Góp ý của bà Phạm Thanh Thủy – Trung tâm bản quyền âm nhạc Việt Nam

Thứ Tư 10:16 03-08-2011

CHÍNH PHỦ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /2011/NĐ-CP

Hà Nội, ngày tháng năm

 

Dự thảo

NGHỊ ĐỊNH

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP

ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan


 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan:

1. Điều 3 được sửa đổi tên và bổ sung khoản 3 như sau:

Điều 3.Hình thức xử phạt và xác định giá trị hàng hóa xâm phạm

“3. Xác định giá trị hàng hóa xâm phạm

a) Việc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm để làm căn cứ xác định khung tiền phạt do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP.

I. Về căn cứ, thứ tự xác định giá trị hàng hóa vi phạm theo quy định tại:

 Khoản 2 điều 28 Nghị định 105/2006:

a) Giá niêm yết của hàng hoá xâm phạm;

b) Giá thực bán của hàng hoá xâm phạm;

c) Giá thành của hàng hoá xâm phạm (nếu chưa được xuất bán);

d) Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng.

Khoản 6 điều 1 Nghị định 119/2010

a) Giá niêm yết của hàng hóa xâm phạm;

b) Giá thực bán của hàng hóa xâm phạm;

c) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông;

d) Giá nhập của hàng hóa xâm phạm.

ý kiến góp ý:

1. Việc sửa đổi bổ sung căn cứ “Giá nhập của hàng hóa xâm phạm” đã tự thu hẹp căn cứ áp dụng, thiếu sự bao quát vì nếu hàng hóa đó được sản xuất trong nước thì sao? Hơn nữa quy định cũ “Giá thị trường của hàng hoá tương đương có cùng chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng” đã bao hàm là giá bán ra phải gồm “giá nhập khẩu + các chi phí hợp lý khác” để ra Giá thị trường….. 

2. Nên xem xét bổ sung căn cứ xác định giá trị hàng hóa vi phạm “biểu tiền sử dụng tác phẩm của các tổ chức quản lý tập thể” vì NĐ 47 điều chỉnh vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Giá trị hàng hóa xâm phạm phát hiện được và các tài liệu, căn cứ xác định giá trị hàng hóa xâm phạm phải được ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc.

b) Trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa xâm phạm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì việc phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 20, khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 31, khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34, khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 37, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 41 đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định này.”

2. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 20.Hành vi xâm phạm quyền phân phối dưới hình thức bán tác phẩm

1. Hành vi phân phối dưới hình thức bán tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả bị xử phạt như sau:

II. Thuật ngữ: Thuật ngữ dùng không chính xác

1. “Hành vi phân phối dưới hình thức bán tác phẩm”: Phân phối tác phẩm và bán tác phẩm là 2 khái niệm khác nhau.

2. “Phân phối đến công chúng bản gốc, bản sao cuộc biểu diễn” quy định tại điều 33 NĐ 47. Không thể phân phối được bản gốc, bản gốc chỉ có 1 bản (master) chỉ có thể phân phối bản sao.

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 500.000.000 đồng trở lên.

2. Trong trường hợp không xác định được giá trị hàng hóa xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.

III. Khung phạt cứng khi không xác định được giá trị hàng hóa vi phạm

  1. Biên độ quá rộng dẫn đến tùy tiện trong áp dụng.
  2. Không quy định các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thế nào để được áp dụng mức trong biên độ quá rộng như vậy.

 

Góp ý:

 

Trong trường hợp ko thể xác định được giá trị hàng hóa vi phạm vẫn có thể căn cứ vào các yêu tố sau để áp dụng mức phát trong biên độ trên:

-         Mức độ vi phạm: ít nghiêm trọng, nghiêm trong, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng có thể đánh giá dựa trên số lượng sản phẩm bị vi phạm hoặc tính mới của sản phẩm, tính đặc trưng riêng biệt của sản phẩm…

-         Mức độ thiệt hại của hành vi vi phạm: thiệt hại kinh tế do hàng hóa bị vi phạm, thiệt hại về quyền nhân thân

 

Các văn bản liên quan