự án dịch vụ thông thường thì quy trình đơn giản, nhanh chóng.

b)      Ý kiến thẩm tra của các dự án tương tự trước đó được tham chiếu để đơn giản hóa quy trình thẩm tra (chỉ hỏi vấn đề mới).

c)      Làm rõ quy trình đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước.

Nên có quy định rõ về giá trị của giấy chứng nhận đầu tư (ví dụ là cơ sở để được hưởng ưu đãi, cơ sở đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước…).

Nên thiết kế các quy định như thế nào để bảo đảm  tính minh bạch, hiệu quả trong quy định về thủ tục đầu tư.

-

Chúng tôi cho rằng cần làm rõ các vấn đề sau:

a)      Công bố thông tin của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài;

b)      Kết quả thẩm tra dự án, văn bản giải thích Luật phải là nguồn tham chiếu chính thức để nhà đầu tư có cơ sở đăng ký đầu tư;

c)      Công bố kết quả thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm;

d)     Xử lý triệt để tình trạng nhũng nhiều của cán bộ nhà nước.

4

Những vấn đề khác

Những khái niệm cần làm rõ trong Luật Đầu tư: “dự án đầu tư mới”; “dự án đầu tư mở rộng”, “khái niệm hình thức hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (Hợp đồng PPP)”

Đã có quy định

Không ý kiến

Các hình thức đầu tư

Đã có quy định

Không ý kiến

Lĩnh vực, địa bàn đầu tư và ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

Đã có quy định

Hiện danh mục địa bàn ưu đãi trong Luật Đầu tư và Luật thuế TNDN khác nhau, cần thống nhất lại.

Những vấn đề vướng mắc, bất cập trong Luật Đầu tư khác cần kiến nghị sửa đổi.

a)      Ưu đãi đầu tư: Hiện tại Luật quy định ưu đãi đầu tư được quy định trong Giấy chứng nhận đầu tư nhưng theo chúng tôi biết thì các Cơ quan Cấp phép không quy định ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư mà chỉ quy định chung chung. Như vậy chúng tôi không biết ai là cơ quan cấp xác nhận ưu đãi đầu tư cho dự án.

b)      Điều chỉnh dự án, chuyển nhượng dự án: Luật Đầu tư hiện tại chưa có quy định hướng dẫn cụ thể về tách dự án, nhập dự án, chuyển nhượng dự án nên trên thực tế thủ tục này mỗi nơi làm một kiểu, có nơi không làm.

c)      Đầu tư ra nước ngoài của cá nhân: theo chúng tôi được biết thực thế là các cá nhân tại Việt Nam khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài không đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Theo đó, Luật Đầu tư điều chỉnh cần có quy định làm rõ về việc này.

d)     Trách nhiệm của nhà đầu tư khi không tuân thủ: nên có quy định về trách nhiệm của nhà đầu tư, công bố thông tin của nhà đầu tư khi vi phạm quy định về pháp luật đầu tư.

Các văn bản liên quan