Góp ý của ông Mai Đình Mạnh – Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam

Thứ Ba 11:09 07-08-2012

Báo cáo thảo luận

về dự thảo luật đấu thầu sửa đổi

        Người tham gia thảo luận: Mai Đình Mạnh

                                                      Chánh văn phòng – TB pháp chế & Tổ chức

                                                      Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Việt Nam

1/. Nhận xét chung:

          Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Vệt Nam đánh giá cao việc thu thập ý kiến góp ý của các doanh nghiệp, của các tổ chức Hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia về Dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi do Vụ Quản lý đấu thầu Bộ Kế và hoạch Đầu tư, của Ban Pháp chế - Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam trong thời gian vừa qua, các văn bản hết sức đầy đủ và chi tiết. Đây là cơ sở tốt cho các tổ chức và cá nhân quan tâm góp ý cho Dự thảo luật

          Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Vệt Nam ngày 26/7 vừa qua có tổ chức Hội nghị Ban chấp hành và Hội đồng Hiệp hội tại TCT Điện lực miền Nam tại TP Hồ Chí Minh có trao đổi về Luật đấu thầu này.

          Hôm nay tôi xin phát biểu một số điểm về mặt trái của vấn đề, còn việc góp ý cần thêm mục náo, bớt mục nào trong Dự luật sẽ có ý kiến ở văn bản khác.

          Việc sửa đổi Luật đấu thầu chúng tôi thấy là rất cần thiết, để phù hợp với Luật pháp hiện hành của Việt Nam hiện nay đồng thời phù hợp với hội nhập Quốc tế trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái bình dương –TPP và trước hình kinh tế thị trường như hiện nay. Luật Đấu thầu có tác dụng và minh bach, công bằng trong hoạt động kinh tế nói chung. Do vậy việc sửa đổi và Ban hành luật đấu thầu càng thực hiện càng sớm càng thiết thực.

          Thực trạng thực hiện Luật Đấu thầu có những bất cập:

1.     Hạn chế các Doanh nghiệp mới phát triển tuy đã đầu tư, trang bị các công nghệ sản xuất hiện đại song chưa đủ thời gian kinh nghiệm như quy định trong Luật Đấu thầu dễ bị loại khỏi danh sách khi xét thầu. Ví dụ như hiện nay ở Việt Nam chỉ có rất ít các doanh nghiệp sản xuất được  “Cột trụ phong điện, hay Thiết bị điện cao thế ... “

2.     Không cản được các doanh nghiệp mà cả chủ đầu tư không muốn nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc vào dự thầu và trúng thầu do giá cả rẻ, tuy nhiên chất lượng lại thấp, tuổi thọ của Thiết bị không dài.

3.     Việc giải ngân của các Dự án có nguồn vốn nhà nước chậm, thậm chí quá chậm gây khó khăn cho các doanh nghiệp trúng thầu thực hiện dự án

4.     Về tỷ lệ vốn nhà nước trong Dự án quy định dưới 30% thì không phải đấu thầu song có Dự án nhiều tỷ đồng thì tỷ lệ này số tiền lại quá lớn trong khi đó có dự án nhỏ chỉ mấy tỷ đồng tỷ lệ vốn nhà nước > 30% lại phải đấu thầu, điều này thật là không hợp lý khi so sánh như vậy.

2/. Ngành Thiết bị Điện vừa qua đã gặp những Dự án mời thầu rộng rãi cung cấp thiết bị điện, để khống chế không cho các nhà thầu Trung Quốc không cung cấp được chủ đầu tư đã đưa vào Hồ sơ mời thầu quy định thời gian này ít đi để Trung quốc bị loại song thực tế lại ngược lại, một số doanh nghiệp Việt Nam không dám làm còn Trung Quốc vẫn thực hiện vượt cả thời gian quy định trong Hồ sơ mời thầu. Tuy nhiên sau thời gian bảo hành theo quy định 10 ngày sau thì thiết bị có vấn đền mời họ sang sửa chữa rất khó khăn, tốn kém....

3/.Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Vệt Nam có đề nghị như sau:

1.     Để ưu tiên dùng hàng Việt Nam do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất cần nghiên cứu thêm tiêu chí về thời gian kinh nghiệm hay các Hợp đồng đã thực hiện tương tự bằng cách thêm vào tiêu chí này “ hoặc “ thời gian bảo hành kéo dài hơn hay một số tiêu chí khác phù hợp với yêu cầu về Kỹ thuật, về chất lượng để nhiều doanh nghiệp Việt Nam được tham gia dự thầu và trúng thầu.

2.     Xẹm xét điều kiện có thể đưa xuất xứ hàng hóa , kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật vào Hồ sơ mời thầu được không ? như vậy sẽ hạn chế được hàng hóa, thiết bị có xuất xứ không mong muốn vào các Dự án. ( Nhất là của Trung Quốc ).

3.     Cần nghiên cứu việc đưa lao động nước ngoài nhất là lao động phổ thông vào thực hiện các Dự án tại Việt Nam, để tận dụng nguồn lao động tại Việt Nam tránh việc như Trung Quốc đưa ồ ạt lao động sang Việt Nam thực hiện các Dự án mà họ trúng thầu.

Trên đây là một số ý kiến đại diện Hiệp hội Công nghiệp Kỹ thuật Điện Vệt Nam xin phát biểu trước hội nghị. Chúng tôi sẽ tích cực nghiên cứu và góp ý cho các văn bản pháp luật do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chủ trì tổ chức trong các diễn đàn sau.

Xin trân trọng cảm ơn.

         

Các văn bản liên quan